3.1.4.1. Những yếu tố tác động đến cầu lao động
- Tốc độ tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Dự báo tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2011-2015 là 13%; 2016-2020 khoảng 10,3%.
Tăng trưởng nông nghiệp 2011-2015 là 2,07%; 2016-2020 là 5,68%. Năm 2015 tỷ trọng nông nghiệp trong GDP chiếm 6,1%; năm 2015 chiếm 6,1% và năm 2020 chiếm 3,2%.
Tăng trưởng công nghiệp - xây dựng: 2011- 2015 khoảng 14,25%; 2016- 2020 là 11,16%. Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP năm 2015 là 69,6%; năm 2020 trên 61%.
Tăng trưởng dịch vụ 2011- 2015 khoảng 14,43%; 2016-2020 là 9,7%. Tỷ trọng dịch vụ trong GDP năm 2015 là 24,3%; năm 2020 là 35,8%.
- Sự phát triển của Khoa học công nghệ.
- Khả năng xuất hiện những ngành nghề mới hoặc nhu cầu về những kiến thức, kỹ năng mới trong tương lai.
- Mức độ phát triển của thị trường lao động và thị trường đào tạo. Khả năng cung ứng từ nguồn lao động tại chỗ, khu vực..
3.1.4.2. Tổng nhu cầu lao động
- Tổng số lao động làm việc: Trong các ngành kinh tế xã hội đến năm 2015 là 636,9 nghìn người và tới năm 2020 dự báo là 672,5 nghìn người
- Lao động tăng thêm do mở rộng quy mô sản xuất, dịch vụ, trong đó có số lao động tăng thêm do các công trình sản xuất, dịch vụ mới được xây dựng và đưa vào sử dụng.
- Để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế đến năm 2015(GDP đạt 17.867,8 tỷ đồng, giá 1994) bình quân đầu người đạt 3500USD/năm), dự đoán có 636,9 nghìn người làm việc trong các ngành kinh tế với cơ cấu khu vực nông nghiệp 33,9%, công nghiệp xây dựng 40,3% và khu vực dịch vụ 25,8%.
Trong tổng số lao động làm việc, ít nhất có khoảng 382,14 nghìn người được đào tạo. Để đảm bảo số lao động này năm 2015 khu vực nông nghiệp cần 50.237 lao động qua đào tạo, trong đó sơ cấp nghề 19.250, trung cấp nghề 1.980, trung cấp chuyên nghiệp 6.840… khu vực công nghiệp- xây dựng cần 73.464 người : trong đó : sơ cấp nghề 13.570, trung cấp chuyên nghiệp 31.939, cao đẳng nghề 2.050, trung cấp chuyên nghiệp 7.960, đại học 9.010 ; khu vực dịch vụ cần 49.012 người: trong đó sơ cấp nghề 21.180, trung cấp nghề 2.081, trung cấp chuyên nghiệp 6.050, cao đẳng nghề 1.095, đại học 9.390 người.
Đến năm 2020 dự báo nhu cầu lao động được đào tạo là 169.669 người, trong đó: trình độ sơ, trung cấp nghề 64.750, cao đẳng nghề 14.070, trung cấp chuyên nghiệp 22.660 người, cao đẳng và đại học 55.340 người…
- Các nhóm nguồn nhân lực đặc biệt.
+ Đến năm 2015 đội ngũ cán bộ - công chức: 20.172 người, trong đó yêu cầu trình độ đại học và trên đại học 11.961 người, riêng đội ngũ cán bộ - viên chức các ngành giáo dục-đào tạo, y tế, văn hóa - thể thao… là 16.035 người, trong đó có trình độ đại học và trên đại học là 9.925 người. Riêng ngành y tế cần 643 bác sỹ, dược sỹ có trình độ trên đại học vào năm 2020.
+ Lực lượng lao động cho các khu công nghiệp tập trung của tỉnh đến 2015 cần khoảng 201.301 người, trong đó, trình độ đại học và trên đại học 21.731 người, đến năm 2020 nhu cầu lao động được đào tạo là: 88.286 người, trình độ đại học và trên đại học 13.331 người.
