Nângcao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Sử dụng nguồn nhân lực ở Ninh Bình trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa (Trang 104)

Việc nâng cao hiệu quả sử dụng NNL phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng tác giả đề tài chỉ đề cập tới các vấn đề sau:

Một là, tạo lập duy trì mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo, đơn vị tuyển dụng lao động và việc làm. Để phát huy có hiệu quả NNL cần phải đảm bảo sự thống nhất trên cả ba mặt: đào tạo - sử dụng - việc làm. Việc gắn đào tạo với sử dụng trong cơ cấu thống nhất sẽ giúp cho việc xác định đúng quy mô, cơ cấu NNL đào tạo phù hợp với yêu cầu sử dụng để phát triển KT-XH khắc phục tình trạng thừa, thiếu, bất hợp lý và lãng phí trong đào tạo, sử dụng NNL. Muốn vậy phải điều tra xác định nhu cầu việc làm, nhu cầu sử dụng nhân lực được đào tạo, phải nghiên cứu dự báo về xu hướng biến động của thị trường lao động, xu hướng vận động của cơ cấu lao động trong quá trình CNH, HĐH để có cơ sở cho việc đào tạo, bồi dưỡng và đào tạo lại các loại hình lao động cho phù hợp. Ninh Bình có thể thực hiện theo hướng nói trên qua các nội dung sau:

- Gắn cơ sở đào tạo với nghiên cứu, thực nghiệm khoa học và lao động sản xuất. Các trường đại học tiến hành hoạt động nghiên cứu và triển khai ở tất cả các lĩnh vực khoa học và công nghệ từ nghiên cứu cơ bản đến nghiên cứu ứng dụng, triển khai, thử nghiệm và áp dụng các kết quả đạt được vào sản xuất, đẩy mạnh công tác giáo dục lao động, hướng nghiệp và dạy nghề ở các trường phổ thông; tăng cường hoạt động thực nghiệm khoa học, lao động sản xuất theo ngành nghề ở các trường chuyên nghiệp; khuyến khích sự liên kết giữa các trường phổ thông với các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp, các cơ sở sản xuất, dịch vụ.

Thông qua việc trao đổi trực tiếp với các doanh nghiệp và các cơ sở sử dụng lao động, các nhà trường xây dựng kế hoạch đào tạo về quy mô và cơ cấu ngành nghề. Cách làm này vừa khắc phục được tình trạng người học chỉ theo một số ngành có lợi ích trước mắt, vừa hướng người học tự giác lựa chọn ngành nghề theo cơ cấu lao động và trình độ tỉnh có nhu cầu, vừa bảo đảm cho người học có được việc làm sau khi tốt nghiệp, vừa tạo điều kiện cho cơ sở sử dụng lao động chuyển được lao động cần thiết và phù hợp đảm bảo

năng suất lao động cao. Mặt khác việc tạo mối liên thông giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp còn có thể giúp cho các trường khắc phục được những khó khăn về tài chính, về cơ sở vật chất thực hành, thực tập trong đào tạo, nhờ có sự hỗ trợ của các đơn vị tuyển dụng lao động được đào tạo.

- Mở rộng các hình thức đào tạo theo địa chỉ, đào tạo tại chỗ cho các địa phương. Việc làm này vừa góp phần quan trọng gắn đào tạo với sử dụng, khắc phục tình trạng mất cân đối trong phân bố sử dụng nhân lực qua đào tạo và tình trạng dư thừa giả tạo lao động qua đào tạo trong tỉnh, vừa tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế miền núi. Tuy nhiên cũng cần phải nhận thức rằng gắn đào tạo với sử dụng và việc làm không có nghĩa là người học sau khi tốt nghiệp ra trường là nghiễm nhiên có việc làm ngay do được phân công mà là nhằm điều chỉnh để tránh sự mất cân đối giữa cung-cầu lao động một cách tổng thể. Từ đó giảm thiểu lãng phí trong đào tạo NNL và giảm sức ép việc làm đối với nền kinh tế của tỉnh. Còn người học sau khi học xong có được việc làm hay không họ phải đối mặt với những thử thách trên thị trường lao động tùy thuộc vào khả năng họ đáp ứng được yêu cầu về kiến thức. Kỹ năng nghề nghiệp do các doanh nghiệp và đơn vị tuyển dụng đưa ra qua các kỳ dự tuyển.

