Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Sử dụng nguồn nhân lực ở Ninh Bình trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa (Trang 81)

2.4.2.1. Những hạn chế

Giáo dục phổ thông Ninh Bình vẫn còn bộc lộ những yếu kém như: Chất lượng giáo dục toàn diện (nhất là giáo dục đạo đức) có nhiều chuyển biến, song cần được quan tâm để đạt kết quả tốt hơn. Nhiều giáo viên vẫn sử dụng phương pháp giảng dạy và giáo dục lạc hậu, việc đổi mới phương pháp giảng dạy và giáo dục còn lúng túng, nhất là khâu thí nghiệm và thực hành. Việc phân luồng trong đào tạo còn khó khăn, chưa đáp ứng được yêu cầu. Một số trường còn thiếu phòng học, bàn ghế và thiết bị dạy học. Các trung tâm giáo dục thường xuyên, kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp đầu tư còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu của loại hình đào tạo không chính qui cho người đi học và hướng nghiệp các nghề kinh tế kỹ thuật cao cho học sinh.

Cơ cấu đào tạo nghề đại học, cao đẳng và THCN và dạy nghề đã có những chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn bất hợp lý: Năm 2009 số học sinh trong các cơ sở dạy nghề tăng từ 7660 học sinh năm 2006 lên 18064 học sinh năm 2009; trung cấp chuyên nghiệp 8612 học sinh, cao đẳng 1255 học sinh, đại học 1003 học sinh.

Mạng lưới cơ sở dạy nghề chưa đáp ứng với số lượng và cơ cấu ngành nghề(thiếu ngành sản xuất, chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp...). Cơ cấu đông CNKT, nhân viên nghiệp vụ, đặc biệt là CNKT lành nghề đáp ứng yêu cầu của CNH, HĐH đất nước, xuất khẩu lao động. Mạng lưới cơ sở dạy nghề trong thời gian gần đây mới được tổ chức liên thông giữa các cấp trình độ (bán lành nghề, lành nghề, lành nghề có trình

độ cao, cao đẳng, kỹ sư thực hành). Do đó hạn chế đào tạo CNKT bậc cao, chưa khuyến khích được người học nghề.

Dạy nghề chưa thực sự gắn với việc làm, do đó nhiều ngành nghề chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động như các nghề may công nghiệp, điện thử, hàn, xây dựng quản lý, vận hành mạng lưới điện ở nông thôn.

Các trường và cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh có quy mô nhỏ, chưa đáp ứng được yêu cầu học nghề của xã hội. Cơ sở vật chất, thiết bị trong các trường và các cơ sở dạy nghề còn thiếu, lạc hậu về kỹ thuật. Đội ngũ giáo viên thiếu về số lượng, hạn chế về trình độ chuyên môn (xem bảng 2.15):

Bảng 2.15: Một số chỉ tiêu giáo dục đại học, cao đẳng-THCN và Dạy nghề trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Đơn vị tính: người Năm học Chỉ tiêu 2005-2006 2006-2007 2007-2008 2008- 2009 2009- 2010 Số lượng giáo viên Số lượng học sinh Số lượng giáo viên Số lượng học sinh Số lượng giáo viên Số lượng học sinh Số lượng giáo viên Số lượng học sinh Số lượng giáo viên Số lượng học sinh Dạy nghề 181 7660 205 8500 - 9704 - 16544 - 18064 Giáo dục TCCN 234 3961 219 4827 65 4361 193 4331 33 8612 Giáo dục cao đẳng 94 534 101 377 510 2154 544 876 732 1255 Giáo dục đại học - - - - 133 624 154 488 164 1003

Như vậy, mạng lưới đào tạo, nhất là đào tạo nghề của tỉnh Ninh Bình còn chưa đáp ứng được yêu cầu cho công tác đào tạo nhân lực cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu vùng. So với yêu cầu CNH, HĐH và mục tiêu đào tạo NNL tới năm 2010 thì Ninh Bình chưa đáp ứng yêu cầu đào tạo lao động có trình độ cao, điều này thể hiện trong số lao động được qua đào tạo thì lao động có chuyên môn kỹ thuật không bằng còn nhiều. Việc khôi phục nghề cũ, phát triển nghề mới tuy có sự phát triển, số lớp và số người được học nghề ngày càng tăng song chưa đáp ứng được yêu cầu khai thác tiềm năng của tỉnh. Trong lực lượng lao động của tỉnh chủ yếu vẫn là lực lượng lao động phổ thông, lao động kỹ thuật tuy đã được nâng lên nhưng mới chỉ có hơn 28 %.

