Định hƣớng hoàn thiện pháp luật

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo đảm quyền lợi của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế ở Việt Nam (Trang 70)

Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về bảo đảm quyền lợi của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ các dự án phát triển kinh tế, trong thời gian tới cần hoàn thiện pháp luật theo hướng:

Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền lợi của người nông

dân khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ các dự án phát triển kinh tế phải dựa trên quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng về đất đai nói chung, về bảo đảm quyền lợi của người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nói riêng. Theo đó, chế độ sở hữu đất đai của nước ta là chế độ sở hữu toàn dân, do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu. Nhà nước thực hiện chức năng quản lý chung đối với đất đai, tiến hành thu hồi đất trong những trường hợp cần thiết vì lợi ích chung nhưng vẫn phải đảm bảo quyền và lợi ích riêng của người có đất bị thu hồi. Nhà nước chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đồng thời đảm bảo phát triển bền vững, quan tâm đến đời sống của người nông dân, bảo đảm cho người nông dân được hưởng lợi ích từ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Thứ hai, phải bảo đảm tính thống nhất và đồng bộ giữa quy định của

Luật Đất đai với các luật khác có liên quan, giữ vững nguyên tắc pháp chế và tính nghiêm minh của pháp luật về đất đai, hạn chế các quy định mang tính

67

chất hợp thức hóa vi phạm. Đồng thời, cần rà soát, sửa đổi đồng bộ các Luật có liên quan đến Luật Đất đai để đảm bảo tính thống nhất trong việc thực thi theo nguyên tắc lĩnh vực đất đai do Luật Đất đai điều chỉnh nhằm khắc phục sự chồng chéo, thiếu thống nhất, như Luật Quản lý tài sản Nhà nước, Luật Ngân sách, Bộ Luật Dân sự.

Thứ ba, hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền lợi của người nông dân

khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ các dự án phát triển kinh tế phải dựa trên việc giải quyết mối quan hệ hài hòa về lợi ích kinh tế giữa Nhà nước, người có đất bị thu hồi, và chủ đầu tư. Vấn đề lợi ích kinh tế luôn là nguyên nhân chính dẫn đến những bất ổn, tranh chấp, khiếu nại. Để đảm bảo sự ổn định chính trị, xã hội thì trước hết phải giải quyết tốt vấn đề kinh tế. Nếu không đảm bảo được sự cân bằng, hài hòa về lợi ích kinh tế giữa các chủ thể trong việc thu hồi đất thì tình trạng khiếu nại, tố cáo về bồi thường, giải phóng mặt bằng sẽ vẫn tiếp tục gia tăng. Trong đó, người nông dân có dân có đất bị thu hồi, chủ thể ở vị trí thế yếu so với các chủ thể còn lại, cần phải được đặc biệt quan tâm trong việc bảo đảm quyền lợi.

Thứ tư, phải đặc biệt chú trọng đến vấn đề sinh kế, đời sống lâu dài của

người nông dân sau thu hồi đất, phải giải quyết tốt bài toán việc làm của người nông dân sau khi bị Nhà nước thu hồi đất. Thu hồi đất không chỉ ảnh hưởng trước mắt đến người nông dân là mất đi diện tích đất đang sử dụng, mà còn ảnh hưởng lâu dài đến đời sống, nghề nghiệp sau này của họ, đặc biệt là đối với thu hồi đất nông nghiệp. Khi không còn đất để sản xuất, trong khi người nông dân vốn dĩ trước đó chỉ sản xuất nông nghiệp với xuất phát điểm trình độ không cao, thì việc làm của họ trong tương lai là không hề đơn giản. Vì vậy, pháp luật cần phải tạo cơ sở để đảm bảo cho người nông dân sau khi bị thu hồi đất được đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp, và tạo việc làm.

68

công khai, minh bạch, công bằng, bảo đảm sự tham gia của người dân vào quá trình từ lập quy hoạch, đến thu hồi đất, tổ chức bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Người nông dân cần được bảo đảm quyền được biết, có ý kiến, và giám sát đối với quá trình thu hồi đất. Có như vậy, không chỉ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền biết được yêu cầu, nguyện vọng của người dân, mà người dân còn có thể phản ứng lại trong trường hợp quyền lợi của mình không được thực hiện đầy đủ.

Những định hướng chung này cần phải được triển khai trên thực tế bằng những quy định pháp luật cụ thể mới có thể tạo được một hành lang pháp lý vững chắc cho việc bảo đảm quyền lợi của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ cho các dự án kinh tế.

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo đảm quyền lợi của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế ở Việt Nam (Trang 70)