Du lịch trong cái giếng không đáy

Một phần của tài liệu TỪ CÂY GẬY THẦN ACSIMET. phần 2 (Trang 28 - 30)

Cho đến nay con người đã hiểu khá sâu về vũ trụ nhưng lại hiểu quá ít về lòng đất.

Có người cho rằng dưới lớp vỏ dày hàng trăm km là một khối nóng rực ở thể lỏng. Lại có ý kiến đoán rằng toàn bộ Trái Đất là một khối đặc… Vấn đề này còn xa mới đi đến kết luận dứt khoát, vì những cái giếng sâu nhất đào được gần đây cũng chưa quá 15.000m, nghĩa là vẫn nằm ở lớp vỏ ngoài cùng của Trái Đất.

Cách đây 300 năm, nhà toán học Mongpectua và nhà triết học Vonte đã từng mơước đào một con đường xuyên qua tâm Trái Đất. Sau đó nhà thiên văn Pháp Pholammariong cũng

đã nghĩđến “phương án vĩđại” này với một kế hoạch tương đối cụ thể hơn.

Một nhà khoa học trẻ, vui tính đã dùng cái “giếng không đáy” trên bản vẽ này để dựđoán một vấn đề lý tưởng quanh sức hút của Trái Đất:

“Nơi ấy có một cái giếng xuyên qua Trái Đất – nhà bác học trẻ say sưa kể - Ai nhìn xuống cái vực vô tận đó cũng sởn gai ốc! Một hôm tôi quyết định nhảy xuống cái giếng

đó để thực hiện phần thể nghiệm trong chương trình nghiên cứu của mình…

Mọi người tưởng tôi nói đùa nhưng khi thấy tôi chuẩn bị hành lý thì họ cho là tôi điên. Tôi cam đoan với họ rằng tôi sẽ không chết, vì đã có “bí quyết” riêng của mình. Tôi còn hẹn với họ là khoảng một tiếng rưỡi sau tôi sẽ trở về. Ai cũng thành thật khuyên can nhưng vô ích, nên đều ngồi quanh miệng giếng để chờ phút vĩnh biệt.

Hành lý cho cuộc độn thổ này chỉ là một bình dưỡng khí.

Từ giã mọi người, tôi nhảy xuống vực thẳm. Tôi cảm thấy nhẹ bỗng và lao vun vút vào lòng đất mỗi lúc một nhanh hơn. Quanh tôi là đêm tối dày đặc. Nguồn sáng duy nhất lúc

ấy là ánh dạ quanh của chiếc đồng hồđeo tay. Tôi chỉ dán mặt vào chiếc đồng hồ, người bạn đồng hành duy nhất, để xóa nhòa những cảm giác rùng rợn trên đường đi. Khoảng 20 phút sau tôi đã đến gần tâm Trái Đất. Sang phút 21 tôi đạt vận tốc vũ trụ cấp 1: gần 8km/giây. Nhờ bộ quần áo du hành vũ trụ mà mọi ảnh hưởng bên ngoài không gây tác hại đáng kể đối với tôi. Thêm gần 20 phút nữa trôi qua. Tôi nhìn xuống thì thấy một chấm sáng mỗi lúc một to dần. Lúc này tôi rơi chậm lại. Đến khi một mảnh trời xanh đã hiện ra dưới chân, tôi liền quay ngược đầu lại để chuẩn bị bước lên nơi “đất khách quê người”. Khi vừa đến miệng giếng, tôi liền bám ngay vào thành. Nhìn đồng hồ, tôi reo lên: “Thật tuyệt diệu, đúng với điều đã dựđịnh: Cuộc hành trình gần 13 ngàn km mà chỉ mất chưa đầy 43 phút!”. Nhưng thật chán ngán cho tôi: Nơi đây là một xứ sở xa lạ, không một bóng người! Đoán đây là một miền hoang dã nào đó ở Nam Mỹ, tôi đành quay trở về nơi xuất phát…

Lần này, để mọi người phải kính phục, tôi nhảy tùm xuống giếng thật mạnh. Thế là một lần nữa, như một viên đạn đại bác, tôi lao vun vút trong đường hầm. Bốn bề lại tối đen như mực. Bốn mươi phút sau, cái miệng giếng ban đầu lại hiện ra to dần, to dần. Chuyển

động của người tôi cũng chậm lại. Khi đã đến ngang miệng giếng, tôi còn được văng lên trời mấy mét nữa. Tiếng vỗ tay reo hò vang dậy. Khi rơi xuống thì tôi đã nằm gọn trên những cánh tay bạn bè vẫn chờởđó…”.

Câu chuyện tưởng tượng của nhà khoa học vui tính trên đây đã bỏ qua nhiều yếu tố quan trọng:

Trước hết, nếu trong giếng này có không khí (và tất nhiên phải có) thì với vận tốc vũ trụ, do cọ sát với nó, thân thể anh sẽ nóng bỏng lên và bốc cháy thành hơi.

Nếu thoát được nạn này, anh cũng sẽ bị nhiệt độ lớn và áp suất cao trong lòng đất thiêu sống sau khi ép cơ thể anh lại như một con mực khô.

Tuy nhiên, nếu ta có được cái giếng xuyên địa cầu lý tưởng, nghĩa là hoàn toàn không có không khí, nhiệt độ và áp suất như trên mặt đất thì cuộc du lịch này về mặt vận tốc, thời gian… là hợp với các quy luật cơ học.

Ởđây chỉ xin bàn thêm đôi điểm:

Chừng nào chưa ra khỏi miệng giếng mà bám chặt lấy thành như nhà bác học đã làm khi qua phía Nam Mỹ thì anh sẽ bị rơi đi rơi lại mãi, gần như dao động của một quả lắc đồng hồ. Nhưng nếu giếng có sức cản ít nhiều của không khí thì những dao động ấy sẽ giảm dần cho đến khi tắt hẳn. Lúc này nhà du hành sẽ trở thành một vị khách của… Diêm Vương, nằm lì ở giữa tâm Trái Đất.

Câu chuyện tưởng tượng này nhằm lưu ý ta một vấn đề: Càng đi sâu vào lòng đất (hầm mỏ, đáy biển…) ta càng không thể không tính toán tới những điều kiện về nhiệt độ, thành phần không khí, áp suất… cũng như các định luật hấp dẫn, ly tâm, quán tính… của cơ

học.

Một phần của tài liệu TỪ CÂY GẬY THẦN ACSIMET. phần 2 (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)