Hai là, khơi dậy và nuôi dưỡng tính tích cực của người lao động. Thực tế hoạt động sản xuất cho chúng ta thấy hiệu quả sử dụng NNL phụ thuộc chủ yếu vào cách thức tổ chức và phân công lao động, mức độ lành nghề và thái độ của người lao động đối với công việc họ được đảm nhiệm. Vì vậy bên cạnh việc đầu tư đào tạo, đào tạo lại để người lao động có trình độ chuyên môn thích ứng, các đơn vị sử dụng lao động cần có biện pháp kích thích đối với họ để khơi dậy và phát huy tính tích cực của người lao động. Song kích thích người lao động bằng cách nào. Có nhiều hình thức tác động nhưng trong phạm vi đề tài này tác giả đề cập tới biện pháp tác động bằng lợi ích kinh tế. Nếu xuất phát từ góc độ nhu cầu lợi ích kinh tế thì thu nhập thấp từ công việc

đang làm là nguyên nhân dẫn đến sự lãng phí nhân lực. Tình trạng làm việc chung thì "cầm chừng…" để giữ chỗ làm còn tâm sức trí tuệ dồn cho việc làm phụ thêm bên ngoài không phải là ít ở nhiều cơ quan xí nghiệp của Ninh Bình. Nhiều lao động do thu nhập thấp phải từ bỏ công việc chuyên môn được đào tạo để làm những việc khác có thu nhập cao hơn, mặc dù biết là công việc đó về lâu dài không được ổn định. Vì vậy tạo điều kiện để người lao động có việc làm, có thu nhập cao thậm chí có thể làm giàu từ chính nghề nghiệp của mình được coi là có ý nghĩa hơn cả và phù hợp với xu thế hiện nay để nuôi dưỡng và phát huy tính tích cực của người lao động. Nhưng trong thực tế chúng ta không thể ngay lập tức nâng cao thu nhập cho người lao động được bởi nó không thể vượt quá sự đóng góp của lao động vào hiệu quả của nền sản xuất. Do đó việc cần làm là bên cạnh việc tạo ra việc làm thường xuyên cho người lao động, đồng thời làm cho người lao động nhận thức được rằng thu nhập của họ do chính sự đóng góp lao động của họ quyết định. Từ đó có thước đo phân phối theo kết quả lao động và phân phối theo giá trị sức lao động có tính đến cung-cầu sức lao động để trả công tương xứng với sự cống hiến của người lao động. Đồng thời sử dụng các hình thức khen thưởng bằng vật chất như: tiền thưởng, phiếu du lịch, tài trợ toàn phần cho một khóa học bồi dưỡng nâng cao tay nghề đối với những người có ý thức trách nhiệm cao và hoàn thành xuất sắc công việc được giao, hoặc khen thưởng đối với con em người lao động khi đạt thành tích học tập cao, hoặc có thể tài trợ cho những sinh viên là con của người lao động khi theo học các chuyên ngành phù hợp hay liên quan đến hoạt động sản xuất của xí nghiệp để có thể thu nạp họ trong tương lai. Những việc làm đó tác động trực tiếp đến người lao động làm cho họ có ý thức trách nhiệm cao hơn với công việc và tạo ra được năng suất lao động cao hơn.

3.2.5. Hình thành và phát triển thị trường lao động

người đã có việc làm hoặc tìm kiếm việc làm (cung lao động) với những người sử dụng lao động hoặc đang tìm kiếm lao động (cầu lao động).

Sự phát triển của nền kinh tế thị trường tác động mạnh đến cấu trúc việc làm và làm cho cấu trúc việc làm luôn biến động; thay đổi. Tức là cầu lao động biến đổi và đặt ra những yêu cầu mới về số lượng, chất lượng cũng như cơ cấu về cung lao động. Tính linh hoạt này đặt ra cho đào tạo và một mặt phải tập trung mọi nỗ lực trang bị các kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động phù hợp với yêu cầu tuyển dụng, mặt khác phải thường xuyên điều chỉnh chương trình, nội dung đào tạo kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp, có khả năng chuyển động để bảo đảm tính linh hoạt và khả năng thích ứng cao hơn của người lao động đối với các điều kiện việc làm khác nhau (như điều kiện áp dụng công nghệ mới, công nghệ cao). Như vậy, cơ sở đào tạo phải tổ chức đào tạo nghề nghiệp cho người lao động theo hướng đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động mới tạo ra được khả năng cạnh tranh cao cho sản phẩm của mình. Còn người học muốn có cơ hội và hy vọng tìm kiếm việc làm họ phân nhận biết, phân tích thông tin thị trường lao động, xác định khả năng của mình để quyết định theo học nghề gì, cấp trình độ nào cho phù hợp.

