Qua phân tích thực trạng sử dụng NNL trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Ninh Bình, tác giả luận văn cho rằn cần tiếp tục giải quyết tốt một số vấn đề đặt ra như sau:
Một là: Sử dụng NNL có ảnh hưởng vô cùng to lớn đến sự phát triển
KT-XH của một quốc gia, hay một địa phương trong quá trình CNH, HĐH. Để sử dụng có hiệu quả NNL, Ninh Bình cần phát triển các khu công nghiệp tập trung, các cụm công nghiệp và làng nghề, tạo được nhiều việc làm cho người lao động. Vai trò của các khu vực này được đánh giá cao trên nhiều góc độ.
Trước hết và nổi bật nhất là tạo việc làm và tăng thu nhập cho NNL có trình độ chuyên môn, kỹ thuật và để duy trì cuộc sống cho một bộ phận lớn người lao động ở các vùng nông thôn.
Thứ hai, cung cấp hàng hoá dịch vụ cho xã hội, đáp ứng nhu cầu đời sống của người dân, đặc biệt là ở khu vực thành thị, cụm công nghiệp, làng nghề…
Thứ ba, các khu vực này góp phần tạo nên sự bình yên cho xã hội. Mặc dù có vai trò quan trọng trong đời sống KT-XH những cụm công nghiệp và làng nghề cũng chứa đựng nhiều vấn đề nan giải: Năng suất, chất lượng thấp; điều kiện lao động không đảm bảo, kể cả nơi làm việc, vệ sinh, an toàn, bảo hiểm; doanh thu không rõ ràng, tuỳ tiện gây ô nhiễm môi trường, không đảm bảo vệ sinh, là nơi dễ phát sinh các mầm bệnh và những tệ nạn xã hội. Những vấn đề trên đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách nên có chiến lược như thế nào đối với khu vực này; làm gì để tạo điều kiện tốt hơn cho người lao động và hạn chế những tiêu cực nảy sinh do quản lý kém và giám sát của pháp luật còn hạn chế.
Phát triển song song, kết hợp và đan xen các ngành kinh tế giữa KCN tập trung với các cụm công nghiệp và làng nghề sẽ là hướng đi đúng đắn, sử dụng nhiều lao động, tạo nhiều việc làm cho người lao động ở Ninh Bình
trong quá trình chuyển đổi từ kinh tế tập trung sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ CNH, HĐH.
Hai là: Xã hội hoá công tác giáo dục và đào tạo nhằm huy động và khai
thác các nguồn lực tài chính đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo, tăng qui mô đào tạo nhằm nâng cao chất lượng NNL, thông qua các chương trình về giáo dục và đào tạo, chương trình mục tiêu quốc gia về giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, các chương trình quốc gia về dân số và kế hoạch hoá gia đình,… nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, y tế văn hoá, xã hội. Các chương trình này trong những năm qua đã đóng vai trò quan trọng tạo việc làm cho người lao động Ninh Bình.
Ba là: Việc sử dụng hiệu quả NNL dồi dào của Ninh Bình là nguồn gốc
thành công trong phát triển KT-XH của địa phương. Phát triển các khu công nghiệp, NNL dồi dào thì Ninh Bình cần lựa chọn công nghệ sử dụng nhiều lao động để phát triển sản xuất, đồng thời tích cực đào tạo chuyên môn, kỹ thuật cho người lao động để cung cấp cho các KCN tập trung và các cụm công nghiệp. Khuyến khích xuất khẩu các loại hàng hoá sử dụng nhiều lao động: hàng may mặc, đá mỹ nghệ, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp nhẹ…
Bốn là: Sử dụng NNL trong từng thời kỳ kết hợp với đào tạo nhằm nâng cao chất lượng NNL, cần xây dựng kế hoạch cụ thể. Giờ đây chất lượng NNL đã trở thành một trong những lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất của các doanh nghiệp. Thực tế đã chứng minh rằng đầu tư vào NNL có thể đem lại hiệu quả cao hơn hẳn so với việc đầu tư đổi mới trang thiết bị, kỹ thuật và các yếu tố khác của quá trình sản xuất kinh doanh. Do đó Ninh Bình cần đầu tư cho đào tạo và phát triển NNL phục vụ cho các KCN và làng nghề.
