những nguyên nhân khiến cho tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn Việt Nam tăng từ 16.2% năm 2008 lên 17,4% năm 2010, trong khi tỷ lệ hộ nghèo ở thành thị chỉ tăng từ 6,7% năm 2008 lên 6,9% năm 2010
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất bị thu hồi đất
1.1.4.1. Chính sách của nhà nước
Với điểm xuất phát thấp, bản thân người lao động nông thôn không đủ khả năng để tự giải quyết công ăn việc làm cho chính mình trong quá trình hội nhập, để góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn cần có sự hỗ trợ của nhà nước trên nhiều mặt. Vai trò của nhà nước ảnh hưởng tới việc làm của người lao động nông thôn thông qua việc xây dựng chiến lược phát triển đất nước, quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, các khu đô thị, trợ giúp vốn, phát triển nguồn nhân lực,…; Thông qua các chính sách của mình nhà nước đã tác động tới việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, hướng dẫn, khuyến khích người lao động phát triển ngành nghề, tạo việc làm, tạo vốn cho đầu tư phát triển ngành nghề qua vay vốn ưu đãi, qua luật đầu tư, qua việc tạo lập môi trường đầu tư, qua các chính sách phát triển thị trường lao động …
Nhà nước đã ban hành nhiều quy định về thu hồi đất và giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất. Gần đây là Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ ban hành quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư. Trên cơ sở Nghị định này, ngày 16 tháng 11 năm 2012 Thủ tướng Chính phủ ban hành văn bản số 52/2012/QĐ-TTg: “Quyết định về chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp”
Theo đó, đối tượng được hỗ trợ là người lao động thuộc các hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp mà không có đất để bồi thường. Những người này phải có hộ khẩu thường trú tại hộ gia đình có đất nông nghiệp bị thu hồi ngoài khu dân cư; trong độ tuổi lao động, có nhu cầu học nghề, chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm, vay vốn tạo việc làm.
Kinh phí hỗ trợ học nghề ngắn hạn được thực hiện theo quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 22 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. Kinh phí hỗ trợ học nghề trung cấp, cao đẳng tối đa không quá một khóa học, không quá mức trần học phí đối với cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng nghề công lập, kinh phí này được bố trí từ kinh phí hỗ trợ chuyển đổi nghề nằm trong phương án đào tạo, chuyển đổi nghề và được tính trong tổng kinh phí của dự án đầu tư hoặc phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư được duyệt.
Người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp có nhu cầu tìm việc làm được hỗ trợ tư vấn học nghề, giới thiệu việc làm miễn phí tại các trung tâm giới thiệu việc làm trực thuộc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, được vay vốn từ quỹ quốc gia về việc làm theo quy định của pháp luật. Các cơ sở sản xuất kinh doanh nhận nhiều lao động bị thu hồi đất vào làm việc được hưởng các chính sách ưu đãi về đất đai, tín dụng, thuế theo quy định của pháp luật.
Người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài sẽ được hỗ trợ một lần 100% học phí học nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết, hỗ trợ một lần 100% chi phí khám sức khỏe, làm hộ chiếu, thị thực và lý lịch tư pháp trước khi làm việc ở nước ngoài, được vay vốn một lần với lãi suất ưu đãi từ ngân hàng chính sách xã hội để chi trả các chi phí cần thiết để đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài với mức vay và thời gian cho vay theo quy định.
1.1.4.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương
Đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương tác động đến cung và cầu lao động ở địa phương đó.
Những địa phương có nhiều làng nghề như Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng… thì những làng nghề này cũng góp phần giải quyết việc làm cho một lượng lao động bị thu hồi đất.
Tuy nhiên, do tốc độ tăng dân số những năm trước đây quá nhanh, nên số người bước vào độ tuổi lao động ngày càng nhiều, tốc độ tạo việc làm không tăng kịp tốc độ gia tăng của nguồn lao động nói chung, lao động bị thu hồi đất nói riêng. Ngoài ra còn phải kể tới số lao động bị mất việc do tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu, của sức cạnh tranh yếu kém của nền kinh tế nước ta, đó là một sức ép lớn đối với bất kỳ một địa phương nào.
Các địa phương có trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng …sẽ có điều kiện tốt hơn để giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất. Ở những địa phương này các ngành công nghiệp và dịch vụ phát triển mạnh, nguồn vốn cũng như nguồn ngân sách dồi dào hơn các địa phương khác, vì thế việc thu hút lao động từ khu vực nông nghiệp vào khu vực phi nông nghiệp, việc hỗ trợ cho lao động bị thu hồi đất về đào tạo, về tự tạo việc làm thuận lợi hơn.
Nhìn chung, các địa phương thu hồi đất để phát triển các khu công nghiệp, các khu đô thị thì đến lượt mình các khu công nghiệp, các khu đô thị lại góp phần vào việc giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, các khu công nghiệp, khu đô thị mới chỉ thu hút được phần nhỏ trong số lao động bị thu hồi đất. Việc giải quyết việc làm cho lực lượng lao động này tùy thuộc rất nhiều vào trình độ và đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương. Những địa phương có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế biển, kinh tế du lịch, kinh tế cửa khẩu… sẽ thuận lợi hơn trong giải quyết việc làm cho người lao động, trong đó có lao động bị thu hồi đất.
