Ninh Bình đối với việc sử dụng nguồn nhân lực
3.2.6.1. Để sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực trước hết cần đổi mới cơ cấu hệ thống đào tạo, tăng nhanh dạy nghề
Trong điều kiện hiện nay, lợi thế tương đối về lao động giản đơn đã mất dần ý nghĩa, lợi thế đã thuộc về những quốc gia nào có lực lượng lao động được đào tạo có trình độ ngang tầm với đòi hỏi của công nghệ hiện đại. Vì vậy việc đào tạo NNL phải gắn với sự phát triển của khoa học công nghệ, phải tạo ra được đội ngũ lao động phù hợp với trình độ công nghệ hiện đại theo hướng tiếp cận nhanh với kinh tế tri thức. Như phần thực trạng đã chỉ rõ, do cơ cấu của NNL qua đào tạo ở nước ta nói chung và ở Ninh Bình nói riêng
đang có sự mất cân đối nghiêm trọng giữa đào tạo đại học, cao đẳng - THCN - dạy nghề. Cho nên trong những năm trước mắt cần phải điều chỉnh cơ cấu đào tạo theo hướng mở rộng quy mô dạy nghề nhằm đáp ứng nhu cầu về số công nhân kỹ thuật rất lớn hiện nay. Để giải quyết vấn đề này, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho việc khôi phục và phát triển dạy nghề cụ thể là:
- Phát triển và hoàn thiện hệ thống các trường dạy nghề, các trung tâm dạy nghề để đáp ứng yêu cầu học nghề cho nhân dân. Khuyến khích các doanh nghiệp mở lớp, mở trường dạy nghề tăng cường hệ thống đào tạo kèm cặp như thợ cả kèm thợ phụ, bồi dưỡng ngoài giờ làm việc theo chuyên ngành gắn với những thay đổi của kỹ thuật công nghệ.
- Tăng dần tỷ trọng đầu tư từ ngân sách, điều chỉnh phân bố cơ cấu ngân sách theo hướng ưu tiên hơn cho lĩnh vực dạy nghề, bên cạnh đó cần khuyến khích huy động các nguồn đóng góp của xã hội cho dạy nghề, cho các quỹ khuyến công, khuyến nông. Có chính sách khuyến khích đội ngũ cán bộ trong các trường đại học,... cao đẳng, các viện nghiên cứu, các trường dạy nghề, mở rộng quy mô nghiên cứu khoa học, gắn khoa học với sản xuất, giảng dạy với thực tiễn để nâng cao chất lượng đào tạo và thúc đẩy KT-XH phát triển.
- Ủy ban nhân dân tỉnh cần tăng cường sự quản lý nhà nước và tăng đầu tư đối với giáo dục đào tạo, đặc biệt là đào tạo nghề nhằm điều chỉnh những hoạt động chệch hướng để nâng cao chất lượng đào tạo, mở mang các mô hình giáo dục đào tạo mới. Có chính sách hỗ trợ về tài chính đối với việc đào tạo NNL cho vùng miền núi.
- Tăng cường mối quan hệ giữa cơ sở sử dụng lao động với các cơ sở đào tạo NNL dưới sự quản lý của chính quyền Tỉnh, đồng thời có chính sách và định mức cụ thể để các doanh nghiệp đóng góp cho việc sử dụng lao động theo trình độ đào tạo.
động vốn đầu tư cho đào tạo nghề thông qua các tổ chức quốc tế UNICEF, UNESCO, WB, và các tổ chức phi chính phủ
3.2.6.2. Hoàn thiện cơ chế chính sách sử dụng nguồn nhân lực
Cùng với quá trình đổi mới nền kinh tế của đất nước trong thời gian qua cơ chế chính sách sử dụng NNL cũng đã có những đổi mới căn bản theo hướng gắn với cơ chế thị trường. Cơ chế này đã bước đầu phát huy được vai trò tích cực trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng NNL, tuy nhiên nó cũng bộc lộ những hạn chế và gây lãng phí không nhỏ về NNL. Vì vậy cần phải tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách sử dụng để phát huy được vai trò to lớn của NNL trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH theo các nội dung sau đây:
- Thực hiện nhất quán chính sách tuyển dụng và sử dụng lao động theo cơ chế thị trường.
- Có chính sách hỗ trợ cho người sử dụng nhiều lao động và có chính sách khuyến khích cơ sở sử dụng lao động áp dụng công nghệ mới để thu hút và khai thác được NNL đã qua đào tạo khắc phục tình trạng chảy máu chất xám.
- Có chính sách ưu đãi đặc biệt để thu hút nhân tài (những nhà khoa học, các nhà quản lý, kinh doanh giỏi, giáo viên giỏi…) về làm việc ở Ninh Bình.
