Thời hạn để hội đồng trọng tài giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích là không quá bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết. Trước khi được sửa đổi, bộ luật lao động quy định thời hạn giải quyết tranh chấp lao động này là 10 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu. Trước đó, Nghị định 165/HĐBT quy định thời hạn giải quyết tranh chấp của hội đồng trọng tài là 30 ngày, trong trường hợp tranh chấp phức tạp thì được kéo dài thời gian giải quyết thêm 10 ngày nhưng phải có quyết định của chủ tịch hội đồng trọng tài gửi cho các đương sự.
Các quy định trước đây không quy định rõ thời hạn được tính là những ngày làm việc hay tính cả những ngày nghỉ, dẫn đến tình trạng các hội đồng trọng tài gặp khó khăn khi xác định thời hạn giải quyết tranh chấp. Quy định chung chung như vậy tạo sự áp dụng không thống nhất ở các tỉnh, thành phố trong cả nước. Nếu thời hạn giải quyết tranh chấp lao động tập thể tại trọng tài lao động là 10 ngày bình thường thì có thể sẽ gặp phải 4 ngày nghỉ hàng tuần hoặc những ngày nghỉ lễ, làm cho thời gian để hội đồng trọng tài giải quyết vụ việc bị rút ngắn và các trọng tài viên gặp khó khăn trong việc tiến hành các thủ tục để giải quyết vụ việc.
Như vậy, quy định hiện nay trong bộ luật lao động đã có sự thay đổi về thời hạn giải quyết tranh chấp lao động, đáp ứng được yêu cầu giải quyết nhanh gọn các tranh chấp lao động tập thể, giúp các bên tranh thủ thời gian để ổn định cuộc sống và hoạt động sản xuất kinh doanh.
41
2.1.4 Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
Trình tự, thủ tục tiến hành hòa giải và giải quyết tranh chấp lao động tập thể tại trọng tài được tiến hành qua các thủ tục sau:
2.1.4.1 Nộp đơn yêu cầu và thụ lý vụ việc
Việc nhận đơn yêu cầu giải quyết vụ tranh chấp của hội đồng trọng tài đối với tranh chấp lao động tập thể về lợi ích ở các doanh nghiệp không thuộc danh mục bị cấm đình công và các tranh chấp lao động tập thể ở các doanh nghiệp thuộc danh mục bị cấm đình công được tiến hành như sau:
Trước khi đưa vụ tranh chấp lao động ra giải quyết tại trọng tài thì tranh chấp đó phải được đề nghị giải quyết tại hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc hòa giải viên lao động. Trong trường hợp hòa giải không thành hoặc một trong các bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành hoặc hết thời hạn giải quyết hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải đối với tranh chấp lao động tập thể về lợi ích tại các doanh nghiệp thông thường hoặc khi vụ tranh chấp lao động tập thể xảy ra tại doanh nghiệp không được đình công thì mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu hội đồng trọng tài giải quyết vụ việc.
Đơn đề nghị hội đồng trọng tài giải quyết tranh chấp phải có đầy đủ các thông tin: họ tên, địa chỉ, chức danh của người làm đơn; nội dung, tình tiết vụ tranh chấp lao động tập thể; đồng thời đơn đề nghị phải nêu rõ các yêu cầu và đề nghị hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh hòa giải, giải quyết vụ việc. Khi nộp đơn đề nghị hội đồng trọng tài lao động giải quyết vụ việc, người nộp đơn phải nộp kèm các tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ tranh chấp lao động (nếu có) và người nộp đơn phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính xác thực của các tài liệu, chứng cứ đã cung cấp cho hội đồng trọng tài.
