Thẩm quyền của hội đồng trọng tài

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp lao động bằng trọng tài theo pháp luật lao động Việt Nam (Trang 42)

Hội đồng trọng tài lao động có chức năng giải quyết các tranh chấp lao động tập thể về lợi ích giữa tập thể người lao động và người sử dụng lao động; giải quyết tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động tại các doanh nghiệp thuộc danh mục doanh nghiệp không được đình công[1,Điều 169].

Bộ luật lao động 1994 quy định hội đồng trọng tài lao động có thẩm quyền giải quyết các vụ tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể người lao động và người sử dụng lao động xảy ra trên địa bàn tỉnh sau khi hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc hòa giải viên lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện) hòa giải không thành (Điều 1 Quyết định 744/TTg). Như vậy, hội đồng trọng tài theo bộ luật lao động 1994 có thẩm quyền giải quyết cả tranh chấp lao động tập thể về quyền và tranh chấp lao động tập thể về lợi ích. Song, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của bộ luật lao động, năm 2006 đã thu hẹp thẩm quyền của hội đồng trọng tài, chỉ trao

39

cho hội đồng trọng tài lao động thẩm quyền giải quyết các tranh chấp lao động tập thể ở các doanh nghiệp không thuộc danh mục bị cấm đình công.

Các tranh chấp lao động tập thể về lợi ích thường không có căn cứ rõ ràng để giải quyết bằng những quy định của pháp luật như các tranh chấp về quyền mà chỉ có thể giải quyết bằng con đường hòa giải hoặc đấu tranh kinh tế. Các tranh chấp này nếu đưa ra giải quyết tại tòa án thì rất khó đạt được hiệu quả, vì tòa án xét xử dựa trên cơ sở của pháp luật thông qua những điều khoản cụ thể. Với đặc điểm như vậy, tranh chấp lao động tập thể về lợi ích cần có một mô hình giải quyết phù hợp và hội đồng trọng tài chính là mô hình phù hợp để giải quyết các tranh chấp này. Tuy nhiên, việc giới hạn thẩm quyền giải quyết tranh chấp của hội đồng trọng tài trong phạm vi các tranh chấp lao động tập thể về lợi ích đã làm hạn chế vai trò của hội đồng trọng tài trong việc giải quyết tranh chấp lao động.

Trong thực tế, có những tranh chấp mà nội dung của nó khó có thể xác định được là tranh chấp lao động tập thể về quyền hay tranh chấp lao động tập thể về lợi ích, như trường hợp một doanh nghiệp và người lao động có thỏa thuận trong thỏa ước lao động tập thể về trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc cung cấp bữa ăn trưa cho người lao động. Khi có tranh chấp giữa người lao động và doanh nghiệp xảy ra liên quan đến chất lượng bữa ăn thì việc xác định đây là tranh chấp về quyền hay tranh chấp lợi ích gặp rất nhiều khó khăn. Nếu cho rằng khi doanh nghiệp cố ý cung cấp bữa ăn trưa ở mức độ không thể chấp nhận được thì cũng có thể xem đó là việc không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của doanh nghiệp thì đây là tranh chấp lao động tập thể về quyền. Còn nếu cho rằng, đây là tranh chấp liên quan đến việc xác lập điều kiện lao động mới thì tranh chấp này lại là tranh chấp về lợi ích. Bên cạnh đó, thực tiễn giải quyết đình công cho thấy rằng có rất nhiều cuộc đình công xảy ra có tồn tại đan xen những nội dung tranh chấp về quyền và lợi ích. Điều đó dẫn

40

đến việc khó phân định tranh chấp về quyền và tranh chấp về lợi ích để xác định giới hạn thẩm quyền giải quyết của các cơ quan giải quyết tranh chấp nói chung về thẩm quyền giải quyết tranh chấp của hội đồng trọng tài lao động nói riêng.

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp lao động bằng trọng tài theo pháp luật lao động Việt Nam (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)