Lao động qua đào tạo hằng năm chủ yếu vẫn là đào tạo ngắn hạn cho các nghề thủ công nghiệp ở nông thôn nhằm giải quyết việc làm trước mắt. Do đó những lao động qua đào tạo ở Ninh Bình gặp rất nhiều khó khăn khi xin việc làm tại các doanh nghiệp và tham gia dự tuyển lao động xuất khẩu. Việc nuôi dưỡng nhân tài chưa được quan tâm đúng mức từ các cơ sở và các đại phương sử dụng và tuyển dụng nhân lực.

Về đội ngũ công chức hành chính còn có hạn chế về phẩm chất năng lực chuyên môn, kỹ năng hành chính, tinh thần trách nhiệm giảm sút, phong cách làm việc chậm đổi mới, tình trạng quan liêu, tham nhũng, sách nhiễu nhân dân vẫn còn.

Tuy nhiên công chức hành chính vẫn còn không cân đối và cũng chưa được xác định. Có tình trạng khi thực hiện tuyển dụng hoặc nâng ngạch công chức chưa đủ căn cứ về trình độ để tuyển dụng vào vị trí làm việc. Vì vậy, việc tuyển dụng vẫn chưa mang tính khoa học cao, chưa đồng bộ.

Rõ ràng chúng ta thấy bộc lộ rất rõ trình độ đào tạo về chuyên môn của công chức vẫn còn nhiều bất cập. Trước mắt đây là một thách thức lớn đối với không chỉ công tác đào tạo bồi dưỡng mà còn đối với chính sách tuyển chọn công chức.

Bên cạnh đó trình độ chuyên môn thực hiện công việc của công chức hành chính vẫn còn nhiều công chức chưa đủ năng lực công tác trong vị trí của mình. Điều này cho thấy nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng là rất nặng nề. Cần có một giải pháp khả thi cụ thể để không ngừng nâng cao trình độ, năng lực cho công chức.

Mức độ toàn dụng lao động ở Ninh Bình còn thấp, sự phân bố lao động chưa hợp lý, hiệu quả khai thác sử dụng lao động chưa cao.

Cơ cấu sử dụng người lao động của tỉnh trong các ngành kinh tế quốc dân từng bước chuyển dịch đến năm 2009: Lao động nông nghiệp chiếm 49,46% tạo ra 17,93% GDP; Lao động công nghiệp và xây dựng chiếm 28,21% tạo ra 47,18% GDP; Lao động dịch vụ chiếm 22,33% tạo ra 34,88% GDP.

Tuy vậy, trong việc sử dụng lao động trong nông nghiệp và làng nghề tỉnh Ninh Bình vẫn còn một số việc cần tiếp tục được quan tâm giải quyết như: Tỷ lệ thời gian lao động trong nông thôn còn thấp như mới đạt 77,37%/năm, trong đó có những huyện rất thấp mới đạt 75,22%/năm. Trong điều kiện diện tích đất đai bình quân đầu người đang có xu hướng ngày càng thấp (vì quỹ đất nông nghiệp đang có một bộ phận chuyển sang làm các hoạt động kinh tế khác), thì vấn đề sử dụng thời gian lao động ở nông thôn, giải quyết việc làm mới cho người lao động ở nông thôn trở thành vấn đề vô cùng cấp thiết.

Những hạn chế này đã cản trở nhịp độ chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng CNH, HĐH của Ninh Bình trong thời gian qua.

2.4.2.2. Nguyên nhân của hạn chế

Nhận thức về việc làm, về nghề chưa có sự thay đổi trong nhân dân. Phần đông cho rằng phải có bằng Đại học mới có việc làm và có việc làm cho thu nhập cao. Đối với những người không có khả năng vào được các trường cao đẳng, đại học thì chỉ cần giải quyết lợi ích trước mắt là có việc làm ngay nên chỉ học nghề ngắn hạn.

Trình độ cơ sở vật chất, qui mô, số lượng trường và trình độ giáo viên trong các trường dạy nghề không đồng đều, số giáo viên giỏi và có trình độ cao còn ít. Hệ thống các trung tâm hướng nghiệp và dạy nghề tuy đã có nhiều cố gắng nhưng hiệu quả chưa cao. Danh mục các ngành nghề đào tạo chưa nhiều và còn lạc hậu.