Chƣơng 3
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ NGUỒN NHÂN LỰC CỦA NINH BÌNH TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA
HIỆN ĐẠI HÓA GIAI ĐOẠN TỚI
3.1. Phƣơng hƣớng sử dụng nguồn nhân lƣ̣c
Từ lý luận đã phân tích ở chương 1 và phần thực tiễn sử dụng NNL ở tỉnh Ninh Bình mà luận văn đã làm rõ ở chương 2, ở đây tác giả sẽ phân tích phương hướng và giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả sử dụng NNL ở tỉnh Ninh Bình theo phương hướng chung của CNH, HĐH làm căn cứ xuất phát.
3.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Bình đến năm 2020
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, nhiệm kỳ 2010-2015 với phương hướng chung là: Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, nhằm giải quyết đồng bộ các vấn đề: Nông nghiệp, nông dân và nông thôn; phát triển mạnh mẽ văn hoá, giáo dục, không ngừng chăm lo đào tạo nguồn nhân lực; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; tăng cường quốc phòng địa phương; củng cố vững chắc hệ thống chính trị; xây dựng Ninh Bình trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực đồng bằng Sông Hồng.
Trên cơ sở nhận định tình hình chung và đánh giá sự phát triển NNL, Ninh Bình đã chủ trương tiếp tục đẩy mạnh CNH, HĐH (nhất là CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn), tiếp tục chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Cụ thể:
- Đối với nông nghiệp nông thôn: Phát triển theo hướng xây dựng nền sản xuất hàng hóa quy mô lớn, hiệu quả và bền vững có năng suất chất lượng và sức cạnh tranh cao trên cơ sở sử dụng các tiến bộ khoa học công nghệ tiên
tiến để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ công nghiệp trong cơ cấu kinh tế nông thôn, khai thác có hiệu quả tiềm năng của các tiểu vùng kinh tế trong tỉnh, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp.
- Đối với công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: Phát triển công nghiệp chế biến nông - lâm sản trên cơ sở phát huy thế mạnh của nông nghiệp. Tập trung vào công nghiệp phục vụ sản xuất nông nghiệp và đáp ứng một phần nhu cầu tiêu dùng ở nông thôn. Phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng lao động cao như đồ uống, dệt may, da giày. Ưu tiên các ngành sản xuất: vật liệu xây dựng, cơ khí, điện máy, hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu. Phát triển các làng nghề truyền thống, đặc biệt chú ý các làng nghề có sản phẩm xuất khẩu như thêu ren, đá mỹ nghệ. Phát triển công nghiệp gắn với quy hoạch đô thị, giữ gìn bảo tồn các di sản thiên nhiên, các công trình văn hóa, di tích lịch sử và bảo vệ sinh thái. Chuyển mạnh nền công nghiệp từ chủ yếu là gia công hiện nay sang sản xuất hiện đại để đạt giá trị xuất khẩu cao. Tuy nhiên, căn cứ vào tiềm năng nguyên liệu và nguồn lực lao động, Ninh Bình cần ưu tiên đầu tư phát triển vào tiềm năng nguyên liệu và nguồn lực lao động, Ninh Bình cần ưu tiên đầu tư phát triển vào các nhóm ngành như:
+ Công nghiệp chế biến nông - lâm sản - thực phẩm và đồ uống. + Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.
+ Công nghiệp cơ khí (chế tạo và sửa chữa).
+ Công nghiệp hàng tiêu dùng (may mặc, da giày, hàng thủ công mỹ nghệ) và các sản phẩm phục vụ lễ hội, du lịch.
+ Tạo điều kiện phát triển các làng nghề, các ngành nghề thủ công gắn với công nghệ mới.
- Đối với thương mại và du lịch: Tập trung quy hoạch xây dựng mạng lưới kinh doanh bán buôn, bán lẻ trên địa bàn gắn với thị trường Hà Nội, các
tỉnh và nước ngoài. Liên kết chặt chẽ với các cơ sở sản xuất nắm vững nguồn hàng để trực tiếp ký kết hợp đồng mua bán tiêu thụ sản phẩm đảm bảo uy tín. Giữ vững và tìm kiếm thị trường trong và ngoài nước. Xuất khẩu với đầu tư phải gắn với vùng nguyên liệu nông sản, công nghiệp tập trung của tỉnh để từng bước tạo mặt hàng chủ lực.