Trên thị trường lao động, người lao động tìm kiếm việc làm thông qua quan hệ thỏa thuận với người sử dụng về tiền lương, tiền công dưới hình thức hợp đồng lao động khi anh ta đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng về trình độ, năng lực. Người sử dụng lao động sẽ được đáp ứng yêu cầu tuyển dụng lao động khi anh ta đồng ý trả cho người lao động một khoản tiền và điều kiện làm việc tương ứng. Chính điều này làm cho người sử dụng lao động phải cân nhắc kỹ lưỡng khi anh ta đưa ra yêu cầu tuyển dụng lao động và phải có biện pháp quản lý, tác dụng tích cực để khai thác sử dụng lao động một cách hiệu quả để đảm bảo được lợi ích kinh tế. Khi thị trường lao động được hình thành và phát triển, sự hoạt động của các quy luật kinh tế thị trường sẽ tác động tới tất cả các chủ thể như: nhà nước, người sử dụng lao động,

người lao động, người đào tạo lao động… làm cho việc đào tạo nhân lực phải dựa trên cơ sở cầu lao động. Việc đào tạo ai, đào tạo nghề gì, cấp trình độ nào, số lượng bao nhiêu phải do cầu quyết định. Một mặt đã làm cho đào tạo ngày càng gắn với sử dụng; mặt khác làm cho việc sử dụng lao động cũng ngày càng hợp lý và hiệu quả cao hơn, đồng thời khắc phục được lãng phí xã hội trong cả đào tạo và sử dụng nhân lực.

Rõ ràng đã đến lúc việc đào tạo và sử dụng NNL của cả nước nói chung và Ninh Bình nói riêng phải tính đến việc vận dụng các quy luật của kinh tế thị trường để hình thành và phát triển được thị trường lao động. Từ đó, xác lập khung pháp lý cho thị trường lao động, cung cấp thông tin cho thị trường lao động và dịch vụ việc làm sẽ làm cho thị trường hoạt động có hiệu quả: nối được cung với cầu lao động, tạo điều kiện để nhiều người có cơ hội tìm kiếm việc làm phù hợp hơn. Nhờ đó giải quyết được một cách thỏa đáng mối quan hệ đào tạo - sử dụng NNL để phục vụ cho mục tiêu CNH, HĐH. Trước mắt Ninh Bình cần đẩy mạnh việc tổ chức và nâng cao hiệu quả của các hội chợ việc làm, các trung tâm dịch vụ việc làm tạo cơ sơ cho sự hình thành thị trường lao động.

3.2.6. Tăng cường vai trò của nhà nước và chính quyền địa phương Ninh Bình đối với việc sử dụng nguồn nhân lực Ninh Bình đối với việc sử dụng nguồn nhân lực

3.2.6.1. Để sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực trước hết cần đổi mới cơ cấu hệ thống đào tạo, tăng nhanh dạy nghề

Trong điều kiện hiện nay, lợi thế tương đối về lao động giản đơn đã mất dần ý nghĩa, lợi thế đã thuộc về những quốc gia nào có lực lượng lao động được đào tạo có trình độ ngang tầm với đòi hỏi của công nghệ hiện đại. Vì vậy việc đào tạo NNL phải gắn với sự phát triển của khoa học công nghệ, phải tạo ra được đội ngũ lao động phù hợp với trình độ công nghệ hiện đại theo hướng tiếp cận nhanh với kinh tế tri thức. Như phần thực trạng đã chỉ rõ, do cơ cấu của NNL qua đào tạo ở nước ta nói chung và ở Ninh Bình nói riêng

