Nhóm giải pháp từ phía người lao động bị thu hồi đất

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho người lao động thuộc diện bị thu hồi đất ở tỉnh Bắc Ninh (Trang 95)

* Sử dụng tiền đền bù khi giao lại đất cho Nhà nƣớc sao cho có hiệu quả nhất.

Sau khi bị thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thì người dân thường được đền bù một số tiền tương đối lớn tùy theo diện tích đất, vị trí của đất… bị thu hồi. Tuy nhiên thực tế cho thấy việc sử dụng số tiền này như thế nào sao cho hiệu quả nhất là vấn đề rất quan trọng, thậm trí trở thành “con dao hai lưỡi” đối với người nông dân. Bởi có rất nhiều hộ gia đình sau khi nhận tiền đền bù thường mạnh tay trong việc: xây dựng nhà cửa, mua sắm đồ dùng sinh hoạt sang trọng thậm chí còn sử dụng số tiền đó để ăn chơi, đua đòi, cơ bạc… Với cách tiêu dùng như vậy chỉ sau một thời gian ngắn số tiền đó hết và họ bỗng dưng rơi vào hoàn cảnh rất khó khăn: không đất canh tác, không tiền bạc, không việc làm…

Để giải quyết tình trạng này thì ngươi dân nhận tiền đền bù đất cần phải chia số tiền đó thành nhiều khoản và sử dụng hợp lý, cụ thể:

- Một phần dùng để đầu tư chuyển đổi phương thức canh tác ở diện tích đất còn lại;

- Một phần dùng để học nghề phù hợp với nhu cầu của thị trường sức lao động( đối với lao động dưới 35 tuổi) hoặc đầu tư vào xây nhà trọ cho công nhân khu công nghiệp, làm dịch vụ bên ngoài tường rào khu công nghiệp ( đối với lao động trên 40 tuổi). Làm được điều này sẽ giúp người lao động ổn định được cuộc sống ngay cả khi bi thu hồi đất.

- Một phần dùng để xây dựng, sửa chữa nhà cửa và tiêu dùng vào những việc thật sự cần thiết.

- Phần lớn còn lại có thể góp vốn với doanh nghiệp dưới hình thức mua cổ phần, hoặc gửi vào ngân hàng hoặc mua bảo hiểm.

* Đối với lao động cao niên (từ 35 tuổi trở lên), mặc dù họ rất có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, song do bị thu hồi đất, những người lao động này rất khó thích nghi với môi trường mới, tuổi lại cao khó được tuyển dụng vào doanh nghiệp, việc tham gia khóa đào tạo chuyển đổi nghề đối với họ là rất khó khăn so với lao động trẻ, nên nguy cơ thất nghiệp toàn phần và kéo dài là rất lớn.

Để có việc làm, họ có thể chuyển làm dịch vụ bên ngoài tường rào khu công nghiệp, góp phần phục vụ công nhân lao động trong khu công nghiệp như: làm nhà

trọ cho công nhân thuê ( đối với người có đất), phục vụ bữa ăn hằng ngày cho công nhân và nhiều công việc dịch vụ khác như sửa chữa xe đạp, xe máy, dụng cụ gia đình…phục vụ sinh hoạt cho khu công nghiệp hoặc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên diện tích đất còn lại đặc biệt trồng các loại rau, hoa quả … để phục vụ cho sinh hoạt các khu công nghiệp.

* Đối với số lao động dƣới 35 tuổi, nhất thiết phải học nghề. Đa số lao

động trong các hộ bị thu hồi đất đều chưa qua đào tạo nên họ chỉ có thể làm những công việc giản đơn , do vậy khi nhà nước thu hồi đất họ rất khó tìm việc làm trong các khu công nghiệp. Từ đó, đời sống của họ gặp rất nhiều khó khăn.

Để có thể đảm bảo ổn định cuộc sống sau thu hồi đất họ phải chuyển đổi nghề, muốn làm được điều đó họ phải học nghề, cụ thể:

- Họ có thể tham gia các hình thức học nghề: Sơ cấp nghề ( từ 3 tháng đến 1 năm), trung cấp nghề, cao đẳng nghề.

- Người lao động phải tiếp cận với thông tin thị trường sức lao động để chọn học nghề phù hợp.

KẾT LUẬN

Để ổn định kinh tế - xã hội và tập trung vào mục tiêu phát triển tỉnh Bắc Ninh đến năm 2015 trở thành một tỉnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa theo hướng hiện đại thì việc giải quyết việc làm cho người nông dân bị thu hồi đất là vô cùng quan trọng. Trong những năm qua, Đảng bộ và chính quyền tỉnh Bắc Ninh đã có nhiều chủ trương, chính sách và biện pháp đẩy mạnh giải quyết việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp cho nhiều lao động nông nghiệp bị thu hồi đất, làm giảm nhanh tỷ lệ thất nghiệp trên địa bàn tỉnh, góp phần ổn định xã hội và phát triển kinh tế, nâng cao mức sống cho người dân. Mặc dù đã gặt hái được những thành công nhất định, song việc giải quyết việc làm cho đối tượng này vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập, tác động không tốt đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Với đề tài

Giải quyết việc làm cho người lao động thuộc diện bị thu hồi đất ở tỉnh Bắc

Ninh”, luận văn đã cố gắng làm rõ các vấn đề sau:

Với những nội dung trình bày ở chương 1,, luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề có tính lý luận và phương pháp luận về giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất; Đồng thời luận văn cũng khảo cứu kinh nghiệm trong giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất ở tỉnh Hải Dương, tỉnh Hưng Yên, tỉnh Vĩnh Phúc và rút ra những bài học kinh nghiệm có thể áp dụng đối với Bắc Ninh .

