Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động bằng trọng tài

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp lao động bằng trọng tài theo pháp luật lao động Việt Nam (Trang 33)

Bất cứ việc giải quyết một tranh chấp bằng phương thức nào cũng phải tuân thủ những trình tự, thủ tục để đảm bảo vụ tranh chấp được giải quyết phù hợp với quy định của pháp luật. Trình tự, thủ tục trọng tài ở hầu hết các nước được quy định trong luật hoặc được quy định trong những bản quy tắc để chi phối cách thức giải quyết vụ tranh chấp lao động bằng trọng tài. Giải quyết tranh chấp lao động bằng trọng tài phải tiến hành theo trình tự sau:

Nghiên cứu, xác minh và đánh giá sự việc:

Khi tiếp nhận vụ việc, các trọng tài viên phải dành thời gian nghiên cứu vụ việc. Thông thường các bên khi đề nghị trọng tài giải quyết vụ tranh chấp sẽ cố gắng cung cấp cho các trọng tài viên càng nhiều thông tin, bằng

30

chứng có lợi cho mình càng tốt. Để kiểm chứng được những thông tin, những bằng chứng đó đôi khi rất khó khăn, trong nhiều trường hợp có thể làm vụ việc bị kéo dài. Vì vậy, các trọng tài viên phải tuân thủ các nguyên tắc trọng tài lao động để phân tích và đánh giá sự việc một cách khách quan nhất. Các quốc gia trên thế giới hầu hết đều trao cho trọng tài một số quyền năng để có thể thu thập và xem xét, đánh giá bằng chứng. Ở Australia, cơ quan trọng tài được yêu cầu các bên cung cấp bằng chứng cụ thể dưới dạng văn bản và quyết định xem xét tiếp nhận bằng chứng hay cần thu thập thêm. Ở Panama, ban trọng tài có thể đề nghị nhà chức trách về lao động hỗ trợ quá trình điều tra. Còn ở Philippin, ban trọng tài có thể giao cho chuyên gia phân tích, đánh giá thông tin hoặc vụ việc và coi bản báo cáo của chuyên gia như một bằng chứng đề giải quyết vụ việc [3,tr318]

Thủ tục nghiên cứu, xác minh và đánh giá sự việc là thủ tục đầu tiên, và nó được áp dụng đối với mọi vụ tranh chấp trong tố tụng trọng tài. Tuy nhiên ở một số nước nó chỉ được coi như một thủ tục phụ như ở Indonexia hay Australia. Ở Australia, Ủy ban Trọng tài và Hòa giải có thể giao vụ việc cho ban công nghiệp địa phương để điều tra và coi bản báo cáo của họ là bằng chứng đề đưa ra quyết định [3,tr319]

Đưa ra quyết định

Ban trọng tài chỉ được đưa ra quyết định về các vấn đề mà họ được các bên tranh chấp đề nghị giải quyết. Những vấn đề này có thể nằm trong đơn đề nghị của các bên hoặc trong thỏa thuận trọng tài hoặc trong quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi chỉ định trọng tài giải quyết vụ việc. Đây là những vấn đề đã không đạt được sự nhất trí của các bên trong quá trình hòa giải và thường được thể hiện trong biên bản hoặc trong báo cáo về việc hòa giải không thành công.

31

Khi đưa ra quyết định, ban trọng tài phải tuân theo nguyên tắc công lý, bình đẳng, công bằng, theo lương tâm và theo tính chất vụ việc. Bên cạnh đó, ở một số nước, ban trọng tài còn phài quan tâm đến các lợi ích chung của toàn xã hội trước khi đưa ra phán quyết của mình. Ở Singapore, Ban trọng tài trước khi đưa ra quyết định, ngoài việc phải quan tâm đến lợi ích của những người có liên quan trực tiếp thì ban trọng tài còn phải quan tâm đến lợi ích công cộng và điều kiện của nền kinh tế quốc dân. Ở Brasil, tòa án trọng tài lao động khi ra quyết định phải dựa vào mức lương trung bình của nhóm người lao động có liên quan, phải tính đến sự ảnh hưởng của quyết định đối với chính sách tiền lương của quốc gia và phải tính đến nhu cầu tối thiểu của người lao động và gia đình người lao động[3]. Chính sự quy định khác nhau ở mỗi nước đã phản ánh chính sách quan hệ lao động và chính sách giải quyết tranh chấp lao động ở mỗi nước.

