Về các quy định của pháp luật

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp lao động bằng trọng tài theo pháp luật lao động Việt Nam (Trang 67)

3.2.1.1 Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động của hội đồng trọng tài

Thứ nhất, quy định mở rộng phạm vi thẩm quyền giải quyết tranh chấp

64

Theo điều 199 bộ luật lao động 2012, hội đồng trọng tài lao động chỉ có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp lao động tập thể về lợi ích (trừ các tranh chấp lao động tại các doanh nghiệp thuộc danh mục không được phép đình công) mà không được giải quyết các tranh chấp lao động về quyền, và các tranh chấp lao động cá nhân cho dù đương sự có yêu cầu, quy định này vẫn được giữ nguyên từ luật sửa đổi, bổ sung bộ luật lao đông, năm 2006.

Quy định này đã hạn chế quyền tự do định đoạt của các đương sự trong việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp lao động bởi người lao động và người sử dụng lao động có quyền được lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp lao động mà theo họ là hiệu quả nhất (trong đó có trọng tài lao động).

Pháp luật lao động hiện nay đã định ra thủ tục giải quyết tranh chấp lao động theo loại tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể, trong đó tranh chấp lao động tập thể lại được phân thành tranh chấp lao động tập thể về quyền và tranh chấp lao động tập thể về lợi ích. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động có sự khác biệt giữa các loại tranh chấp. Như vậy, để xác định được cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong một vụ tranh chấp lao động thì việc đầu tiên là phải xác định được tranh chấp lao động đó thuộc loại tranh chấp nào. Thực tiễn giải quyết tranh chấp lao động trong những năm qua cho thấy, việc phân biệt giữa tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể, giữa tranh chấp lao động tập thể về quyền với tranh chấp lao động tập thể về lợi ích là rất khó khăn và thiếu tiêu chí rõ ràng.

Vì vậy, cần xem xét để mở rộng thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động của hội đồng trọng tài lao động theo hướng hội đồng trọng tài có thể giải quyết mọi loại tranh chấp lao động theo sự tự do lựa chọn của các bên, bao gồm cả tranh chấp lao động tập thể về quyền và tranh chấp lao động tập thể

65

về lợi ích. Việc mở rộng thẩm quyền của hội đồng trọng tài lao động vừa khắc phục được những hạn chế nói trên vừa góp phần giải quyết nhanh chóng tranh chấp lao động, đồng thời giảm tải cho tòa án và phát huy được năng lực của các thành viên hội đồng trọng tài.

Thứ hai, bổ sung quy định trọng tài lao động vụ việc bên cạnh trọng tài

lao động thường trực.

Pháp luật lao động nước ta hiện nay chỉ thừa nhận hình thức trọng tài lao động thường trực. Trọng tài thường trực có trụ sở cố định, có bộ máy giúp việc, có danh sách trọng tài viên và xây dựng quy tắc tố tụng riêng. Khi giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài thường trực, các bên tranh chấp chỉ có thể lựa chọn trọng tài viên trong danh sách trọng tài viên của trọng tài thường trực. Việc giải quyết tranh chấp được tiến hành trên cơ sở các quy tắc tố tụng của trung tâm trọng tài.

Song pháp luật lao động trong thời gian tới nên bổ sung quy định về trọng tài lao động vụ việc bên cạnh trọng tài lao động thường trực. Trọng tài vụ việc được thiết lập để giải quyết một vụ tranh chấp cụ thể và sẽ tự giải thể sau khi vụ tranh chấp đã giải quyết xong. Trọng tài vụ việc không có tổ chức, không có trụ sở, không có sách trọng tài và quy tắc tố tụng riêng. Bản chất của trọng tài là tự nguyện, khi sử dụng hình thức trọng tài lao động theo vụ việc sẽ đảm bảo được tối đa quyền tự định đoạt của các bên tranh chấp, đồng thời tiết kiệm được thời gian và chi phí cho các bên.

3.2.1.2. Về cơ cấu tổ chức:

Thứ nhất, cần xem xét quy định của pháp luật về số lượng thành viên tối đa của hội đồng trọng tài.

