Những thành tựu

Một phần của tài liệu Sử dụng nguồn nhân lực ở Ninh Bình trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa (Trang 78)

Nhờ có sự thay đổi nhận thức đối với NNL, sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Tỉnh uỷ, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình, trong thời gian qua sự nghiệp giáo dục và đào tạo Ninh Bình nói chung và đào tạo NNL nói riêng đã đạt được những thành tích đáng kể.

+ Thứ nhất, hệ thống giáo dục phổ thông và đào tạo nghề ngày càng được mở rộng, nhờ đó trình độ dân trí được nâng cao tạo nền tảng vững chắc cho sự tiếp tục đào tạo nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật, trình độ tay nghề, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sử dụng NNL.

+ Thứ hai, về cơ bản Ninh Bình đã đảm bảo được yêu cầu đào tạo nghề ngắn hạn; các ngành nghề đào tạo đa dạng, phong phú, bước đầu phù hợp với yêu cầu CNH, HĐH.

+ Thứ ba, công tác xã hội hoá giáo dục đào tạo nghề đã được triển khai và có hiệu quả. Việc khôi phục và phát triển các ngành nghề, làng nghề được nhiều ngành, nhiều cấp quan tâm hơn trước. Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các ngành, địa phương và các tổ chức xã hội mở được nhiều lớp dạy nghề (hơn 500 lớp) và khoảng 600 lớp khuyến công, khuyến nông chuyển giao tiến bộ kỹ thuật công nghiệp, do đó làm tăng số làng có nghề tiểu thủ công nghiệp hơn trước. Năm 2000 có 30 làng nghề, đến năm 2010 có 62 làng nghề, do vậy việc làm mới tạo ra ngày càng nhiều, số lao động tham gia các hoạt động kinh tế ngày càng tăng, qui mô sử dụng NNL càng mở rộng.

+ Thứ tư, Ninh Bình đã có nhiều cố gắng để giải quyết vấn đề lao động và việc làm. Trong thời gian qua, Ninh Bình đã thu hút và tạo việc làm cho nhiều lao động, tăng thêm thời gian lao động được sử dụng ở nông thôn lên hơn 70% và góp một phần rất quan trọng trong việc tăng tổng sản phẩm của tỉnh, giảm tỷ lệ thất nghiệp và tình trạng nông nhàn ở nông thôn.

+ Thứ năm, kết quả đào tạo đã góp phần quan trọng trong việc xuất khẩu lao động. Theo số liệu của Sở Lao động thương binh và xã hội tỉnh thì đến năm 2010 xuất khẩu được 1700 lao động. Đối với lao động sau khi được đào tạo nghề đã có việc làm ổn định(khoảng 70% so với tổng số lao động được đào tạo); còn khoảng 20% là việc làm chưa ổn định vì muốn tìm nơi có thu nhập cao hơn hoặc đi xuất khẩu lao động.

Các lợi thế so sánh về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên là một trong những thuận lợi để Ninh Bình mở rộng quan hệ giao lưu, trao đổi và hợp tác với bên ngoài (cả trong và ngoài nước), tạo ra nhiều cơ hội cho việc phát triển KT- XH và phát huy có hiệu quả các tiềm năng đào tạo và sử dụng NNL của tỉnh.

Từ năm năm 2000 đến nay nền kinh tế của Ninh Bình đã có nhiều chuyển biến tích cực mang tính ổn định, vững chắc. Tốc độ GDP bình quân

hằng năm giai đoạn 2001-2010 đạt 16,5% (mục tiêu là 14,5%/ năm). Đi đôi với tốc độ tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch nhanh theo hướng CNH (tỉ trọng ngành nông nghiệp trong GDP theo giá so sánh 1994, giảm từ 30,89% năm 2005 xuống 17,93% năm 2009; tỉ trọng ngành công nghiệp và xây dựng tăng từ 35,70% năm 2005 lên 47,18% năm 2009). Tỷ trọng GDP công nghiệp - xây dựng ngày càng tăng nhanh, tạo thêm nhiều việc làm phi nông nghiệp mới, việc làm ổn định và thu nhập cao, mở rộng quy mô đào tạo và sử dụng NNL.

Đời sống nhân dân tỉnh Ninh Bình được cải thiện đáng kể. Năm 2009, GDP đạt 16,575 tỷ đồng (theo giá thực tế), bình quân đầu người 20,9 triệu đồng. Đến năm 2010, Ninh Bình không còn hộ đói, số hộ nghèo chỉ còn 6,15%, góp phần nâng cao chất lượng NNL.

Cơ sở hạ tầng cơ bản có liên quan trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người dân, chất lượng NNL trong tỉnh cũng được cải thiện.

Sự nghiệp giáo dục ngày càng phát triển. Hệ thống giáo dục của tỉnh mở rộng qui mô, tất cả các huyện, thị đều có trường học từ mẫu giáo đến THPT. Tính đến năm 2010, trên địa bàn tỉnh có 1 trường đại học và 4 trường cao đẳng, 2 trường trung cấp, 3 trung tâm giới thiệu việc làm cùng với 2 cơ sở dạy nghề cấp trung ương và hàng trăm cơ sở truyền nghề của cá nhân và tập thể.

Y tế và các vấn đề nâng cao sức khoẻ cộng đồng cũng được các cấp quan tâm. Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có một hệ thống bệnh viện, trạm xá, trạm y tế từ tỉnh đến huyện, xã đảm bảo đủ cơ sở để chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho cộng đồng nâng cao chất lượng NNL.

Vấn đề nhà ở cho người có công và hộ nghèo được quan tâm. Đến cuối tháng 5/2009 Ninh Bình đã khởi công 1252/1258 nhà đạt 99,5% tổng số hộ được phê duyệt hỗ trợ, trong đó hoàn thành 1171/1258 nhà đáp ứng yêu cầu về tiến độ và chất lượng đề ra. Giải quyết vấn đề nhà ở cũng là một trong những giải pháp hỗ trợ cho việc sử dụng nguồn nhân lực ngày càng hiệu quả hơn.

Tư duy về kinh tế thị trường, về thị trường lao động từng bước được đổi mới theo hướng phát triển kinh tế đa thành phần. Nhận thức của người dân đã có sự thay đổi cơ bản, nhất là quan niệm mới về làm giàu, về việc làm, xoá bỏ bao cấp..., năng động, sáng tạo, tự chủ hơn trong tạo việc làm, tìm việc làm, tham gia tích cực vào thị trường lao động và các hoạt động đào tạo…

Một phần của tài liệu Sử dụng nguồn nhân lực ở Ninh Bình trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)