Thực trạng sử dụng lao động trong các ngành kinh tế

Một phần của tài liệu Sử dụng nguồn nhân lực ở Ninh Bình trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa (Trang 62)

Tổng số lao động trong độ tuổi ở Ninh Bình chiếm 60,84% dân số. Năm 2010 trong gần 607.417 người có 85,99% lao động tham gia hoạt động kinh tế. Phần lớn lao động tập trung ở khu vực nông thôn. Trong số lao động tham gia hoạt động kinh tế có 48,29% lao động làm nông nghiệp. Riêng khu

vực nông thôn có 75,11% lao động làm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.

Số lao động đang làm việc được phân theo các ngành kinh tế ở tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2006-2009 (xem bảng 2.3):

Bảng 2.3. Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế ở Ninh Bình thời kỳ 2006-2009. Đơn vị tính: Nghìn người TT Ngành Năm 2006 2007 2008 2009 Toàn tỉnh 458,8 463,2 480,3 501,6 I Khu vực sản xuất 385,3 380,3 391,8 363,3

1 Nông - lâm nghiệp, thủy sản 283,1 254,2 259,6 248,1

2 Khai khoáng 4,0 4,5 4,4 4,8

3 Công nghiệp chế biến 75,5 83,8 86,3 103,5 4 Sản xuất phân phối điện, nước 1,8 2 2,6 3,1

5 Xây dựng 20,9 37,6 38,9 38,0

II Khu vực dịch vụ 71,2 48,5 82,2 89,3

1 Khách sạn, nhà hàng 5,1 6,5 6,6 10,4

2 Vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc 5,1 8,4 12,0 10,1

3 Tài chính, tín dụng 1,3 1,3 1,4 1,7

4 Hoạt động khoa học, công nghệ 0,3 0,6 0,7 0,8 5 Hoạt động liên quan kinh doanh tài sản 2,2 2,4 2,5 3,0 6 Quản lý NN và an ninh, quốc phòng … … … …

7 Giáo dục - đào tạo 12,8 13 12,7 15,7

8 Y tế và hoạt động cứu trợ 2,2 2,1 2,2 2,7 9 Hoạt động nghệ thuật, vui chơi và giải

trí

0,6 0,6 0,4 0,6

10 Hoạt động Đảng, đoàn thể 8,6 9,2 8,6 9,9

11 Hoạt động dịch vụ khác … 1,3 3,7 3,3

12 Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy và xe có động cơ khác

33,0 33,1 34,4 41,1

Qua bảng trên ta thấy năm 2009, lao động làm việc trong khu vực sản xuất chiếm 72,4%, trong khu vực dịch vụ chiếm 17%. Trong đó cơ cấu lao động được sử dụng trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 49,46%, trong công nghiệp và xây dựng chiếm 28,20%, trong dịch vụ chiếm 17%.

2.3.2.1. Sử dụng lao động trong ngành nông nghiệp

Sử dụng lao động trong ngành trong nông nghiệp và làng nghề: số lao động này được thu hút vào 23 cụm công nghiệp và 60 làng nghề, trong năm 2009 đã giải quyết việc làm cho 17.322 người; trên địa bàn nông thôn, ngoài số lao động thu hút vào các làng nghề còn có 8.168 lao động được thu hút vào 1.503 trang trại. Từ kết quả điều tra lao động việc làm tỉnh Ninh Bình năm 2009 thì số nhân khẩu toàn tỉnh từ 15 tuổi trở lên là 666.085 người, chiếm 73,87% dân số toàn tỉnh, trong đó:

+ Số nhân khẩu trong độ tuổi lao động là 501.525 người, chiếm 55,62% dân số toàn tỉnh.

+ Số nhân khẩu từ 15 tuổi trở lên ở vùng nông thôn là 538.314 người chiếm 73,47% dân số thường trú trong khu vực, trong đó số nhân khẩu trong độ tuổi lao động là 444.089 người chiếm 60,61% dân số thường trú trong khu vực.

- Tổng số nhân khẩu nông thôn là 732,7 nghìn người (số liệu của Cục thống kê tỉnh, tính đến 31/12/2009), trong đó số người trong độ tuổi lao động là 444.089 người chiếm 60,61% tổng số nhân khẩu.

+ Lao động trong nông nghiệp có 252.262 người, phân bố ở các lĩnh vực nông nghiệp, làng nghề (hầu hết ở trong nông nghiệp).

+ Lao động trong các làng nghề có khoảng 200.000 người, phân bố ở các lĩnh vực công nghiệp chế biến, xây dựng, thương mại, vận tải... trong đó phần lớn trong ngành công nghiệp chế biến.

Lực lượng lao động trong nông nghiệp và làng nghề gồm những người có khả năng lao động là chủ yếu, ngoài ra còn có những người chưa đến độ

tuổi lao động và ngoài độ tuổi lao động. Tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng ở nông thôn và làng nghề là: 77,37%.