Tùy theo sự lựa chọn của các bên hoặc theo chỉ định của nhà chức trách mà ban trọng tài có thể bao gồm một thành viên hoặc nhiều thành viên. Thông thường, ban trọng tài sẽ đưa ra quyết định ngay sau khi đã điều tra vụ tranh chấp hoặc sau khi nghe những lời biện hộ cuối cùng của các bên. Để đưa ra quyết định ban trọng tài sẽ biểu quyết theo đa số. Trong trường hợp không có đa số phiếu thì quyết định của ban trọng tài sẽ là ý kiến của chủ tọa. Nguyên tắc này được áp dụng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Phán quyết của trọng tài:

Trong phán quyết của trọng tài cần nêu rõ lý do và có lập luận chặt chẽ khi đưa ra quyết định. Điều đó sẽ giúp làm sáng tỏ hay làm rõ hơn ý nghĩa của văn bản, có tác dụng hướng dẫn cho các bên có liên quan. Tuy nhiên trong thực tế có những trường hợp phán quyết không cần phải có lập luận và không cần phải đưa ra lý do. Đó là trong trường hợp phán quyết trọng tài là

32

kết quả của sự đồng lòng, nhất trí giữa các bên tham gia. Khi đó cần có sự linh hoạt khi ra phán quyết, ban trọng tài có thể cân nhắc có cần thiết phải đưa ra lý do cho phán quyết của mình hay không.

Ở một vài nước, ban trọng tài lại không cần phải nêu rõ lý do khi đưa ra phán quyết như ở Anh[35]. Nhờ đó các trọng tài viên sẽ không phải tốn thời gian và công sức trong việc lập luận nên có thể đưa ra phán quyết nhanh hơn. Tuy nhiên, việc không cần phải đưa ra lý do khi ra phán quyết có thể sẽ tạo nên sự tùy tiện, chủ quan của các trọng tài viên khi giải quyết vụ tranh chấp.

Ở hầu hết các nước, phán quyết của trọng tài mang tính ràng buộc đối với các bên tranh chấp. Các bên có thể tự nguyện thi hành phán quyết của trọng tài, trong trường hợp các bên không tự nguyện thi hành thì nó có thể được đảm bảo thi hành bằng sự can thiệp của nhà chức trách.

33

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG BẰNG TRỌNG TÀI Ở VIỆT NAM

2.1 Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về giải quyết tranh chấp lao động bằng trọng tài

Từ khi nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa được thành lập cho đến nay, việc giải quyết tranh chấp lao động bằng trọng tài đã được chú ý đề cập. Văn bản pháp luật đầu tiên đề cập đến cách thức giải quyết này là sắc lệnh số 29/SL do Chủ tịch nước ký ngày 12/3/1947. Tuy nhiên do điều kiện, hoàn cảnh lịch sử và những thiếu sót trong quá trình xây dựng pháp luật mà phương thức giải quyết tranh chấp này chưa được quan tâm đúng mức. Ngày 23/06/1994 Bộ Luật lao động nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ra đời đã góp phần quan trọng trong việc thống nhất đường lối giải quyết tranh chấp lao động. Cho đến nay Bộ luật lao động năm 1994 đã trải qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung vào các năm 2002, 2006, 2007 và 2012. Qua các lần sửa đổi, bổ sung, Nhà nước đã rất chú trọng sửa đổi, bổ sung các quy định về giải quyết tranh chấp lao động, trong đó rất quan tâm đến phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Các văn bản sau đó ra đời đã cụ thể hóa các quy định của pháp luật về việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài như Nghị định 133/2007/NĐ-CP ngày 8/8/2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật lao động về giải quyết tranh chấp lao động và thông tư số 23/2007/TT-BLĐTBXH ngày 23/10/2007 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của hội đồng trọng tài lao động.

2.1.1 Cơ cấu tổ chức và hoạt động của hội đồng trọng tài lao động

34

đồng trọng tài lao động và đóng vai trò là tổ chức trung gian để giải quyết các tranh chấp lao động.