42
Đơn đề nghị hội đồng trọng tài lao động giải quyết vụ tranh chấp lao động tập thể phải được nộp tới hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh nơi xảy ra vụ tranh chấp lao động tập thể. Thư ký hội đồng trọng tài sẽ là người trực tiếp nhận đơn. Khi nhận được đơn yêu cầu hội đồng trọng tài giải quyết tranh chấp lao động tập thể, thư ký hội đồng trọng tài phải vào sổ, ghi rõ ngày tháng nhận đơn để làm căn cứ tính thời gian giải quyết vụ tranh chấp; nghiên cứu, thu thập chứng cứ và các tài liệu có liên quan đến vụ tranh chấp. Pháp luật không quy định cụ thể thời gian xem xét và trả lời có thụ lý vụ việc mà chỉ quy định thời gian để giải quyết vụ tranh chấp là 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết [1]
Người có quyền yêu cầu hội đồng trọng tài giải quyết tranh chấp chính là một trong các bên tranh chấp. Về phía người sử dụng lao động, người làm đơn là người sử dụng lao động hoặc người đại diện hợp pháp cho người sử dụng lao động. Về phía người lao động, người làm đơn là người đại diện cho tập thể lao động. Ở những nơi có ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc ban chấp hành công đoàn lâm thời thì đại diện tập thể người lao động là đại diện hợp pháp của ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc ban chấp hành công đoàn lâm thời. Nhưng còn đại diện cho tập thể người lao động ở những nơi chưa có tổ chức công đoàn thì pháp luật lại chưa có quy định cụ thể, dẫn tới thực tế, tập thể người lao động muốn làm đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động nhưng không cử ra được đại diện hợp pháp cho mình hoặc trường hợp thống nhất được người đại diện hợp pháp cho mình thì không biết cơ quan giải quyết tranh chấp có chấp nhận hay không.
Đối với việc đại diện người lao động khi có tranh chấp xảy ra ở những nơi chưa có tổ chức công đoàn, bộ luật lao động năm 2012 chỉ có quy định về việc tổ chức và lãnh đạo đình công sẽ do tổ chức công đoàn cấp trên
43
thực hiện theo đề nghị của người lao động, chứ chưa có quy định cụ thể về việc đại diện cho người lao động trong việc yêu cầu các cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp lao động. Ngay cả khi đã được quy định về vai trò của tổ chức công đoàn cấp trên trong việc tổ chức và lãnh đạo đình công thì để thực hiện được điều này cần quy định rõ về “đề nghị của người lao động”, như hình thức, thời gian, chủ thể, nội dung, trình tự, thủ tục để người lao động biết và gửi đề nghị đến tổ chức công đoàn cấp trên. Đây là vấn đề cần được bổ sung, khắc phục trong thời gian tới.
2.1.4.2 Chuẩn bị giải quyết tranh chấp:
Đây là giai đoạn được tiến hành kể từ thời điểm thụ lý vụ việc cho đến khi mở phiên họp hòa giải. Chuẩn bị giải quyết tranh chấp là một giai đoạn có ý nghĩa quan trọng đối với hiệu quả của việc giải quyết tranh chấp lao động vì kết thúc thời gian này hội đồng trọng tài có kế hoạch và sẵn sàng cho việc tiến hành hòa giải và giải quyết tranh chấp. Trong giai đoạn này, hội đồng trọng tài phải tiến hành thông báo cho những người có liên quan biết về vụ việc tranh chấp đã được thụ lý, điều tra, xác minh, thu thập chứng cứ, phục vụ cho việc tiến hành hòa giải. Để việc hòa giải và giải quyết các tranh chấp lao động có hiệu quả thì công tác chuẩn bị cũng phải được tiến hành tốt các công việc sau:
- Tìm hiểu vụ việc, gặp gỡ các bên tranh chấp, những người có liên
quan, người làm chứng. Trọng tài viên cần đặc biệt chú ý về thái độ, cách nhìn nhận vấn đề của các bên.
- Thu thập chứng cứ, yêu cầu các đương sự cung cấp đầy đủ các tài
liệu, chứng cứ liên quan đến vụ tranh chấp.