2.3.2.2. Sử dụng lao động trong ngành công nghiệp

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XVIII đã chỉ ra: Ninh Bình phấn đấu đến năm 2015 cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2011 đạt 2750 tỷ đồng, tăng trên 18,7%/năm so với cùng kỳ năm trước. Toàn tỉnh hiện có 7 khu công nghiệp tập trung, trong đó nhiều khu công nghiệp đã đi vào hoạt động thu hút một lượng lớn lao động trong đó chủ yếu lao động là người địa phương. Đến năm 2020 tỉnh Ninh Bình sẽ có 2 khu công nghiệp lớn với diện tích 324,6ha là khu công nghiệp Khánh Phú và khu công nghiệp Tam Điệp, hứa hẹn việc giải quyết một số lượng lớn việc làm cho người lao động của tỉnh.

Số lao động trong ngành công nghiệp tăng dần lên từ năm 2006 đến năm 2009. Năm 2006: 75,5 nghìn người; năm 2009: 103,5 nghìn người. Nếu xem xét theo thành phần kinh tế, trong tổng số lao động trên địa bàn số lao động thuộc thành phần kinh tế nhà nước chiếm tỷ lệ thấp: 6,9%, thành phần kinh tế ngoài nhà nước là 93,1%.

Lao động làm việc tại các khu công nghiệp có trình độ rất khác nhau. Đa số là lao động phổ thông (70%), còn lại là lao động có trình độ từ trung cấp trở lên. Có một thực tế ở các khu công nghiệp là nhiều lao động được đào tạo song công việc không sử dụng đến kiến thức được đào tạo mà công nhân chỉ được trả lương bằng lao động phổ thông, gây lãng phí quá trình học tập, làm giảm nhu cầu học tập của lao động, trình độ của lao động không được nâng cao. Lao động là phụ nữ trong quá trình mang thai và nuôi con nhỏ không có được những chế độ đãi ngộ hợp lý thường phải nghỉ việc tạm thời ảnh hưởng tới thu nhập và đời sống của bản thân lao động và gia đình họ. Thu nhập của công nhân ở nhiều công ty còn thấp nên ngoài thời gian làm việc ở

công ty họ vẫn phải làm thêm những công việc khác. Điều này ảnh hưởng tới hiệu quả công việc nhất là sức khoẻ của người lao động.

2.3.2.3. Sử dụng lao động trong ngành dịch vụ

Ngành dịch vụ ở Ninh Bình có nhiều tiến bộ, bước đầu hình thành đồng bộ các yếu tố thị trường. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng bình quân 30,4% năm. Nhiều loại hình dịch vụ tăng trưởng cao như: vận chuyển hàng hóa và hành khách, thương nghiệp, khách sạn, viễn thông, tài chính, tín dụng, tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp... Sử dụng lao động trong khu vực dịch vụ có những chuyển biến rõ rệt: số lao động này tăng dần qua các năm. Năm 2006: 71,2 nghìn người; năm 2009: 89,3 nghìn.

Du lịch bước đầu có chuyển biến tiến bộ với việc khai thác những điểm di tích văn hóa lịch sử: Tam Cốc, Bích Động, Trường Yên, khu du lịch sinh thái Tràng An,... khai thác các lễ hội văn hóa như lễ hội chùa Bái Đính, lễ hội vua Đinh vua Lê... Năm 2010 số lượng hành khách tăng 19,4% nâng tổng doanh thu dịch vụ lên 19,12%/năm.

Nhờ sự phát triển của dịch vụ số lao động tìm được việc làm trong ngành dịch vụ tăng lên đáng kể góp phần giải quyết việc làm cho người lao động.

Bảng 2.7: Số lao động kinh doanh thƣơng mại, khách sạn, nhà hàng và dịch vụ phân theo thành phần kinh tế

Đơn vị: người Năm 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng số 43.441 47.973 61.611 65.715 69.557 KV kinh tế trong nước 43.441 47.973 61.440 65.581 69.413 Nhà nước 758 250 238 263 250 Trung ương - - - - - Địa phương 758 250 238 263 250 Tập thể 439 438 220 437 465 Cá thể 37.867 41.829 54.585 56.290 59.420 Tư nhân 4.377 5.456 6.397 8.591 9.278 KV có vốn ĐTNN - - 171 134 144

Nguồn: Niên giám thống kê Ninh Bình

Lao động dịch vụ ở Ninh Bình hiên nay hoạt động trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên ở khu vực này lao động chủ yếu là của bộ phận cá thể, tư nhân, chiếm khoảng 90% lao động. Các loại dịch vụ phục vụ lễ hội chưa được tổ chức đồng bộ, lao động làm việc tự phát làm giảm hiệu quả kinh tế.

Một phần của tài liệu Sử dụng nguồn nhân lực ở Ninh Bình trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa (Trang 62)