Về việc thành lập hội đồng trọng tài: Trước đây, hội đồng trọng tài lao động được thành lập ở ba cấp: cấp trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và ở quận, huyện (khoản 2, điều 21 Nghị định 165/HĐBT). Nhưng từ khi bộ luật lao động năm 1994 thì hội đồng trọng tài lao động cho đến nay chỉ còn được thành lập ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là cấp tỉnh). Việc quy định này là phù hợp với thực tế, tránh sự rườm rà không cần thiết trong giải quyết tranh chấp và giúp sớm kết thúc tranh chấp giữa các bên.

Về thẩm quyền thành lập hội đồng trọng tài, theo Luật lao động sửa đổi bổ sung năm 2006 thì thẩm quyền thành lập hội đồng trọng tài là ủy ban nhân dân tỉnh nhưng theo thông tư 23/2007/TT-BLĐTBXH quy định để thành lập được hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, ra quyết định thành lập hội đồng trọng tài lao động. Giữa các văn bản này chưa thống nhất với nhau về thẩm quyền ra quyết định thành lập hội đồng trọng tài lao động, dẫn đến thực trạng, có nơi hội đồng trọng tài được thành lập bởi quyết định của UBND cấp tỉnh, có nơi hội đồng trọng tài được thành lập bằng quyết định của chủ tịch UBND tỉnh. Để khắc phục tình trạng này bộ luật lao động được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, năm 2012 đã thống nhất lại thẩm quyền ra quyết định thành lập hội đồng trọng tài là Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh [24, Điều 199].

Về số lượng thành viên hội đồng trọng tài lao động, theo quyết định 744/TTg ngày 8/10/1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập hội đồng trọng tài, quy định thành viên của hội đồng trọng tài tối thiếu là 5 người và tối đa là 9 người, trong đó, ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh thì áp dụng số lượng thành viên của hội đồng trọng tài là 9 người, hội đồng trọng tài

35

lao động của các tỉnh còn lại gồm 5 hoặc 7 thành viên. Luật lao động đã sửa đổi, bổ sung năm 2006 được hình thành theo số lẻ, gồm năm hoặc bảy thành viên. Theo Bộ luật lao động năm 2012 thì số lượng thành viên hội đồng trọng tài là số lẻ và tối đa không quá 7 người [24. Điều 206]

Quy định thành viên hội đồng trọng tài là số lẻ đã tạo sự linh hoạt khi thành lập hội đồng trọng tài trong phạm vi cả nước, các địa phương có thể tùy theo tình hình, đặc điểm của địa phương mình để quyết định số lượng thành viên hội đồng trọng tài cho hợp lý, tránh lãng phí nhân lực đặc biệt là khi đa số hội đồng trọng tài đang rơi vào tình trạng “thất nghiệp” như hiện nay. Việc quy định số lượng thành viên hội đồng trọng tài phải là số lẻ là phù hợp, đảm bảo hội đồng trọng tài có thể hoạt động theo nguyên tắc đa số để đưa ra phán quyết của mình, giải quyết dứt điểm vụ tranh chấp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thành viên hội đồng trọng tài lao động gồm chủ tịch hội đồng là người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước về lao động, thư ký hội đồng và các thành viên là đại diện công đoàn cấp tỉnh, tổ chức đại diện người sử dụng lao động. Trong trường hợp cần thiết Chủ tịch hội đồng trọng tài lao động có thể mời đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan, người có kinh nghiệm trong lĩnh vực quan hệ lao động ở địa phương. Trong số các thành viên của hội đồng trọng tài chỉ có thư ký của hội đồng trọng tài là thành viên chuyên trách làm nhiệm vụ thường trực của hội đồng, được hưởng phụ cấp trách nhiệm tương đương phụ cấp chức vụ của trưởng phòng thuộc Sở. Các thành viên còn lại làm việc theo chế độ kiêm nhiệm đươc hưởng chế độ bồi dưỡng trong quá trình thực hiện công tác giải quyết tranh chấp lao động

Với một cơ cấu như vậy, hội đồng trọng tài lao động có thể dễ dàng hơn trong việc đánh giá chính xác nội dung của vụ tranh chấp và tính xác thực của các thông tin liên quan đến vụ tranh chấp và các bên tranh chấp sẽ dễ chấp thuận quyết định của trọng tài hơn vì thành viên hội đồng trọng tài

36

là những người có chuyên môn, có độ tin cậy cao trong việc giải quyết tranh chấp, trong số thành viên hội đồng trọng tài có đại diện của các bên tranh chấp, có thể thay các bên đưa ra quan điểm và bảo vệ quyền lợi chính đáng khi giải quyết tranh chấp.