- Gửi thông báo yêu cầu các đương sự tới dự phiên họp giải quyết
44
Trong thời hạn 2 ngày sau khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết vụ tranh chấp, thư ký hội đồng trọng tài có trách nhiệm cung cấp cho các thành viên hội đồng trọng tài giấy triệu tập họp hội đồng trọng tài, đơn yêu cầu giải quyết, các chứng cứ, tài liệu có liên quan, danh sách thành viên hội đồng trọng tài lao động tham gia hòa giải, giải quyết vụ tranh chấp do chủ tịch hội đồng trọng tài lao động quyết định. Trong trường hợp một hoặc cả hai bên tranh chấp có yêu cầu thay đổi thành viên của hội đồng trọng tài lao động vì cho rằng thành viên đó không đảm bảo tính khách quan, công bằng trong việc giải quyết tranh chấp (người thân thích hoặc người có lợi ích cá nhân liên quan trực tiếp hay gián tiếp với một bên tranh chấp) thì phải có đơn gửi hội đồng trọng tài lao động ít nhất 3 ngày trước khi tiến hành phiên họp. Việc thay thế thành viên trong từng phiên họp hòa giải và giải quyết tranh chấp lao động tập thể do chủ tịch hội đồng trọng tài lao động quyết định [1].
Pháp luật của các nước đều có quy định về trách nhiệm cung cấp chứng cứ của bên tranh chấp. Các bên phải chịu trách nhiệm về những tài liệu, chứng cứ mình đưa ra trước trọng tài lao động. Bên cạnh đó, trọng tài lao động cũng có thể tự mình thu thập thêm chứng cứ nếu thấy cần thiết. Trách nhiệm thu thập thêm chứng cứ ở nước ta thuộc về các trọng tài viên lao động, tuy nhiên pháp luật lại chưa đưa ra một chế tài nào để xử lý trốn tránh nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, đặc biệt là từ phía người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động là người nắm giữ rất nhiều giấy tờ, tài liệu quan trọng để chứng minh quan hệ lao động với người lao động như hợp đồng lao động, bảng lương, giấy tờ bảo hiểm xã hội, các quyết định hành chính…, vì vậy nếu không đưa ra chế tài để xử lý thì người sử dụng lao động có thể cố tình trốn tránh việc cung cấp chứng cứ cho hội đồng trong tài, khi đó hội đồng trọng tài rất khó để có thể có được những bằng chứng xác thực làm cơ sở để giải quyết tranh chấp.
45
2.1.4.3 Hòa giải tranh chấp lao động
Thành phần tham gia phiên họp hòa giải tranh chấp lao động tại trọng tài gồm: hội đồng trọng tài, các bên tranh chấp. Tại phiên họp hội đồng trọng tài lao động, thư ký hội đồng trọng tài lao động kiểm tra sự có mặt của hai bên tranh chấp lao động, đại diện có thẩm quyền của hai bên tranh chấp. Nếu một trong hai bên tranh chấp vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì hội đồng trọng tài lao động hoãn phiên họp. Trường hợp đã được triệu tập đến lần thứ hai sau hai ngày làm việc kể từ ngày hội đồng trọng tài lao động quyết định hoãn phiên họp lần thứ nhất mà một trong hai bên tranh chấp vắng mặt không có lý do chính đáng thì hội đồng trọng tài lao động vẫn họp và lập biên bản hòa giải không thành có chữ ký của bên tranh chấp có mặt, của chủ tịch, thư ký hội đồng trọng tài lao động [1].
Trước đây, pháp luật lao động Việt Nam quy định: “Khi phiên họp bắt đầu, nếu một trong hai bên đương sự vắng mặt không có lý do chính đáng, nhưng hồ sơ đã rõ ràng, chứng cứ đã đầy đủ thì hội đồng trọng tài vẫn tiến hành phiên họp. Bên vắng mặt không có lý do chính đáng thì không có quyền yêu cầu triệu tập phiên họp mới, nhưng vẫn có quyền khiếu nại” (theo Nghị định 165/HĐBT) Quy định này khi áp dụng trong thực tế khiến cho các bên tranh chấp dễ gặp phải sự thiệt thòi vì họ không có cơ hội để sửa chữa những lỗi lầm của mình. Còn bộ luật lao động của nước Việt Nam Cộng hòa lại cho phép: “khi người chồng vắng mặt, bận việc thì cho phép người vợ ra mặt nguyên cáo hay bị cáo trước hội đồng” Quy định như vậy đã biến người vợ thành chính nguyên đơn chứ không phải là người đại diện của nguyên đơn, từ đó làm mất đi quyền của chính nguyên đơn.