+ Đặc biệt chú trọng đáp ứng nhu cầu lao động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đây là khu vực kinh tế quan trọng của tỉnh đang phát triển mạnh, tính đến ngày 15/3/2011 trên địa bàn tỉnh đã có 299 doanh nghiệp FDI với tổng số vốn đăng ký hoạt động 3,218 tỷ USD, có 59.390 lao động đang làm việc. Năm 2010 tạo ra giá trị tăng thêm 2.169 tỷ đồng (giá cố định 1994), tạo ra năng suất lao động cao: 36,52 triệu đồng (giá 1994)/người/năm, gấp hơn 2,4 lần năng suất bình quân của cả tỉnh, gấp hơn 7,8 lần của khu vực nông nghiệp, gấp 1,5 của khu vực công nghiệp - xây dựng nói chung. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài phần lớn là những trung tâm sản xuất với công nghệ tiên tiến (Công ty Samsung Việt Nam, Canon Việt Nam…) cung cấp đủ lao động (số lượng và chất lượng) cho khu vực FDI phát triển chính là một trong những mục tiêu về phát triển nhân lực, đồng thời cũng là yếu tố quan trọng để nền kinh tế tỉnh ta phát triển nhanh hơn nữa.
3.2. Quan điểm chủ đạo giải quyết việc làm cho ngƣời lao động bị thu hồi đất trong thời gian tới
Rõ ràng là, giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất cho các dự án phát triển kinh tế - xã hội nói chung và các dự án phát triển công nghiệp nói riêng
là một vấn đề khó, và cần có một hệ thống quan điểm nhất quán. Đó là:
- Giải quyết việc làm cho người bị thu hồi đất phải trên quan điểm toàn
diện, bình đẳng và phát triển bền vững.
Tính toàn diện được thể hiện: Đối với mỗi dự án thu hồi đất (bất kể phục vụ
cho mục đích gì), các cấp chính quyền cần phối hợp với chủ đầu tư thông báo kế hoạch cụ thể, công khai, minh bạch cho người dân, nơi có đất bị thu hồi. Tránh tình trạng kế hoạch mập mờ về thời gian, phạm vi quy hoạch; giá cả đền bù không rõ ràng…
Tính bình đẳng được thể hiện: Giá đền bù phải tuân thủ nguyên tắc thị
trường và đảm bảo nơi ở mới có điều kiện tối thiểu bằng nơi ở cũ. Tránh tình trạng lợi dụng danh nghĩa Nhà nước để ép giá đền bù hoặc lừa dân để có giá chênh lệch cao, sau đó chuyển nhượng dự án kiếm lời. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những khiếu kiện về đất trong thời gian qua.
Tính bền vững thể hiện: Không chỉ có giá đền bù thoả đáng theo thị trường,
mà còn cần tạo điều kiện cho người dân bảo đảm được cuộc sống sau này, bằng cách tạo việc làm mới để người dân có thu nhập thường xuyên, duy trì được cuộc sống hàng ngày. Tránh tình trạng ở nhiều địa phương, người dân sau khi nhận tiền đền bù, tiêu hết vào việc xây nhà, sắm sửa đồ đạc, thậm chí dư giả thì ăn tiêu, cờ bạc. Sau khi tiêu hết tiền thì lại rơi vào cảnh thất nghiệp, thậm chí thiếu ăn.
- Xác định đúng tầm quan trọng của công tác này với sự tham gia của cả
các cấp chính quyền (nơi có đất bị thu hồi), chủ đầu tư (doanh nghiệp nhận đất) và
người dân có đất bị thu hồi.
Lâu nay, đối với các dự án thu hồi đất, chúng ta thường chỉ chú ý đến việc đền bù (tính toán giá đất bị thu hồi), lo địa điểm tái định cư, mà ít chú ý đến giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất. Có chăng, ở đâu đó có chú ý đến việc này, thì trách nhiệm cũng dồn cả lên vai cấp chính quyền, nơi có đất bị thu hồi. Còn doanh nghiệp được nhận đất chỉ cần lo đủ số tiền đền bù theo quy định (nhiều khi còn được Nhà nước hỗ trợ), là hết trách nhiệm.
Quan niệm này cần được thay đổi. Trách nhiệm của doanh nghiệp nhận đất sẽ phải được thể chế hoá thành những quy định cụ thể (sẽ đề xuất trong phần giải
pháp). Ngoài ra, những người dân có đất bị thu hồi, ở một mức độ nào đó cũng phải chủ động tìm việc, tự tạo cho mình những công việc thích hợp trong tương lai, khi mà đất canh tác bị thu hẹp để phục vụ cho những mục đích phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia.