Như vậy, ở nước ta hiện nay pháp luật chỉ thừa nhận hình thức trọng tài lao động thường trực mà không thừa nhận hình thức trọng tài tự nguyện do các bên thỏa thuận thành lập nên. Quy định này đã làm hạn chế vai trò của trọng tài trong việc giải quyết các tranh chấp lao động ở Việt Nam.

So với pháp luật của nhiều nước trên thế giới thì quy định về hội đồng trọng tài ở Việt Nam có những điểm tương đồng. Ở Trung Quốc, hội đồng trọng tài lao động gồm đại diện cơ quan quản lý lao động, đại diện công đoàn và đại diện các doanh nghiệp. Số lượng thành viên hội đồng là số lẻ. Các bên có thể cử đại diện tham dự các hoạt động trọng tài. Hội đồng chịu trách nhiệm về các vụ tranh chấp lao động xảy ra trong quận huyện thuộc phạm vi quản lý của mình [38]. Ở Anh, Ủy ban trọng tài Trung ương bao gồm chủ tịch, một số phó chủ tịch và nhiều thành viên khác. Thành viên Ủy ban do Bộ trưởng Bộ Việc làm chỉ định sau khi tham vấn với Ủy ban Tư vấn, hòa giải và trọng tài và các thành viên khác tại nơi làm việc của người được đề cử [3,tr196]

Về phẩm chất và năng lực của trọng tài viên, tại hầu hết các nước, pháp luật đều đưa ra những quy định về phẩm chất và năng lực của trọng tài viên, đặc biêt là chủ tịch, chủ tọa hội đồng trọng tài. Ở Ấn Độ và Australia quy định chủ tịch, chủ tọa hội đồng trọng tài phải là thẩm phán hoặc đã từng là thẩm phán của tòa án dân sự tối cao, tòa án tối cao, phải là người có bằng cấp, kinh nghiệm về pháp luật. Luật Hòa giải và Trọng tài tranh chấp lao động của Trung Quốc năm 2007 quy định trọng tài viên phải công tâm, không thiên vị và phải đáp ứng được các yêu cầu: đã từng làm quan tòa; tham gia nghiên cứu

37

và giảng dạy luật ở trình độ trung cấp hoặc cao hơn; có kiến thức pháp luật; đã tham gia quản lý nhân sự, tham gia công tác công đoàn hoặc các công tác chuyên môn khác ít nhất 5 năm; đã làm công tác pháp luật trên thực tế từ 3 năm trở lên [38]. Những tiêu chuẩn này nhằm đảm bảo cho vụ tranh chấp được đánh giá một cách chính xác, cẩn trọng trên cơ sở không bỏ qua quan điểm riêng của các bên có liên quan.

Tuy nhiên, vấn đề năng lực của thành viên hội đồng trọng tài lao động trong pháp luật Việt Nam lại chưa được chú trọng nhiều. Năng lực của trọng tài là đại diện người sử dụng lao động, đại diện công đoàn chưa được quy định. Hiện nay, chúng ta chỉ có quy định duy nhất về năng lực của trọng tài viên là luật gia hoặc là người có kinh nghiệm trong lĩnh vực quan hệ lao động phải là người có uy tín và công tâm [1, điều 11]. Tuy nhiên, ngay cả quy định này cũng quá chung chung, khó áp dụng trong thực tế để trở thành một tiêu chí đánh giá trọng tài viên

Về hoạt động của hội đồng trọng tài: hội đồng trọng tài lao động đặt trụ sở tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, có con dấu riêng. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội bố trí địa điểm, phương tiện làm việc và bảo đảm

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp lao động bằng trọng tài theo pháp luật lao động Việt Nam (Trang 33)