1.1.4.3. Chính sách và ứng xử của doanh nghiệp
Giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất tùy thuộc rất nhiều vào các doanh nghiệp có cơ sở sản xuất kinh doanh trên đất bị thu hồi.
Trước hết, đó là việc chấp hành các chính sách của Nhà nước về đền bù giải phóng mặt bằng để xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh.
Tiếp theo, đó là chính sách đào tạo của doanh nghiệp cho lao động bị thu hồi đất. Để giảm tối đa chi phí kinh doanh nhiều doanh nghiệp đã không thực hiện chính sách này và thường thu hút lao động có tay nghề phù hợp từ các địa phương khác.
Tiền lương quá thấp của nhiều doanh nghiệp cũng khiến cho lao động bị thu hồi đất tại địa phương không vào làm việc tại các doanh nghiệp này.
Thái độ ứng xử phi truyền thống, thiếu văn hóa của không ít chủ doanh nghiệp đối với người lao động cũng là một yếu tố khiến cho người lao động trong doanh nghiệp, trong đó có lao động bị thu hồi đất nản lòng, sẵn sàng từ bỏ doanh nghiệp dù rằng sẽ bị thất nghiệp.
Việc tôn trọng hợp đồng lao động là yếu tố cần thiết để người lao động yên tâm làm việc trong doanh nghiệp. Thực tế cho thấy hợp đồng lao động bị các chủ doanh nghiệp vi phạm ở nhiều nơi khiến cho tình trạng đình công, bỏ việc có xu hướng trở thành phổ biến.
Bên cạnh đó, các dịch vụ nhà ở, ăn uống, đi lại còn nhiều bất cập, đời sống vật chất và tinh thần của người lao động gặp nhiều khó khăn. Các vấn đề an ninh, trật tự an toàn xã hội như tình hình trộm cắp tài sản của người lao động, các tệ nạn xã hội… diễn ra hết sức phức tạp. Tuy nhiên, hầu như các doanh nghiệp vẫn chưa có chính sách cụ thể nào về vấn đề này.
1.1.4.4. Khả năng đáp ứng của người lao động
Ở các nước đang phát triển lao động bị thu hồi đất chủ yếu là lao động nông nghiệp, nông thôn, trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật,… của họ thường rất thấp, do vậy khi thu hồi đất để phát triển các khu công nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng, v.v…cơ hội tìm kiếm công ăn việc làm của người lao động nông nghiệp ở các đô thị là rất khó khăn. Ngay cả trong sản xuất nông nghiệp hiện nay - thời đại khoa học công nghệ - lao động nông nghiệp cũng đòi hỏi phải được đào tạo và đào tạo lại. Cùng với tiến trình CNH, HĐH & ĐTH đặt ra nhu cầu mới cho người lao động, đòi hỏi người lao động phải nâng cao năng lực trình độ của mình. Nếu người lao động bị thu hồi đất không được đào tạo và đào tạo lại đáp ứng nhu cầu mới, thì tự họ sẽ mất công ăn việc làm, cơ hội tìm kiếm việc làm sẽ rất khó khăn, tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm là không tránh khỏi.
Thực trạng về lao động và việc làm ở các nước đang phát triển đã chứng minh: lao động có tay nghề cao, trình độ chuyên môn giỏi đang rất thiếu, trong khi lao động thủ công và lao động có tay nghề thấp lại thừa với số lượng lớn. Do vậy, muốn giải quyết được công ăn việc làm cho lao động bị thu hồi đất cần phải quan tâm tới việc đào tạo, đào tạo lại đội ngũ lao động này theo cơ cấu hợp lý, phù hợp với từng giai đoạn CNH, HĐH & ĐTH.
Trình độ tay nghề thấp không phải là yếu tố duy nhất cản trở người lao động bị thu hồi đất tìm được việc làm. Thể lực của người lao động trong nông nghiệp thường là khó đáp ứng yêu cầu của sản xuất kinh doanh hiện đại. Áp lực tâm lý của công việc trong các doanh nghiệp, thâm chí là trong cả các cơ sở sản xuất của làng nghề là rất lớn, cường độ lao động cao, yêu cầu về sức bền bỉ nói riêng, sức khỏe nói chung của người lao động trong các doanh nghiệp hiện đại cao hơn rất nhiều so với làm việc trong nông nghiệp.
Năng lực hiểu biết thực tiễn, phẩm chất đạo đức, phong cách làm việc, khả năng thích ứng với hoàn cảnh không ngừng biến đổi, ý chí vươn lên thoát nghèo và làm giàu, tính sẵn sàng chấp nhận rủi ro… cấu thành tâm lực của người lao động trong nền kinh tế hiện đại. Nhìn chung những yếu tố này còn rất thiếu ở người nông dân các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Điều đó khiến cho khả năng tìm kiếm được việc làm của lao động bị thu hồi đất là hết sức hạn chế.