đang có sự mất cân đối nghiêm trọng giữa đào tạo đại học, cao đẳng - THCN - dạy nghề. Cho nên trong những năm trước mắt cần phải điều chỉnh cơ cấu đào tạo theo hướng mở rộng quy mô dạy nghề nhằm đáp ứng nhu cầu về số công nhân kỹ thuật rất lớn hiện nay. Để giải quyết vấn đề này, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho việc khôi phục và phát triển dạy nghề cụ thể là:

- Phát triển và hoàn thiện hệ thống các trường dạy nghề, các trung tâm dạy nghề để đáp ứng yêu cầu học nghề cho nhân dân. Khuyến khích các doanh nghiệp mở lớp, mở trường dạy nghề tăng cường hệ thống đào tạo kèm cặp như thợ cả kèm thợ phụ, bồi dưỡng ngoài giờ làm việc theo chuyên ngành gắn với những thay đổi của kỹ thuật công nghệ.

- Tăng dần tỷ trọng đầu tư từ ngân sách, điều chỉnh phân bố cơ cấu ngân sách theo hướng ưu tiên hơn cho lĩnh vực dạy nghề, bên cạnh đó cần khuyến khích huy động các nguồn đóng góp của xã hội cho dạy nghề, cho các quỹ khuyến công, khuyến nông. Có chính sách khuyến khích đội ngũ cán bộ trong các trường đại học,... cao đẳng, các viện nghiên cứu, các trường dạy nghề, mở rộng quy mô nghiên cứu khoa học, gắn khoa học với sản xuất, giảng dạy với thực tiễn để nâng cao chất lượng đào tạo và thúc đẩy KT-XH phát triển.

- Ủy ban nhân dân tỉnh cần tăng cường sự quản lý nhà nước và tăng đầu tư đối với giáo dục đào tạo, đặc biệt là đào tạo nghề nhằm điều chỉnh những hoạt động chệch hướng để nâng cao chất lượng đào tạo, mở mang các mô hình giáo dục đào tạo mới. Có chính sách hỗ trợ về tài chính đối với việc đào tạo NNL cho vùng miền núi.

- Tăng cường mối quan hệ giữa cơ sở sử dụng lao động với các cơ sở đào tạo NNL dưới sự quản lý của chính quyền Tỉnh, đồng thời có chính sách và định mức cụ thể để các doanh nghiệp đóng góp cho việc sử dụng lao động theo trình độ đào tạo.

động vốn đầu tư cho đào tạo nghề thông qua các tổ chức quốc tế UNICEF, UNESCO, WB, và các tổ chức phi chính phủ

3.2.6.2. Hoàn thiện cơ chế chính sách sử dụng nguồn nhân lực

Cùng với quá trình đổi mới nền kinh tế của đất nước trong thời gian qua cơ chế chính sách sử dụng NNL cũng đã có những đổi mới căn bản theo hướng gắn với cơ chế thị trường. Cơ chế này đã bước đầu phát huy được vai trò tích cực trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng NNL, tuy nhiên nó cũng bộc lộ những hạn chế và gây lãng phí không nhỏ về NNL. Vì vậy cần phải tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách sử dụng để phát huy được vai trò to lớn của NNL trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH theo các nội dung sau đây:

- Thực hiện nhất quán chính sách tuyển dụng và sử dụng lao động theo cơ chế thị trường.

- Có chính sách hỗ trợ cho người sử dụng nhiều lao động và có chính sách khuyến khích cơ sở sử dụng lao động áp dụng công nghệ mới để thu hút và khai thác được NNL đã qua đào tạo khắc phục tình trạng chảy máu chất xám.

- Có chính sách ưu đãi đặc biệt để thu hút nhân tài (những nhà khoa học, các nhà quản lý, kinh doanh giỏi, giáo viên giỏi…) về làm việc ở Ninh Bình.

Các giải pháp nêu trên đối với sử dụng NNL có mối quan hệ chặt chẽ với nhau đòi hỏi phải được thực hiện một cách đồng bộ. Kết quả của việc thực hiện thể hiện rõ việc nhận thức và giải quyết một cách linh hoạt, đồng bộ mối quan hệ giữa đào tạo và sử dụng NNL, giữa cung và cầu NNL trong từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH ở Ninh Bình.

Một phần của tài liệu Sử dụng nguồn nhân lực ở Ninh Bình trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa (Trang 104)