Đó là câu chuyện về “phản hấp dẫn” của Oenxo.
Nếu lực hấp dẫn biến mất thì sẽ xảy ra tai họa gì?
Thì hành tinh này, như ta đã biết, sẽ sống một cuộc đời vô định, lang thang trong vũ trụ.
Như vậy thì sẽ không còn gì để ràng buộc vạn vật vào hành tinh này nữa. Từ chiếc tàu biển khổng lồ tới hòn sỏi tí xíu, từ con cá voi trăm tấn tới chú muỗi mắt tí hon. Chỉ một cái va chạm rất nhỏ cũng đủđểđẩy chúng biền biệt vào thế giới vô tận của các vì sao. Và cũng chẳng cần tới sự va chạm đó, vì chính ngay việc Trái Đất tự quay cũng đủ làm cho chúng ta và vạn vật văng ra khỏi hành tinh này đểđi vào các cuộc du hành vĩnh cửu…
Oenxo đã dùng chủđề nói trên để viết về cuộc du hành không tưởng tới Mặt Trăng.
Nhà khoa học Kevoro – nhân vật chính trong cuốn “Những người đầu tiên trên Cung Trăng” – đã chế tạo ra được một chất kỳ diệu chưa từng có trong thiên nhiên cũng như
trong lịch sử phát minh của loài người, một chất mà “lực hấp dẫn không thể… thấm qua”. Nếu đem chất này lót xuống một vật nào đó để ngăn cách nó với mặt đất, thì lập tức vật
đó sẽ mất hết trọng lượng.
Đây là một đoạn trong cuốn truyện lý thú nói trên:
“… Chúng ta biết rằng, lực hấp dẫn vũ trụ, nghĩa là trọng lực, thấm qua mọi vật. Bạn có thể dùng vật cản để không cho các tia sáng xuyên qua; với những lá kim loại ta có thể
chắn sóng vô tuyến truyền tới một vật, nhưng không có một chất gì có thể giúp bạn cả được lực hấp dẫn giữa Mặt Trời, Trái Đất và các vật thể. Tuy nhiên, nhà bác học thông minh Kevoro cho rằng, con người – vị chúa tể của thiên nhiên – thế nào cũng chế ra được một chất tuyệt diệu gì đó có thể cản được sự hấp dẫn của vạn vật. Ông lập luận: “Bất kỳ
ai, dù kém trí tưởng tượng, cũng có thể hình dung được rằng, nếu có một chất như vậy trong thực tế thì nó sẽ mở ra những khả năng kỳ diệu như thế nào! Chẳng hạn, nếu phải
nhấc bổng một vật dầu nặng đến mấy ta cũng chỉ cần lót một lá mỏng của chất này ở bên dưới là có thể nhấc nó lên như một… cọng rơm vậy!…”.
Sau khi nhân vật trứ danh Kevoro của Oenxo đã chế tạo được chất “kevorit” thì bạn bè ông liền làm ra được một “con tàu vũ trụ” để bay lên Cung Trăng.
Con tàu tưởng tượng này hết sức đơn giản: Nó không được trang bị một thứ máy móc nào cả mà chỉ dành chỗ để chứa khí nén, thức ăn tinh chế cho đường xa, dụng cụ cất nước lọc… Nó có hai lớp vỏ: Lớp trong bằng kính dày, còn lớp ngoài bằng thép có nhiều cửa sổ. Toàn bộ vỏ ngoài được bộ một lớp “kevorit” kỳ diệu đó. Ngoài cửa nắp ra, vỏ kính là một lớp liền, còn vỏ thép thì do nhiều mảnh ghép lại. Mỗi mảnh, nhờở những lò xo đặc biệt, có thể cuốn lại, mở ra như một tấm mành nhờ một hệ thống điều khiển tựđộng bằng
điện.
Và tới đây xin nhường lời cho nhân vật giải thích nguyên tắc chuyển động của “con tàu vũ trụ” đó.
“… Khi tất cả các cửa sổ đóng lại thì không có một thứ ánh sáng nào, một nhiệt lượng nào, không có một năng lượng bức xạ nào có thể xuyên vào con tàu được. Con tàu của chúng ta sẽ bay lên theo một đường thẳng theo quy luật quán tính của Niuton. Nếu chúng ta mở một cửa sổ ra thì mọi lực hấp dẫn gặp trên đường đi ở hướng cửa sổ đó sẽ kéo chúng ta lại… Và như vậy chúng ta có thểđi quanh co trong vũ trụ tùy ý muốn. Cuộc du lịch lên chị Hằng của chúng ta vừa đơn giản mà lại chẳng tốn kém gì…”.
Theo nhà phát minh cừ khôi đó thì nhờ cái chất “kevorit” này, con tàu của ông không chỉ
bay lên Mặt Trăng, Mặt Trời, các hành tinh láng giềng mà còn có thể bay tới các vì tinh tú xa xôi khác nữa…
Thật là một “phát minh” kỳ diệu!
Song đây chỉ là một câu chuyện tưởng tượng đẹp đẽ, nhưng không thể nào thực hiện
được. Bởi vì, ngay cái chất “kevorit” hoang đường kia cũng chỉ là vật chất, mà đã là vật chất thì không thể thoát khỏi luật hấp dẫn bất diệt của Niuton.
Chương 7: Từ ước mơ đến hiện