Ngân sách của tỉnh còn eo hẹp và thu nhập của dân cư thấp nên nguồn tài chính giành cho đào tạo nghề và nuôi dưỡng nhân tài chưa tương xứng. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển ngành nghề còn chậm do đó số việc làm tạo ra chưa nhiều. Ninh Bình chưa có chính sách tuyển dụng hấp dẫn, cuốn hút lao động nhất là lao động chất lượng cao và số sinh viên là con em của Ninh Bình sau khi tốt nghiệp các trường đại học về công tác tại tỉnh.

Ninh Bình vẫn còn chậm trễ trong đổi mới cơ chế tuyển dụng NNL nên không kích thích được việc đào tạo lại để có thể nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo và nâng cao hiệu quả sử dụng lao động. Sự bất hợp lý trong cơ cấu đào tạo, trình độ học vấn và nghề nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất xã hội. Trong thực tế điều này chỉ có thể giải quyết được thông qua đào tạo lại, phổ cập nghề cho người lao động bởi nhân lực được đào tạo ở Ninh Bình chủ yếu là ngắn hạn.

Cung - cầu lao động mất cân đối (cung lớn hơn cầu; số doanh nghiệp trên địa bàn còn ít chưa thu hút nhiều lao động vào việc làm).

Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo lớn chiếm tỷ trọng lớn; chất lượng lao động nói chung còn thấp; khả năng tiếp cận thị trường và cạnh tranh của lao động còn yếu; cơ cấu ngành nghề đào tạo không hợp lý, thiếu lao động lành nghề, thiếu các chuyên gia kỹ thuật và doanh nhân giỏi.

Đầu tư ngân sách cho giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu. Các phòng học kiên cố, phương tiện thí nghiệm và thực hành cho các trường phổ thông còn thiếu. Các cơ sở đào tạo nghề mới đang từng bước đổi mới để nâng cao chất lượng nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động. Đa số lao

động được đào tạo tập trung vào các ngành nghề thủ công, dịch vụ lao động kỹ thuật cho các ngành sản xuất công nghiệp mũi nhọn hầu như còn quá ít. Nhìn chung, hệ thống các trường đào tạo nghề của tỉnh, các trung tâm dạy nghề cấp huyện và của các doanh nghiệp còn thiếu cả về số lượng và cơ sở vật chất cần thiết phục vụ cho công tác đào tạo. Đội ngũ giáo viên trong các cơ sở dạy nghề thiếu về số lượng và yếu về chất lượng chuyên môn. Nội dung, chương trình và phương thức đào tạo chậm đổi mới; chưa tạo được sự liên thông và gắn kết cần thiết giữa đào tạo với nhu cầu của thị trường lao động trong và ngoài nước. Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa địa phương với các trường đào tạo công nhân kỹ thuật của trung ương trên địa bàn tỉnh trong hoạt động đào tạo để đáp ứng nhu cầu về lực lượng công nhân kỹ thuật lành nghề của tỉnh. Các doanh nghiệp trên địa bàn chưa quan tâm đầu tư để đào tạo lao động tại chỗ, mặc dù Uỷ ban nhân dân tỉnh đã có chính sách hỗ trợ đào tạo theo mô hình này.

Quản lý nhà nước về y tế, giáo dục, đào tạo và thị trường lao động cũng còn nhiều bất cập, cải cách hành chính hiệu quả thấp. Đội ngũ thầy thuốc còn thiếu, không đồng đều, cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành y tế còn nhiều hạn chế, nên một số chương trình, các hoạt động về y tế chưa thể đáp ứng được mục tiêu chăm sóc sức khoẻ, nâng cao tuổi thọ và phòng chống các bệnh xã hội khác.

Thể chế kinh tế thị trường đã hình thành nhưng còn hạn chế; cơ chế, chính sách chưa hoàn thiện,chưa tạo lập đồng bộ; chưa thực sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế; hệ thống pháp luật lao động chưa hoàn thiện, đặc biệt là chưa có luật về dạy nghề, xuất khẩu lao động, Pháp lệnh đình công.