Theo khoản 1 điều 199 Bộ luật lao động 2012, số lượng thành viên hội đồng trọng tài là số lẻ và không quá 7 người. Thực trạng giải quyết tranh chấp lao động tại trọng tài như hiện nay thì quy định này là hoàn toàn hợp lý,

66

nhưng trong trường hợp mở rộng phạm vi thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tại trọng tài được giải quyết tất cả các loại tranh chấp lao động như đã đề xuất ở trên thì việc quy định số lượng thành viên hội đồng trọng tài không quá 7 người sẽ dẫn đến tình trạng quá tải cho hội đồng trọng tài, bởi trong số các thành viên hội đồng trọng tài thì chỉ có duy nhất thư ký hội đồng là cán bộ chuyên trách, còn tất cả các thành viên còn lại đều là cán bộ kiêm nhiệm. Với cơ cấu như vậy, hội đồng trọng tài sẽ không thể giải quyết được tất cả các loại tranh chấp lao động. Vì vậy, khi xem xét sửa đổi quy định của pháp luật về thẩm quyền hội đồng trọng tài cần xem xét để sửa đổi cả quy định về cơ cấu thành viên hội đồng trọng tài theo hướng số lượng thành viên hội đồng trọng tài là số lẻ nhưng không hạn chế số lượng thành viên hội đồng trọng tài. Các địa phương sẽ căn cứ vào tình hình cụ thể của địa phương về tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao động để quyết định số lượng thành viên hội đồng trọng tài một cách hợp lý nhất.

Thứ hai, bổ sung quy định cụ thể về tiêu chuẩn trở thành thành viên hội

đồng trọng tài.

Để nâng cao năng lực giải quyết tranh chấp của hội đồng trọng tài lao động thì cần phải nâng cao năng lực, phẩm chất của chính các trọng tài viên. Những quy định hiện nay về tiêu chuẩn trọng tài viên còn chung chung nên việc lựa chọn trọng tài viên chưa có cơ sở, các hội đồng trọng tài hiện nay, khi thành lập chủ yếu chỉ được chú trọng về thành phần mà chưa có sự chú trọng về tiêu chuẩn về chuyên môn, đạo đức đối với các trọng tài viên.

Trọng tài viên không những phải hiểu biết pháp luật mà phải có chuyên môn nghiệp vụ, hiểu biết sâu sắc về các vấn đề lao động xã hội trong nền kinh tế thị trường. Nhưng hiện nay trình độ chuyên môn của một số trọng tài viên còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Vì vậy Nhà nước cần đưa ra tiêu chuẩn rõ

67

ràng đối với trọng tài viên như trình độ chuyên môn, kinh nghiệm giải quyết tranh chấp lao động, phẩm chất đạo đức …

3.2.1.3 Về thủ tục giải quyết tranh chấp lao động của hội đồng trọng tài

Bổ sung các quy định nhằm đảm bảo giá trị pháp lý cho các quyết định của hội đồng trọng tài lao động trong việc giải quyết tranh chấp lao động.

Theo pháp luật lao động hiện hành, các biên bản hòa giải thành của hội đồng trọng tài lao động không có biện pháp bảo đảm thi hành. Bộ luật lao động năm 2012 tuy đã trao cho hội đồng trọng tài thẩm quyền được ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên nhưng cũng chưa có một quy định nào để đảm bảo cho việc thực hiện quyết định đó. Do đó, trong trường hợp tập thể lao động không đồng ý quyết định của hội đồng trọng tài lao động, họ có quyền từ chối không thực hiện quyết định trọng tài và chuẩn bị các thủ tục để tiến hành đình công. Người sử dụng lao động vì thế bị đẩy vào tình trạng khó khăn khi một mặt buộc phải chấp nhận đình công, mặt khác lại không có quyền khởi kiện tập thể lao động (dù bên không thực hiện phán quyết trọng tài chính là tập thể người lao động).

Như vậy, khi một hoặc cả hai bên tranh chấp không tự nguyện thi hành các thoả thuận ghi trong biên bản hòa giải thành sẽ dẫn đến tình trạng tranh chấp lao động đó đi vào bế tắc mà không có một hướng giải quyết nào khác, khi đó quyền và lợi ich hợp pháp của một trong hai bên tranh chấp sẽ bị xâm phạm nếu bên kia không tự giác thực hiện phán quyết của trọng tài.