Các giải pháp nêu trên đối với sử dụng NNL có mối quan hệ chặt chẽ với nhau đòi hỏi phải được thực hiện một cách đồng bộ. Kết quả của việc thực hiện thể hiện rõ việc nhận thức và giải quyết một cách linh hoạt, đồng bộ mối quan hệ giữa đào tạo và sử dụng NNL, giữa cung và cầu NNL trong từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH ở Ninh Bình.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu đề tài “Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Ninh Bình” tác giả luận văn đã hoàn thành được
những mục tiêu đặt ra trong nghiên cứu và có những đóng góp sau:
- Luận văn đã làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về sử dụng NNL trơng quá trình CNH, HĐH với việc làm rõ một số khái niệm cơ bản về việc sử dụng NNL, sự cần thiết khách quan của sử dụng NNL trong CNH, HĐH. Đồng thời luận văn cũng làm rõ những nội dung của sử dụng NNL được đào tạo trong phát triển KT-XH cũng như những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sử dụng NNL. Luận văn cũng làm rõ tác động của sử dụng NNL đối với sự phát triển kinh tế ở Ninh Bình trong thời gian qua.
- Luận văn đã làm rõ chủ trương của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương về sử dụng NNL. Trên cơ sở đó luận văn đi sâu nghiên cứu và đánh gía thực trạng về sử dụng NNL ở tỉnh Ninh Bình trong thời gian qua. Từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm về sử dụng NNL.
- Xuất phát từ mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh và những yêu cầu đặt ra trong CNH, HĐH, luận văn đã làm rõ phương hướng sử dụng NNL của tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới. Tiếp tục giải quyết đúng đắn mối quan hệ về NNL và sử dụng có hiệu quả NNL của tỉnh, trong đó đặc biệt là NNL đã qua đào tạo. Để hướng tới giải quyết tốt phương hướng đặt ra trong sử dụng NNL nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của địa phương, luận văn đã đưa ra hệ thống giải pháp nhằm tăng thêm tính hiệu quả về giáo dục, đào tạo đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH của địa phương. Tiếp tục tạo nhiều việc làm mới để có thể toàn dụng lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng NNL, hình thành và phát triển thị trường lao động, tăng cường vai trò của nhà nước và chính quyền địa phương Ninh Bình đối với việc sử dụng NNL, hoàn thiện cơ chế chính sách sử dụng NNL.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Trọng Chuẩn (1997), “Nguồn nhân lực trong chiến lược kinh tế xã hội của nước ta đến năm 2010”, Tạp chí Triết học, (4), tr.19-22.
2. Cục thống kê Ninh Bình (2009), Niên giám thống kê Ninh Bình 2009,
Ninh Bình.
3. Hồ Trọng Diện (2003), "Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước", Tạp chí Lý
luận chính trị, tr.49-53.
4. Nguyễn Hữu Dũng (2002), "Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế", Tạp chí Lý luận Chính trị, (8), tr.20-24.
5. Nguyễn Hữu Dũng (2003), Sử dụng hiệu quả nguồn lực con người ở Việt Nam, Nxb. Lao động Xã hội, Hà Nội.
6. Hồ Anh Dũng (2002), Phát huy yếu tố con người trong lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
7. Đặng Dũng (2004), “Phát triển bền vững dựa trên tri thức”, Tạp chí Lý luận Chính trị, (11), tr.9-10.
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb. Sự thật, Hà Nội.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ X,
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XI,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
13. Đảng bộ tỉnh Ninh Bình (9/2010), Các văn kiện trình Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XVIII, Ninh Bình .
14. Đảng bộ tỉnh Ninh Bình (12/2010), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XX, nhiệm kỳ 2010-2015, Ninh Bình .
15. Đinh Đăng Định (2004), Một số vấn đề về lao động việc làm và đời sống
người lao động ở Việt Nam hiện nay, Nxb. Lao động, Hà Nội.
16. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lênin (2002), Nxb. Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
17. Phạm Minh Hạc (1996), Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiê ̣p
hóa, hiê ̣n đại hóa, Nxb. Chính trị quốc gia , Hà nội.
18. Trần Kim Hải (1999), Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Hà Nội.
19. Đoàn Văn Khái (2000), Nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Luận án Tiến sỹ, Hà Nội.
20. Vũ Thị Mai (2004), “Vấn đề khai thác và sử dụng hợp lý nguồn lực con người”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, (80), tr.53.
21. V.I.Lênin (1997), Toàn tập, tập 38, Nxb. Tiến bộ, Matxcơva. 22. V.I.Lênin (1997), Toàn tập, tập 41, Nxb. Tiến bộ, Matxcơva.
23. Mác-Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 4, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 24. Mác-Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 32, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
25. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 5, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 26. Phạm Công Nhất (2008), “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng
27. Phạm Thành Nghị và các tác giả (2004), Quản lý nguồn nhân lực ở Việt
Nam, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
28. Minh Ngọc (2/2009), “Một số giải pháp giải quyết việc làm cho lao động ở Ninh Bình”, Báo Ninh Bình.
29. Phan Thanh Phố (1/1994), "Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong sự gắn bó với phân công lại lao động xã hội", Tạp chí Lao động và Xã hội, tr.17- 18.
30. Phan Thanh Phố (5/2004), "Phát triển nguồn nhân lực theo hướng kinh tế tri thức", Tạp chí Kinh tế và phát triển, tr.15.
31. Nguyễn Duy Quý (1998), “Phát triển con người tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta”, Tạp chí Cộng sản, (19), tr.24.
32. Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình (2003), Giáo dục và đào tạo Ninh
Bình trên đường phát triển, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
33. Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình (2005), Lịch sử Giáo dục tỉnh Ninh
Bình (1945-2005), Ninh Bình.
34. Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình (2010), Chiến lược phát triển Giáo
dục đào tạo Ninh Bình đến 2020, tr.7-10.
35. Sở Nội vụ Ninh Bình (2010), Kết quả điều tra, khảo sát công chức hành
chính, Ninh Bình.
36. Lê Hữu Tăng (1997), Về động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội,
Nxb. Khoa học Xã hô ̣i, Hà Nội.
37. Hứa Trung Thắng (2004), Phương pháp quản lý hiệu quả nguồn nhân lực, Nxb. Lao động - Xã hội, Hà Nội.
38. Nguyễn Thị Thơm (2003), "Hiệu quả sử dụng lao động ở nước ta và
39. Hà Quý Tình (2003), Vai trò của Nhà nước trong việc tạo tiền đề NNL cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta, Luận án Tiến sỹ kinh tế.
40. Trần Văn Tùng (2009), “Phát triển nguồn nhân lực kinh nghiệm thế giới
và thực tiễn nước ta”, Nxb chính trị quốc gia Hà Nội.
41. Trần Văn Tuý (2009), Bước tiến mới trong giao dịch giới thiệu việc làm, http://www vieclambn.com.
42. Từ điển tiếng Việt (1998), Nxb. Đà Nẵng.
43. Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình (2010), Báo cáo tình hình thực hiện kế
hoạch phát triển kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2010, Ninh Bình.
44. Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình (2010), Báo cáo tình hình thực hiện kế
hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2005 - 2010, Ninh Bình.
45. Viện Thông tin (1995), Con người và nguồn lực con người trong phát triển, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
46. Hà Yên (2004), "Xuất khẩu lao động - Một thách thức lớn cho khát vọng vươn tới thị trường lao động quốc tế", Tạp chí Lao động và Công đoàn, tr.25-41.
PHỤ LỤC
Phụ lục1: Dân số trung bình phân theo thành thị - nông thôn
Đơn vi ̣ tính: Nghìn người
Năm Tổng số dân Thành thị Nông thôn
2005 893.463 139.324 754.139
2006 894.593 144.359 750.234
2007 896.068 149.634 746.434
2008 898.128 155.502 742.626
2009 901.686 169.852 731.834
Nguồn: Niên giám thống kê Ninh Bình năm 2009.
Phụ lục 2: Diện tích và dân số trung bình năm 2009 phân theo đơn vị hành chính
STT Đơn vị hành chính Diê ̣n tích (km2) Dân số (người) Mật độ dân số (người/km2 ) Toàn tỉnh 1.389,1 901.686 649 1 Thành phố Ninh Bình 46,7 110.321 2.362 2 Thị xã Tam Điệp 106,8 54.483 510
3 Huyện Nho Quan 458,6 144.201 314
4 Huyện Gia Viễn 178,5 115.604 648
5 Huyện Hoa Lư 102,9 66.230 644
6 Huyện Yên Khánh 137,9 134.502 975
7 Huyện Kim Sơn 213,3 165.566 776
8 Huyện Yên Mô 144.4 110.779 767
Phụ lục 3: Lao động đang làm việc trong các nghành kinh tế phân theo thành phần kinh tế
Đơn vi ̣ tính: Nghìn người
Năm Tổng số Nhà nƣớc Ngoài nhà nƣớc Khu vực đầu tƣ nƣớc ngoài 1995 380,5 35,5 345,0 - 2000 409,3 36,9 372,4 - 2003 443,2 41,5 401,7 - 2004 449,8 42,6 407,2 - 2005 455,2 42,9 412,3 - 2006 458,8 37,7 421,1 - 2007 463,2 34,0 429,2 - 2008 480,3 33,3 447 - 2009 501,6 34,7 466,9 -
Phụ lục 4: Số lao động trong các doanh nghiệp đang hoạt động phân theo ngành kinh tế
Đơn vi ̣ tính: Nghìn người
Năm 2007 2008 2009
Tổng số 463,2 480,3 501,6
Nông, lâm nghiệp và thủy sản 254,2 259,6 248,1
Khai khoáng 4,5 4,4 4,8
Công nghiệp chế biến, chế tạo 83,8 86,3 103,5 Sản xuất và PP điện, khí đốt, nước
nóng, hơi nước và điều hòa không khí 2 2,6 3,1
Xây dựng 37,6 38,9 38
Thương nghiệp sửa chữa 33,1 33,4 41,1
Dịch vụ lưu trú và ăn uống 6,5 6,6 10,4
Vân tải kho bãi, TTLL 8,4 12,0 10,1
Tài chính tín dụng 1,3 1,4 1,7
Thông tin và truyền thông 0,4 0,7 0,9
Giáo dục và đào tạo 13 12,7 15,7
Y tế và hoạt động cứu trợ 2,1 2,2 2,7
Nghệ thuật, vui chơi, giải trí 0,4 0,6 0,4
Hoạt động dịch vụ khác 1,3 3,7 3,3