- Kết hợp đồng bộ nhiều giải pháp tạo việc làm, trong cả nông nghiệp, công
nghiệp và dịch vụ;
Hiện trạng nông thôn Việt Nam nói chung, Bắc Ninh nói riêng, ở nhiều vùng quê đang thiếu việc làm, chưa kể đến những địa phương có đất bị thu hồi cho mục đích phát triển kinh tế - xã hội, thì nguy cơ thiếu việc làm càng trầm trọng hơn, nếu chỉ nhìn vào quỹ đất để phát triển nông nghiệp. Chính vì vậy, cùng với việc tạo thêm việc làm trong nông nghiệp, như tăng vụ, phát triển chăn nuôi, trồng trọt các giống cây, con mới, cần tạo việc làm ở những lĩnh vực khác như công nghiệp, dịch vụ (tham gia vào các dự án có sử dụng đất tại địa phương) và phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp khác, đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
Trong những năm tới, việc thu hồi đất sẽ tiếp tục diễn ra để mở rộng thêm các khu công nghiệp, đô thị cũ và xây dựng thêm các khu công nghiệp, khu đô thị mới trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Vì vậy mà lao động nông nghiệp bị mất việc làm chính từ nông nghiệp tăng lên. Để bảo đảm việc làm và ổn định cuộc sống cho những người nông dân bị thu hồi đất này là vấn đề quan trọng và việc thực hiện nó là vô cùng phức tạp, đòi hỏi phải có sự chỉ đạo của Nhà nước, của ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh và chính sự nỗ lực của người dân. Căn cứ vào quy hoạch tổng thể, vào những quan điểm phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới, tỉnh đã đề ra phương hướng, chiến lược cho việc giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp bị thu hồi đất trong thời gian tới:
- Cần tập trung phát triển mạnh công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, đặc biệt là khôi phục và phát huy sức thu hút của các làng nghề thủ công truyền thống như nghề dệt tơ tằm, nghề đồ mỹ nghệ…
- Cần có những hướng đi phù hợp với từng độ tuổi lao động, đặc biệt là những người lao động có độ tuổi trên 35 tuổi. Điều này là một thuận lợi lớn trong
việc tiếp cận khoa học công nghệ tiên tiến. Cần có biện pháp để có thể phát huy khả năng sáng tạo của độ ngũ này.
- Đặc biệt chú ý tới vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp sau khi bị thu hồi đất trong tỉnh. Kết hợp tạo việc làm với các vấn đề đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu về trình độ chuyên môn của các khu công nghiệp, khu chế xuất và cho xuất khẩu lao động.
- Tìm hiểu nhiều biện pháp giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất để sử dụng vào mục đích công cộng ngay từ chính các hoạt động đó.
3.3. Những giải pháp chủ yếu.
3.3.1. Nhóm giải pháp ở tầm vĩ mô
3.3.1.1. Nhóm giải pháp về công tác tổ chức và quản lý
* Công tác quy hoạch kinh tế - xã hội và quy hoạch đất đai.
Thực tiễn những năm qua cho thấy, công tác dự báo, quy hoạch, kế hoạch phát triển đô thị, các khu công nghiệp có ý nghĩa cực kì quan trọng. Do công tác dự báo chưa tốt tức là người dân không được chuẩn bị trước tâm lý đất đai, nơi kiếm sống mưu sinh chủ yếu của họ sẽ chuẩn bị mất đi, để họ có kế hoạch, phương hướng tìm việc, ngành nghề mới. Kết quả, thu hồi đất xong, đa số những người chủ của khoản tiền đền bù đất bị thu hồi chưa biết sử dụng nó một cách hợp lý và hiệu quả. Họ chỉ nghĩ được điều trước mắt, là xây một ngôi nhà thật to, mua sắm những đồ dùng đắt tiền mà trước không có tiền họ thường ao ước. Vì vậy, cần phải có có kế hoạch quy hoạch đất và thông báo cho người dân trước đó khoảng 2 năm để họ có kế hoạch học nghề, chuyển sang làm ngành nghề khác. Hiện tại người nông dân rất thụ động trong việc tìm việc làm, bị mất đất và nhanh chóng trở thành người thất nghiệp, không có việc làm, trong khi đó đa số họ chỉ biết duy nhất mỗi nghề nông. Vì vậy, thu hồi đất xong, cùng một lúc tỉnh sẽ có một đội quân thất nghiệp lớn, để đào tạo và giải quyết việc làm cho tất cả những đối tượng này cùng lúc thì thật khó khăn. Vì vậy để ổn định kinh tế và xã hội trong những khu vực xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần thực hiện các biện pháp sau:
Thứ nhất, về dài hạn và trên tổng thể nền kinh tế cần phải có sự gắn kết giữa chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh nói chung, chiến lược phát triển các ngành kinh tế thế mạnh, các khu vực kinh tế trọng điểm như thị xã Từ Sơn, thành phố Bắc Ninh và một số vùng ven khu công nghiệp Quế Võ, khu công nghiệp Tiên Sơn…với chiến lược phát triển, phân bổ và sử dụng nguồn nhân lực, chiến lược đào tạo nghề để chuẩn bị một đội ngũ lao động phù hợp với yêu cầu của việc thu hồi đất ở từng địa phương, từng vùng. Ví dụ, với chiến lược phát triển khu công nghiệp Tiên Sơn như trên thì cần bao nhiêu lao động, nắm rõ số lượng người bị thất nghiệp do thu hồi đất mà ưu tiên khuyến khích đào tạo người dân ở gần khu công nghiệp Tiên Sơn để đào tạo nghề, và phải có kí hợp đồng lao động, hợp đồng đào tạo với các doanh nghiệp để họ nhận số lao động này vào làm việc sau khi được đào tạo.