Bằng việc sử dụng các tư liệu, số liệu đáng tin cậy kết hợp với công cụ phân tích thống kê, trên cơ sở vận dụng hệ thống lý luận chương1, chương 2 đã phân tích thực trạng, tổng kết những thành tựu và hạn chế, đồng thời chỉ ra nguyên nhân dẫn tới các hạn chế trong quá trình giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất ở Bắc Ninh từ năm 2001 - 2011.

Cuối cùng, xuất phát từ những căn cứ mang tính thực tiễn kết hợp với các nội dung đã được làm rõ trong chương 1 và chương 2, luận văn đã đưa ra những quan điểm và các giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho những người nông dân bị thu hồi đất ở tỉnh Bắc Ninh đến năm 2015 và năm 2020.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban chỉ đạo điều tra lao động việc làm Bắc Ninh (2003), Thực trạng lao

động - việc làm tỉnh Bắc Ninh 2003, Bắc Ninh.

2. Ban chỉ đạo điều tra lao động việc làm Bắc Ninh (2004), Thực trạng lao

động - việc làm tỉnh Bắc Ninh 2004, Bắc Ninh.

3. Ban chỉ đạo điều tra lao động việc làm Bắc Ninh (2005), Thực trạng lao

động - việc làm tỉnh Bắc Ninh 2005, Bắc Ninh.

4. Ban chỉ đạo điều tra lao động việc làm Bắc Ninh (2008), Thực trạng lao

động - việc làm tỉnh Bắc Ninh 2008, Bắc Ninh.

5. Ban chỉ đạo điều tra lao động việc làm Bắc Ninh (2010), Thực trạng lao

động - việc làm tỉnh Bắc Ninh 2010, Bắc Ninh.

6. Ban quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh (2008), Thực trạng và giải pháp

đối với lao động ở các khu công nghiệp, Bắc Ninh.

7. Ngô Đức Cát (2005), “Thực trạng thu hồi đất nông nghiệp và ảnh hưởng của nó tới lao động nông nghiệp”, Tạp chí Kinh tế và phát triển.

8. Cục thống kê Bắc Ninh (2001), Niên giám thống kê năm 2001, Bắc Ninh. 9. Cục thống kê Bắc Ninh (2002), Niên giám thống kê năm 2002, Bắc Ninh. 10. Cục thống kê Bắc Ninh (2003), Niên giám thống kê năm 2003, Bắc Ninh. 11. Cục thống kê Bắc Ninh (2004), Niên giám thống kê năm 2004, Bắc Ninh. 12. Cục thống kê Bắc Ninh (2005), Niên giám thống kê năm 2005, Bắc Ninh. 13. Cục thống kê Bắc Ninh (2006), Niên giám thống kê năm 2006, Bắc Ninh. 14. Cục thống kê Bắc Ninh (2007), Niên giám thống kê năm 2007, Bắc Ninh. 15. Cục thống kê Bắc Ninh (2008), Niên giám thống kê năm 2008, Bắc Ninh. 16. Cục thống kê Bắc Ninh (2008), Niên giám thống kê năm 2009, Bắc Ninh. 17. Cục thống kê Bắc Ninh (2008), Niên giám thống kê năm 2010, Bắc Ninh. 18. Cục thống kê Bắc Ninh (2008), Niên giám thống kê năm 2011, Bắc Ninh.

19. “Dạy nghề và giải quyết việc làm đối với một địa phương có nhiều khu công nghiệp tập trung” (25-04-2009), trang thông tin điện tử, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội.

20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần

thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần

thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

22. Đinh Văn Định (2004), Một số vấn đề về lao động, việc làm và đời sống

người lao động ở Việt Nam hiện nay, Nxb Lao động, Hà Nội.

23. Đoàn Thị Hải (2005), Giải quyết việc làm cho lao đông nông nghiệp trong

quá trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay, luận văn thạc sỹ kinh tế, Trung tâm

đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị, Đại học Quốc gia Hà Nội. 24. Đoàn Tất Thảo (2008), “Quan tâm lao động nông thôn không còn đất”, Báo

lao động điện tử, (186).

25. GS.TS. Đỗ Thế Tùng (2002), “Ảnh hưởng của nền kinh tế tri thức với vấn đề

giải quyết việc làm ở Việt Nam”, Tạp chí Lao động và công đoàn, (6).

26. Lê Du Phong (2007), Thu nhập, đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế xã

hội, các công trình công cộng phục vụ lợi ích quốc gia, Nxb Chính trị quốc

gia, Hà Nội.

27. TS. Nguyễn Hữu Dũng, TS. Trần Hữu Trung (chủ biên): Chính sách giải

quyết việc làm ở Việt Nam - Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1997.

28. Vũ Bá Hải (2008): Việc làm trong quá trình công nghiệp hóa ở Bắc Ninh - Luận văn thạc sỹ kinh tế chính trị, trường Đại học kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.

29. Sở Lao động - Thương binh xã hội tỉnh Bắc Ninh (2010), Quy hoạch phát

triển nguồn nhân lực tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, Bắc Ninh.

30. Sở Lao động - Thương binh xã hội tỉnh Bắc Ninh (2010), Chương trình phát triển nguồn nhân lực và giải quyết việc làm tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011 -

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho người lao động thuộc diện bị thu hồi đất ở tỉnh Bắc Ninh (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)