Số lượng và chất lượng của NNL hiện có và sẽ có trong tương lai, xét cả về phương diện lý luận và thực tiễn nó quyết định năng suất và hiệu quả cao hay thấp của sản xuất. Cả hai yếu tố này lại phụ thuộc rất lớn vào các chính sách: dân số, đào tạo và sử dụng NNL. Vì vậy để đáp ứng yêu cầu của (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển kinh tế theo hướng nền kinh tế tri thức Ninh Bình cần phải quan tâm giải quyết các vấn đề sau:

Nguồn nhân lực Ninh Bình đang đứng trước tình hình là thừa lao động, thiếu việc làm, số lượng cung về lao động giản đơn rất lớn trong khi cầu về lao động lành nghề, lao động có hàm lượng trí tuệ cao nhưng khả năng đáp ứng lại rất hạn chế do đó mất cân đối giữa cung và cầu lao động trên thị trường. Theo số liệu đã trình bày ở trên, dân số tự nhiên ở Ninh Bình còn ở mức cao, lao động, việc làm còn khó khăn, hằng năm có khoảng 1,3 vạn lao động được bổ sung và cần giải quyết việc làm. Nguồn lao động lại tăng nhanh trong khi tốc độ phát triển kinh tế ở Ninh còn chậm, chưa có khả năng mở rộng tái sản xuất để thu hút lao động. Cơ cấu ngành nghề còn đang trong quá trình chuyển dịch và lại diễn ra chậm chạp nên sự phát triển nghề về cơ bản đã giúp giải quyết việc làm hàng năm, song vẫn thấp hơn so với yêu cầu phải giải quyết. Sự phát triển của quan hệ cung - cầu về lao động dẫn đến sức ép về giải quyết việc làm ngày càng cao.

Mặt khác, quá trình CNH, HĐH ở Ninh Bình thời gian qua và sắp tới cho thấy nhu cầu đòi hỏi về lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật nhiều hơn lao động giản đơn. Ví dụ nhu cầu của hai khu công nghiệp Gián Khẩu và Tam Điệp và các cụm công nghiệp của địa phương cần tới hàng nghìn lao động; số lao động để thực hiện phát triển các làng nghề cũng đòi hỏi bổ sung hàng nghìn lao động được đào tạo nghề.

Số lao động cần cho quá trình phát triển chủ yếu là lao động lành nghề, lao động có chuyên môn kỹ thuật cao, các nhà quản lý am hiểu cơ chế thị trường. Yêu cầu này đặt trước nguồn cung cấp lao động chủ yếu là lao động phổ thông có tay nghề giản đơn, lao động nhàn dỗi trong nông nghiệp, bộ đội xuất ngũ (số này chiếm gần 80% lực lượng lao động) cho thấy khả năng số người không có việc làm sẽ tiếp tục tăng nếu cung đào tạo nhân lực chuyên môn không đáp ứng kịp thời. Sự lệch pha này làm cho quan hệ cung cầu lao

động vốn đã mất cân đối lại càng mất cân đối hơn, ảnh hưởng đến quá trình thực hiện CNH, HĐH.

Trong thực tiễn, quá trình CNH, HĐH việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để thực hiện quá trình chuyển lao động thủ công thành lao động kỹ thuật sử dụng máy móc công nghệ, có chuyên môn kỹ thuật tăng. Nhưng một điều đáng lo ngại ở Ninh Bình hiện nay là thời gian lao động chưa được sử dụng của lao động nông nghiệp khá cao (gần 25%); trong số những người không có việc làm ở nông thôn thì đại bộ phận là không có nghề, không có vốn và chưa qua đào tạo; số lượng bộ đội xuất ngũ hầu hết chưa qua đào tạo nghề, trình độ đào tạo nhân lực lại bất hợp lý. Số lao động qua đào tạo mới đạt 28%.

Cùng với các tỉnh, thành phố khác trong cả nước Ninh Bình tiến hành CNH, HĐH trong cơ cấu mở với xu hướng khu vực hoá, toàn cầu hoá ngày càng tăng, để hoà nhập vào nền kinh tế khu vực đòi hỏi việc đào tạo nguồn nhân lực phải đáp ứng được yêu cầu cao cả về số lượng và chất lượng. Nhờ đó có thể sản xuất được các hàng hoá có sức cạnh tranh mạnh trên thị trường khu vực và quốc tế, đồng thời tạo được sức cạnh tranh của lao động xuất khẩu Ninh Bình trên thị trường khu vực như: Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia; tiến tới tiếp cận các thị trường cao cấp ở Châu âu, Châu Phi, đặc biệt là thị trường Anh, Nhật Bản. Chính vì vậy, vấn đề đặt ra cho Ninh Bình hiện nay là muốn đạt mục tiêu xuất khẩu lao động để khai thác lợi thế của nguồn lực con người cần phải tăng cường đầu tư và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Sử dụng nguồn nhân lực ở Ninh Bình trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa (Trang 81)