Phát triển du lịch thành ngành kinh tế quan trọng. Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển du lịch, tăng cường đầu tư phát triển du lịch, xây dựng các dự án huy động mọi nguồn vốn của các thành phần kinh tế cho du lịch.
Theo quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH, trong thời gian tới ở Ninh Bình cần đạt là: Nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt 14% năm giai đoạn 2010-2015.
Bảng 3.1. Dự báo cơ cấu ngành kinh tế trong GDP
Đơn vị tính: %
Thời gian Ngành kinh tế
2015
Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản 10
Công nghiệp và xây dựng 48
Dịch vụ 42
Nguồn: Đảng bộ tỉnh Ninh Bình năm 2010 [14].
- Tốc độ gia tăng giá trị sản xuất bình quân hàng năm (theo giá cố định 1994): 15%
+ Công nghiệp - xây dựng: 15% + Dịch vụ: 19%
+ Nông, lâm nghiệp, thủy sản: 2,5%
- Kim ngạch xuất khẩu năm 2015 là 300 triệu USD
- GDP bình quân đầu người đạt 50 triệu VNĐ theo giá hiện hành vào năm 2015.
- Tổng số vốn đầu tư toàn xã hội đạt 15.000 tỷ đồng/năm. - Thu ngân sách cuối nhiệm kỳ đạt 4200 tỷ đồng.
3.1.2. Phương hướng sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiê ̣p hóa, hiê ̣n đại hóa nghiê ̣p hóa, hiê ̣n đại hóa
Để thực hiện mục tiêu của CNH, HĐH trong phát triển KT-XH, hoạt độngsử dụng NNL của Ninh Bình trong thời gian tới theo định hướng sau:
3.1.2.1. Để sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực cần tiếp tục đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực cả về số lượng, chất lượng cho công nghiê ̣p hóa, hiê ̣n đại hóa
Mục tiêu đào tạo NNL là phải đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH và phát triển KT-XH và nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 30%, Hội nghị lần thứ II BCHTW khóa VIII Đảng ta xác định: "Phát triển đào tạo đại học, THCN, đẩy mạnh đào tạo công nhân lành nghề bảo đảm có nhiều nhân tài cho đất nước. Kế hoạch đào tạo nghề phải theo sát chương trình KT-XH của từng vùng phục vụ cho sự chuyển đổi cơ cấu lao động cho CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn… Đào tạo đủ công nhân lành nghề cho các khu công nghiệp, khu chế xuất, có tính đến nhu cầu xuất khẩu. Tại Đại hội IX, Đảng ta đã khẳng định: "Tiếp tục quán triệt quan điểm Giáo dục là quốc sách hàng đầu và tạo sự chuyển biến cơ bản, toàn diện trong phát triển Giáo dục đào tạo… Định hình quy mô giáo dục đào tạo, điều chỉnh cơ cấu đào tạo nhất là cơ cấu cấp học theo lãnh thổ phù hợp với nhu cầu phát triển NNL phục vụ phát triển KT-XH. Nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên các cấp" [10, tr.292]. Do vậy, thời gian tới cần:
- Đào tạo NNL phải chú trọng phát triển toàn diện, góp phần tích cực vào sự nghiệp CNH, HĐH, có tinh thần ham hiểu biết, có tư duy sáng tạo, làm chủ khoa học kỹ thuật hiện đại, có ý thức và năng lực hợp tác, có tinh thần trách nhiệm với cộng đồng xã hội, với môi trường tự nhiên, có nếp sống lành mạnh và sức khỏe tốt để học tập, lao động suốt đời, muốn vậy phải:
+ Mở rộng quy mô đào tạo đi đôi với coi trọng chất lượng Giáo dục đào tạo và hiệu quả sử dụng, đáp ứng yêu cầu nhân lực trước mắt và lâu dài cho CNH, HĐH.
+ Thực hiện đa dạng hóa các loại hình đào tạo và trình độ đào tạo (chính quy, không chính quy) và các hình thức như đào tạo từ xa, rèn luyện kỹ năng, tổ chức đào tạo và bồi dưỡng lại cho công nhân đang làm việc theo chu kỳ 5 năm/1 lần để đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng CNH, HĐH.