Thứ hai, cần nắm rõ thực trạng tình hình lao động, việc làm ở từng khu vực
có đất bị thu hồi, từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo lao động thật chi tiết, cụ thể. Cần xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực tầm dài hạn cho đến năm 2020 để tạo việc làm cho dân cư. Vì vậy mà người ta có quá trình “đào tạo nông” và “đào tạo sâu”, nghĩa là đào tạo để đáp ứng luôn cầu lao động trước mắt, chỉ dạy cho người lao động sử dụng và làm việc với quy trình kỹ thuật hiện tại. Còn với “đào tạo sâu” sẽ giúp cho người lao động am hiểu hơn về việc làm của mình, từ đó họ có khả năng sáng tạo và tự học hỏi một cách nhanh chóng và chủ động.
Thứ ba, khắc phục tình trạng “quy hoạch treo”, đất đã được thu hồi nhưng
không triển khai dự án theo đúng tiến độ, hoặc chủ đầu tư nhận đất nhưng không triển khai xây dựng dẫn đến dân mất đất không có việc làm, còn doanh nghiệp cũng không thu hút được lao động vào làm việc. Mặc dù theo thống kê báo cáo của tỉnh Bắc Ninh với trung ương là không có hiện tượng này nhưng người dân lại nói là có. Vì vậy mà các cấp có thẩm quyền ở tỉnh Bắc Ninh cần có điều tra chính xác để có thể giải quyết tốt vấn đề này, hạn chế tình trạng lãng phí trong sử dụng đất đai không hiệu quả.
* Tăng cƣờng vai trò và trách nhiệm của chính quyền các cấp trong việc thu hồi đất, tạo việc làm cho ngƣời dân bị thu hồi đất.
Đây là một trong những yếu tố quyết định đến thành công của công tác giải phóng mặt bằng để xây dựng khu công nghiệp, khu đô thị… Muốn vậy mọi cam kết với dân cần phải được thực hiện một cách nghiêm túc. Chính quyền phải cùng dân tháo gỡ những khó khăn trong quá trình thực hiện, lãnh đạo các cấp cần trực tiếp đối thoại để giải quyết những vấn đề gay cấn trong việc thu hồi, đền bù, giải tỏa, cũng như trong việc giải quyết việc làm, tổ chức đời sống cho người dân thì việc giải phóng mặt bằng sẽ tiến hành thuận lợi. Để được như vậy phải có đội ngũ cán bộ làm việc sao cho xứng đáng với lòng dân tin cậy.
Trước khi giải phóng mặt bằng, cán bộ Ban đền bù, cán bộ các ngành có liên quan của địa phương xuống với dân, động viên, giải thích mọi vướng mắc để người dân chấp thuận nhận tiền đền bù, tạo điều kiện giải phóng mặt bằng nhanh. Sau giải phóng mặt bằng, giải tỏa, cán bộ công chức các ngành có liên quan cần tiếp tục đến với dân ở khu tái định cư, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị của người dân, để có những giải pháp kịp thời phù hợp, kiến nghị với các cấp có thẩm quyền để giải quyết.
Đồng thời cán bộ là người đại diện cho dân, nên cũng là người yêu cầu, đề