“… Tôi sẽ vẽ bản thiết kế này trong nhà tù chỉ vài ngày trước khi lên đoạn đầu đài. Tôi tin tưởng rằng những điều suy nghĩ của tôi sẽđược thực hiện nay mai…”
Đó là lời trăn trối cuối cùng của người thanh niên cách mạng Nga Nicolai Kibansich trước khi lên giá treo cổ. Niềm tin mãnh liệt này được viết lên lên tường nhà ngục bên cạnh sơđồ một động cơ tên lửa… Nhưng đồ án này mãi tới năm 1918, sau khi cách mạng Tháng Mười vĩ đại thành công, mới được phát hiện. Và cũng từđó người ta mới để tâm nghiên cứu cuộc đời, sự nghiệp và những phương án táo bạo của nhà trí thức cách mạng mà tuổi đời chưa đến ba mươi.
Vào năm 1877, một chàng trai đầy nhiệt huyết, vốn là sinh viên trường đại học thông tin liên lạc ở thủđô Petecbua (nay là Leningrat), sau ba năm bị cầm tù về “tội” tuyên truyền cách mạng trong nông dân, đã tìm cách quay về thủ đô mặc dầu có lệnh cấm của Nga hoàng. Với ý chí cách mạng và lòng say mê khoa học, Kibansich đã xin làm việc trong xưởng chế tạo thuốc súng để có điều kiện hoạt động bí mật cùng các đồng chí của mình. Anh đã lập một phòng thí nghiệm nghiên cứu các loại thuốc nổ, chế tạo các loại bom và
đạn pháo. Phái cách mạng của anh rất hăng hái, lấy ám sát cá nhân làm sách lược. Và ngày mồng một tháng ba năm 1881, Kibansich đã giết được Nga hoàng bằng một quả
bom do chính tay anh chế tạo…
Hồi này, Kibansich đã tiến hành một loạt thí nghiệm về thuốc nổ. Anh đi đến kết luận là, chất đốt được nén thật chặt mang một tính chất đặc biệt: Cháy từ từ, hết lớp này đến lớp khác; khác hẳn chất đốt khô cháy toàn bộ trong giây lát và gây ra những vụ nổ nguy hiểm. Thành tựu này đã gợi cho nhà bác học trẻ một ý nghĩ rất mới: Dùng thuốc nén chặt làm chất đốt cho một loại tên lửa đặc biệt.
Thế là, toàn bộ tâm trí anh đã bị thu hút vào đó! Anh viết: “Chính cái động cơ kiểu này sẽ
cần cho nhân loại đây… Loài người dần thoát khỏi sự ràng buộc của Trái Đất để bay đi xa hơn nữa…”. Nhưng Kibansich đã sa vào tay bọn mật thám.
Biết bị treo cổ, anh không hề nao núng. Trong xà lim tử hình, anh đã làm việc khẩn trương. Trên tường vôi lạnh, Kibansich mải mê trình bày bản vẽ và những nguyên lý cơ
bản của động cơ tên lửa dùng chất đốt nén chặt. và bên đó là những lời tâm huyết với ngày mai… Bản đồ án sau đó được viết lại chi tiết hơn và ngày 23 tháng ba năm ấy, Kibansich nhờ viên quản ngục chuyển nó đến tay các nhà bác học…
Nhưng tiếc thay, phát minh quan trọng này vẫn nằm trong hồ sơđầy bụi của cục cảnh sát Nga hoàng…
Trước buổi hành hình hai ngày, Kibansich yêu cầu được gặp một nhà bác học với nguyện vọng thiết tha: “Nếu điều suy nghĩ của tôi được thực hiện thì dẫu chết đi tôi cũng vô cùng sung sướng…”.
Yêu cầu chính đáng đó không được chấp nhận. Và ngày 3/4/1881 anh đã bị kẻ thù giết hại. Cũng may mà trước đó, khi ra tòa và trong buổi bạn bè vào thăm, anh đã kịp trao đổi những suy nghĩ của mình. Đó là những vấn đề mà các nhà bác học và các nhà sáng chế
sau này đã phải suy nghĩ sâu sắc. Trong số những người đó có nhà bác học thiên tài, “người đầu tiên đặt nền móng cho khoa học du hành vũ trụ” – Congxtangtin Xioncopxki.
Non một thế kỷ trôi qua, ước mơ tha thiết của Kibansich, và cũng là ước mơ của loài người, đã được thực hiện. Và nơi thực hiện đầu tiên lại chính là quê hương ông – xứ sở
của cách mạng Tháng Mười Nga vĩđại.