Như vậy, việc thiếu sự ràng buộc đối với các phán quyết của hội đồng trọng tài làm quá trình giải quyết tranh chấp lao động chỉ có trên danh nghĩa và không có giá trị. Các quyết định của hội đồng trọng tài để có hiệu lực thi hành thực tế cần có sự can thiệp của Nhà nước, sự can thiệp đó sẽ là tích cực nếu như Nhà nước can thiệp đúng lúc nhằm giúp các bên tham gia trọng tài đạt được mục đích trong tài trên cơ sở công bằng, hợp lý và khách quan.

68

Ở hầu hết các nước trên thế giới đều thừa nhận vai trò hỗ trợ của tòa án đối với phán quyết của hội đồng trọng tài, nhưng không phải là một sự can thiệp bằng cách xét xử về mặt nội dung của quyết định trọng tài mà chỉ xem xét về tính hợp pháp của quyết định trọng tài, tức là chỉ xem xét về trình tự, thủ tục và thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động của hội đồng trọng tài. Những đòi hỏi xuất phát từ thực tiễn cho chúng ta thấy đã đến lúc cần xem xét, bổ sung những quy định về cơ chế bảo đảm việc thực hiện quyết định của trọng tài thành nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các bên, bảo đảm tính pháp chế và nâng cao tính khả thi của quyết định trọng tài trong việc giải quyết các tranh chấp lao động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Pháp luật nước ta cũng nên quy định một khoảng thời gian nhất định để các bên tự nguyện thi hành quyết định của hội đồng trọng tài lao động. Sau khi hết khoảng thời gian đó thì trao cho tòa được quyền công nhận và cưỡng chế thi hành quyết định của hội đồng trọng tài, để đảm bảo quyết định công nhận hòa giải thành của hội đồng trọng tài được thực hiện.

3.2.1.4 Về thời hạn giải quyết tranh chấp lao động của hội đồng trọng tài

Khoản 1 điều 206 bộ luật lao động 2012 quy định trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết, hội đồng trọng tài lao động phải kết thúc việc hòa giải. Quy định này không có gì thay đổi so với quy định tại luật lao động đã sửa đổi bổ sung năm 2006.

Như đã phân tích ở chương 2, tuy cho đến nay hoạt động giải quyết tranh chấp lao động của hội đồng trọng tài là rất ít, nhưng các vụ tranh chấp được giải quyết lại thường quá hạn, gây mất lòng tin ở các bên tranh chấp vào hội đồng trọng tài. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là do thời hạn quy định để giải quyết tranh chấp lao động là chưa hợp lý. Một vụ tranh chấp muốn giải quyết được phải trải qua giai đoạn xác minh, thu thập

69

chứng cứ. Đối với những tranh chấp lao động có tính chất đơn gian thì việc xác minh và thu thập chứng cứ là khá dễ dàng, tuy nhiên, với những vụ tranh chấp có tính chất phức tạp thì việc xác minh và thu thập chứng cứ là rất khó khăn, vì vậy, trong khoảng thời gian ngắn rất khó để có thể có đủ tài liệu, chứng cứ để giải quyết vụ việc.

Để khắc phục tình trạng này, pháp luật cần nới rộng thời hạn giải quyết tranh chấp lao động tại trọng tài. Đối với những vụ tranh chấp có tính chất đơn giản thì thời hạn giải quyết là 10 ngày làm việc, đối với những vụ tranh chấp có tính chất phức tạp thì thời hạn giải quyết được kéo dài thêm nhưng tối đa không quá 15 ngày.

Trên đây là những giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động của trọng tài lao động. Việc hoàn thiện các quy định hiện hành về trọng tài lao động theo hướng kiến nghị nêu trên sẽ góp phần tạo khung pháp lý thuận lợi cho hoạt động của cơ quan trọng tài lao động theo hướng phát huy những ưu điểm và hạn chế những nhược điểm của phương thức giải quyết tranh chấp lao động theo thủ tục trọng tài.

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp lao động bằng trọng tài theo pháp luật lao động Việt Nam (Trang 67)