Từ pháo thăng thiên đến tên lửa hiện đạ

Một phần của tài liệu TỪ CÂY GẬY THẦN ACSIMET. phần 2 (Trang 37 - 38)

hin đại

Ngày nay, con người không những đi lại dễ dàng khắp năm châu bốn biển bằng nhiều phương tiện mà còn thoát khỏi Trái Đất đểđi sâu vào vũ trụ, đến các thiên thể khác. Tên lửa vũ trụ - một trong những sáng tạo kỳ diệu của con người ở thế kỷ 20 – đã hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ vô cùng khó khăn và phức tạp.

Vào thế kỷ thứ 10, quân sĩ nhà Tống đã dùng một loại vũ khí khá lợi hại để đánh quân Kim. Đó là vũ khí tên lửa đầu tiên, hoạt động theo kiểu “pháo thăng thiên”. Thuốc súng phụt ra phía sau còn những cục đá thì lao về phía trước. Loại tên lửa đơn giản này chuyển

động theo nguyên tắc phản lực. Trong sách “Võ bị chi” của Trung Quốc xuất bản vào thế

kỷ 17, có in hình vẽ của loại vũ khí này. Và ngày nay nhiều người cho rằng thủy tổ của tên lửa vũ trụ là pháo thăng thiên, còn vũ khí tên lửa thì bắt nguồn từ cái vũ khí thô sơ mà người xưa gọi là “hỏa tiễn”.

Nhân dân Ấn Độ chống bọn xâm lược Anh cũng đã từng dùng đến một loại hỏa tiễn tương tự. Họ bắn ra những chiếc tên có đuôi lửa kỳ quái làm cho bọn cướp nước sợ xanh mặt. Hồi đó có một sĩ quan Anh là Uyliam Congrep đã mang được bí mật này về nước.

Trong cuộc chiến đấu bảo vệ thành Xevatxtopon (1854 – 1855), đại tướng Nga Congxtangtinop đã đánh lui cuộc tiến công của liên quân Anh – Pháp bằng những hỏa tiễn lợi hại. Đó là những viên đạn trái phá phản lực.

Ở nước ta, trong những chiến công oanh liệt của mình, nhất là trận đại thắng quân Thanh vào mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789), Nguyễn Huệđã dùng một loại vũ khí tên lửa, hoặc có họ hàng với tên lửa, gọi là “hỏa hổ”. theo sử sách chép lại, “hỏa hổ” là những đạn ống ở đầu có thuốc súng, phóng vào đâu và đốt cháy ởđó, làm cho giặc thất điên bát đảo.

Những loại tên lửa (hay hỏa tiễn) trên đây có ưu điểm là nhẹ nhàng, đơn giản nhưng về

mặt kỹ thuật thì rõ ràng chỉ là những công cụ thô sơ, bay không nhanh, đi không xa và sức công phá có hạn. Sau này người ta cũng đã nghĩ tới việc chế tạo loại tên lửa hoàn chỉnh hơn, song dùng thuốc làm chất đốt là một điều hết sức nguy hiểm. Vì tên lửa thường bay chưa tới đích đã nổ tung, thậm chí nổ ngay trên bệ phóng. Chính do những nhược điểm nói trên mà tên lửa bị bỏ quên khá lâu, nhất là sau khi đã xuất hiện vào cuối

thế kỷ 19 những đại bác nòng dài, có rãnh xoáy với tầm bắn, độ chính xác và sức công phá lớn. Mãi cho đến sau những năm ba mươi của thế kỷ này, do kỹ thuật vô tuyến điện và hóa học phát triển nhanh chóng, người ta mới lại nghĩ tới thứ vũ khí đã đưa vào bảo tàng. Những loại tên lửa hiện đại có máy điều khiển tựđộng và dùng chất đốt lỏng được cải tiến không ngừng.

Ngày 10/4/1929, các nhà bác học Đức đã thử nghiệm một loại hỏa tiễn mới, nặng 10kg. Tên lửa vụt bay khỏi bệ phóng, rồi mất hút vào không trung. Lần thử sau, họ buộc chặt hỏa tiễn vào một sợi dây dài 4km. Tên lửa bay, kéo theo cái đuôi lùng nhùng vào không trung được 2km thì tự cởi trói rồi cũng biến theo người anh của nó.

Mãi đến năm 1933, các nhà bác học Liên Xô có được một thí nghiệm thành công: Tên lửa được phóng lên khá cao rồi hạ xuống an toàn ngay gần điểm xuất phát.

Trong cuộc đại chiến thế giới lần thứ hai, bọn phát xít Đức đã sử dụng loại vũ khí bí mật “V – 1” và “V – 2”. Thực chất của bom bay “V – 1” là một phi cơ cánh ngắn, không người lái, dùng để oanh tạc nơi xa. Vì bay không được nhanh nên “V – 1” đã bị máy bay tiêm kích của Anh hạ không khó lắm. Rút kinh nghiệm, chỉ ít lâu sau bom bay “V – 2” nặng ngót 20 tấn, có vận tốc 7000km/h, được điều khiển từ xa: Một vũ khí lợi hại ra đời. Trong 1100 quả phóng từ bờ biển Pháp sang Luân Đôn thì có 1050 quả rơi trúng đích.

Cũng trong đại chiến này các nhà bác học Liên Xô đã đưa ra loại tên lửa “Kachiusa” nổi tiếng. Với loại vũ khí này, quân đội Xô Viết đã giáng những đòn sấm sét bất ngờ xuống

đầu bọn phát xít Đức.

Chiến tranh kết thúc, kỹ thuật tên lửa không vì thế mà ngừng phát triển. Một nhiệm vụ

mới quan trọng được đặt ra cho nó: Phải đạt được vận tốc vũ trụ đểđưa con người thoát khỏi sức hút của Trái Đất.

Một phần của tài liệu TỪ CÂY GẬY THẦN ACSIMET. phần 2 (Trang 37 - 38)