Khi đã có mặt đầy đủ hai bên tranh chấp lao động tại phiên họp, hội đồng trọng tài lao động sẽ bắt đầu phiên họp theo trình tự tuyên bố lý do của phiên họp, giới thiệu các thành phần tham gia phiên họp, nêu khái quát thủ tục
46
giải quyết tranh chấp, tóm tắt vụ tranh chấp sau đó sẽ mời các đương sự trình bày ý kiến, bên có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động sẽ được trình bày trước, sau đó bên được yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động trình bày.
Thư ký hội đồng trọng tài lao động sẽ trình bày các chứng cứ, tài liệu đã thu thập được và đưa ra phương án hòa giải để các thành viên hội đồng trọng tài tham gia ý kiến và thống nhất theo nguyên tắc đa số bằng cách bỏ phiến kín. Trên cơ sở đó chủ tịch hội đồng trọng tài lao động sẽ đưa ra phương án hòa giải.
Hội đồng trọng tài sẽ đưa giải quyết vụ tranh chấp dựa trên nguyên tắc đa số và bằng hình thức bỏ phiếu kín. Trong khi đó theo quy định tại điều 12 Nghị định 133/2007/NĐ-CP thì hội đồng trọng tài sẽ họp để giải quyết khi có ít nhất hai phần ba thành viên của hội đồng trọng tài có mặt. Như vậy với hội đồng trọng tài ở những nơi chỉ có ba hoặc năm thành viên thì có thể xảy ra trường hợp: hai thành viên (đối với hội đồng trọng tài có ba thành viên) hoặc bốn thành viên (đối với hội đồng trọng tài có năm thành viên) tham gia cuộc họp thì sẽ có thể không đưa ra được quyết định (nếu tỷ lệ là 50/50). Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích chính đáng của các bên tranh chấp và ảnh hưởng đến tiến trình giải quyết tranh chấp tại trọng tài.
Nếu các bên tranh chấp lao động tự hòa giải được hoặc nhất trí phương án hòa giải do hội đồng trọng tài lao động đưa ra thì hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hòa giải thành theo mẫu của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, có chữ ký của hai bên tranh chấp, Chủ tịch, Thư ký hội đồng trọng tài lao động và gửi cho hai bên tranh chấp. Hai bên tranh chấp có nghĩa vụ chấp hành các thỏa thuận ghi trong biên bản hòa giải thành.
Trong trường hợp hai bên tranh chấp lao động không chấp nhận phương án hòa giải do hội đồng trọng tài lao động đưa ra hoặc đã được triệu
47
tập đến lần thứ hai mà một trong hai bên vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng thì hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hòa giải không thành, trong đó ghi rõ ý kiến của các bên, biên bản hòa giải không thành phải có chữ ký của các bên tranh chấp của chủ tịch, thư ký hội đồng trọng tài lao động và phải lập theo mẫu do Bộ lao động thương binh và Xã hội ban hành kèm theo thông tư số 23/2007/TT-BLĐTBXH. Biên bản hòa giải thành hoặc không thành phải được gửi cho các bên tranh chấp trong thời hạn không quá một ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành.
Trong trường hợp hội đồng trọng tài lao động tiến hành hòa giải không thành thì tập thể người lao động có quyền tiến hành các thủ tục để đình công.
2.1.4.4 Ra quyết định về vụ tranh chấp lao động
Quyết định là kết quả cuối cùng của quá trình trọng tài ở một chừng mực nhất định, quyết định của hội đồng trọng tài lao động sẽ có tác dụng hướng dẫn việc giải quyết các mối quan hệ trong tương lai giữa hai bên. Vì vậy, quyết định của hội đồng trọng tài lao động có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc dàn xếp quan hệ lao động giữa các bên.
Theo BLLĐ 1994 đã được sửa đổi bổ sung năm 2002 quy định: “Trong trường hợp hòa giải không thành thì hội đồng trọng tài lao động thông báo