+ Đẩy mạnh việc đào tạo lại nhằm bổ túc kiến thức nâng cao năng lực mới, kiến thức công nghệ hiện đại góp phần nâng cao trình độ kỹ thuật và quản lý cho đội ngũ lao động đang sử dụng để nâng cao năng suất lao động.
- Trong quá trình đào tạo và đào tạo lại cần thực hiện đồng thời các mặt như: thay đổi cơ cấu lao động nâng cao chất lượng trình độ kỹ thuật công nghệ và tăng cường năng lực quản lý. Trong đó đào tạo lao động kỹ thuật để nhanh chóng khắc phục mặt yếu kém của NNL ở Ninh Bình hiện nay.
+ Đối với dạy nghề: mở rộng đào tạo công nhân, chú trọng đào tạo đội ngũ công nhân tay nghề cao cho một số ngành mũi nhọn và cho xuất khẩu lao động. Phát triển nghề ngắn hạn, đặc biệt ở nông thôn để thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang các ngành nghề khác. Thu hút học sinh sau THCS vào học các trường dạy nghề.
+ Đối với đại học và cao đẳng: cần đáp ứng tốt yêu cầu nhân lực trình độ cao cho CNH, HĐH và phát triển bền vững, nâng sức cạnh tranh và đặc biệt đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH phát triển theo hướng kinh tế tri thức.
3.1.2.2. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ cung cầu về nguồn nhân lực qua đào tạo cho các lĩnh vực kinh tế - xã hội
- Tăng quy mô và điều chỉnh cơ cấu đào tạo lĩnh vực công nghiệp - xây dựng. “Ưu tiên đào tạo cho các ngành công nghiệp then chốt, các KCN tập trung, khu chế xuất và cho xuất khẩu lao động và cho nông thôn để chuyển
dịch cơ cấu lao động, ưu tiên các lĩnh vực chế biến nông sản và công nghiệp vật liệu xây dựng” [11, tr.10].
- NNL cho một - số ngành và lĩnh vực xã hội khác:
+ Bảo đảm đủ đội ngũ cán bộ cho ngành Y cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu. Chú trọng đào tạo về kỹ thuật Y tế theo kịp trình độ khu vực, đồng thời đào tạo cán bộ có hiểu biết về Y tế cộng đồng để đáp ứng nhu cầu tại tuyến cơ sở.
+ Đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác và cán bộ quản lý về văn hóa, thể dục thể thao cho các địa phương.
+ Tăng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng thường xuyên cho công chức nhà nước từ cấp xã trở lên.
3.1.2.3. Phát huy việc sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn nhân lực , trong đó đặc biệt chú ý nguồn nhân lực qua đào tạo.
Mục tiêu KT-XH đã đưa ra trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XX nhiệm kỳ 2010 - 2015 chỉ có thể đạt được khi phát huy tối đa NNL hiện có để khai thác các lợi thế về đất đai, tài nguyên. Muốn vậy Ninh Bình cần xác định được tổng cầu lao động của toàn bộ nền kinh tế và cơ cấu lao động theo ngành, theo khu vực thành thị và nông thôn phù hợp với quá trình đô thị hóa, CNH, HĐH. Trên cơ sở đó một mặt thực hiện điều chỉnh đào tạo NNL để đáp ứng yêu cầu, mặt khác cần đẩy nhanh sự phân công lại lao động, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH, giảm dần lao động trong nông nghiệp từ 69,29% năm 2005 xuống 49,46% năm 2009 và xuống đến 21,5% năm 2015 (xem bảng 3.2).
Bảng 3.2. Dự báo cơ cấu lao động tỉnh Ninh Bình đến năm 2015
Đơn vị: %
Ngành kinh tế Thời gian
2005 2009 2015
Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản 69,29 49,46 21,5
Công nghiệp - xây dựng 12,61 28,21 51,9
Dịch vụ 17,29 22,33 26,6
Nguồn: UBND tỉnh Ninh Bình năm 2010 [14]
Đồng thời với việc làm trên cần tích cực tạo việc làm mới và ổn định để thu hút được nhiều lao động, giảm tỷ lệ người thất nghiệp ở thành thị xuống