Cũng do những hạn chế về chất lượng lao động như đã trình bày ở trên cộng với khả năng rất hạn chế về vốn nên khả năng tự tạo việc làm của lao động bị thu hồi đất là rất thấp.
1.1.4.5. Thị trường lao động
Trình độ phát triển của thị trường lao động là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất.
Những năm qua, dưới tác động của quy luật cung - cầu trên thị trường lao động và tốc độ đô thị hoá diễn ra nhanh chóng, nông dân không ngừng đổ ra thành phố và các khu đô thị tìm kiếm việc làm. Tuy nhiên, người ta cũng ghi nhận quá trình phát triển thị trường lao động ở nông thôn theo hướng tạo việc làm mới, chuyển đổi cơ cấu lao động phù hợp với chuyển đổi cơ cấu ngành nghề...
Kinh tế trang trại là một trong những mô hình làm ăn đạt hiệu quả cao. Nó vừa thu hút lao động dư thừa ở nông thôn, vừa góp phần đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ lao động gia đình. Theo số liệu của Bộ NN - PTNT, sơ bộ năm 2010, cả nước có hơn 145880 trang trại hoạt động, tăng hơn 84.093 trang trại so với 2001. Nét mới của phát triển trang trại trong 10 năm qua là sự phát triển của nó gắn liền với chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản. Cơ cấu các loại hình trang trại đã có bước chuyển đổi tích cực, giảm tỷ trọng trang trại trồng cây ngắn hạn, tăng nhanh trang trại trồng cây lâu năm, đồng thời phát triển chăn nuôi và thuỷ sản. Để mở rộng sản xuất, các chủ trang trại đang sử dụng trên 882 nghìn lao động các loại. Lao động gia đình tuy chiếm tỷ trọng nhỏ, nhưng chủ yếu làm các công việc quản lý, điều hành và chuyên môn kỹ thuật, còn lao động thuê mướn, chủ yếu là lao động thủ công làm công việc giản đơn theo thời vụ. Do yêu cầu của sản xuất hàng hoá, quy mô lớn, chất lượng cao nên lao động trong các trang trại vừa tăng nhanh về số lượng, vừa chuyển dịch cơ cấu theo hướng phát triển kỹ thuật và chuyên môn.
Bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của mô hình kinh tế trang trại, việc gìn giữ, khôi phục các làng nghề, ngành nghề thủ công truyền thống cũng đem lại số lượng công ăn việc làm không nhỏ ở nông thôn. Cũng theo Bộ NN-PTNT, cả nước hiện có hơn 2 nghìn làng nghề thủ công thuộc 12 nhóm nghề thủ công chính: cói, sơn mài, mây tre đan, gốm sứ, thêu ren, dệt, gỗ đá...Các làng nghề đã thu hút 27% hộ nông dân sản xuất nông nghiệp kiêm ngành nghề, 13% số hộ chuyên sản xuất, kinh doanh ngành nghề. Phát triển đa dạng các ngành nghề đã giải quyết việc làm, tạo mức thu nhập cao và ổn định cho hàng triệu lao động dư thừa ở nông thôn. Nhiều làng nghề như Đồng Kỵ (Bắc Ninh), La Phù (Hà Tây), Đồng Sâm (Thái Bình)… đã thu hút hơn 60% lao động tại chỗ, tạo ra giá trị kinh tế chiếm 70% tổng giá trị kinh tế của địa phương, và có vai trò quan trọng đối với ổn định kinh tế-xã hội. Ngoài 2 mô hình trên, chúng ta cũng không thể không nhắc tới hiệu quả kinh tế được tạo ra từ các dự án tạo việc làm mới cấp quốc gia và quốc tế. Đó là Chương trình quốc gia về giải quyết việc làm và các chương trình 135, 327, trồng mới 5 triệu ha rừng, kiên cố hoá kênh mương, tạo việc làm mới trong nông nghiệp, vừa
chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, nâng cao trình độ sản xuất hàng hoá cho lao động nông thôn.
Cùng với tạo việc làm mới, thị trường lao động nông thôn trong những năm qua đã có sự chuyển biến tích cực trong việc chuyển đổi cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, thích ứng với sự biến đổi tích cực của cơ cấu ngành nghề. Cơ cấu ngành nghề khu vực nông thôn có sự thay đổi khá rõ nét theo hướng tăng số lượng và tỷ trọng của các nhóm hộ công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Tuy nhiên, trên phạm vi cả nước, tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu ngành nghề từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp còn chậm và không đều, còn có sự chênh lệch giữa các vùng. ...Điều này đòi hỏi địa phương và Trung ương cần có thêm hỗ trợ cả về chuyên môn và kinh phí cho các hộ chuyển đổi cơ cấu sản xuất, đa dạng hoá ngành nghề, góp phần tích cực vào giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất ở nông thôn hiện nay...
Các trung tâm xúc tiến, giới thiệu việc làm là yếu tố không thể thiếu của thị trường lao động, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Người nông dân nói chung, nông dân bị thu hồi đất nói riêng hầu như không có khả năng tìm hiểu nghiên cứu thị trường lao động, lại càng khó khăn trong tiếp xúc với các doanh nghiệp để tìm việc