Trái Đất hút mọi vật quah ta. Đó là một hiện tượng thông thường và hiển nhiên như hai cộng hai là bốn. người ta không tranh cãi gì vềđiều đó mà còn biết lợi dụng nó để phục vụđời sống hằng ngày.
Thế nhưng, khi nghe nói: Các vật trên mặt đất cũng hút lẫn nhau, thì người ta lại nửa tin nửa ngờ. Thật vậy, có ai thấy cái bàn, cái ghế tự nhích lại gần nhau bao giờ? Cho tới những vật đang bay lơ lửng trên không, như hai cánh diều, hai quả bóng cũng thế. Phải chăng định luật không nghiệm đúng?
Không đâu bạn ạ! Định luật vẫn hoàn toàn đúng! Lực hấp dẫn trong các trường hợp này cực kỳ nhỏ bé. Người ta phải dùng tới lực kế tiểu ly mới đo nổi. Thí dụ: Hai người, mỗi người khoảng 60kg, đứng cách nhau một mét, thì lực hút giữa họ chỉ xấp xỉ bằng 1/50mg!
Dù hai người có đứng trên sàn nhà nhẵn bóng đi nữa thì lực này cũng phải tăng lên một tỷ lần họ mới có thể thắng lực ma sát để trượt lại với nhau. Còn nếu không có lực ma sát thì sao? Giả dụ như hai người lửng lơ trong vũ trụ chẳng hạn. Lúc này, cái lực 1/50mg vô cùng nhỏđối với họ không đến nỗi bất lực. Giờđầu họ nhích lại với nhau được 3cm, giờ
thứ hai thêm được 9 phân nữa và giờ thứ ba lại tăng lên 15 phân. Chuyển động cứ thế
tăng dần lên, nhưng cũng phải mất 4 tiếng mới xóa xong khoảng cách giữa hai người.
Tuy nhiên, ngay trên mặt đất cũng có thể phát hiện được lực hấp dẫn giữa các vật.
Năm 1775, nhà khoa học Maccolaino (người Ecot) lần đầu tiên quan sát thấy dây dọi hơi lệch khi người ta treo nó bên cạnh một khối núi lớn.
Các nhà kỹ thuật đã lợi dụng sức hút của Trái Đất để chế tạo các loại búa máy dùng rèn thép, đầm đường, đóng móng cọc…
Nếu lực hấp dẫn giữa các vật trên Trái Đất là không đáng kể thì đối với những vật khổng lồ ta chớ xem thường. Sao Hải Vương chẳng hạn, cách xa chúng ta hơn 4.200 triệu km, nằm gần ngoài cùng hệ Mặt Trời, cũng luôn luôn hút ta với một lực trung bình là 18 triệu tấn! Chính những sợi dây vô hình bền vững này giữa các thiên thểđã thắt chặt tình gắn bó muôn đời trong đại gia đình hệ Mặt Trời.