Chuyện thần thoại nó

Một phần của tài liệu TỪ CÂY GẬY THẦN ACSIMET. phần 2 (Trang 33 - 34)

lên điu này.

Trung Quốc còn để lại một chàng Tôn Ngộ Không bất tử, có tài đi mây về gió đã từng náo động thiên đình.

Ai Cập và Ấn Độ có những chiếc thảm bay, còn một số dân tộc khác thì lại dùng chim hạc, chim ưng đểđưa người tới thăm chốn bồng lai tiên cảnh…

Nhân vật Dedan trong thần thoại Hy Lạp làm ra những đôi cánh lông chim gắn bằng sáp ong để cùng con trai thoát ra khỏi nhà ngục.

Nhà văn Lukian Xamoxaxki (thế kỷ thứ hai TCN) đã cho một thủy thủ bay lên Mặt Trăng bằng một đợt sóng thần. Thuyền chàng được sóng tung lên khỏi mặt biển rồi các đợt gió xoáy đưa tiễn chàng lên tới Cung Quảng.

Nhà văn Pháp Xirano đơ Begiorac đã mô tả một cuộc du hành lên Cung Trăng bằng sức hút của nam châm:

… Ngồi trong xe sắt nhỏ

Ném nam châm tới trước Lực từ trường hút sắt Kéo xe chàng đưa lên. Cứ ném luôn không nghỉ

Chàng tới được Cung Tiên…

Còn nhà văn Vonghin lại đưa ra một loại ủng đặc biệt làm cho các nhân vật của ông mất trọng lượng. Nhờđó họđi lại, nhảy múa trong bầu trời như trên mặt đất vậy.

Tính khoa học được nâng dần. Oenxo đã dùng con tàu đạn đểđưa các nhân vật của mình lên thăm chị Hằng. Nhưng do chưa có cách gì thắng nổi sức hút của Trái Đất nên ông lại phải tưởng tượng ra chất “kevorit”, như ta đã biết, để bọc con tàu.

Cho đến thế kỷ 19, nhà văn Giuyn Véc đã đưa ra những “giả thuyết” xem ra có cơ sở

khoa học hơn. Trong cuốn “Từ Trái Đất lên Mặt Trăng” và “Cuộc du hành quanh Mặt Trăng”, ông đã cho ba nhà du hành ngồi vào một viên đạn khổng lồ, nặng tám tấn, có đầy

đủ tiện nghi. Để phóng được con tàu to lớn này, ông đã dùng một khẩu súng đại bác có nòng dài tới 300m, đặt trong một miệng giếng sâu gần 400m. Sau khi ngốn hết 180 tấn chất đốt hóa học piroxin, viên đạn bay ra khỏi nòng súng với vận tốc 16km/giây và đưa các nhà du hành tới đích.

Hồi đầu thế kỷ, nhà điện ảnh Pháp Meliex đã xây dựng những tác phẩm của Oenxo và Giuyn Véc thành những bộ phim lý thú “Du hành lên Mặt Trăng”, được công chúng Mỹ

và châu Âu hoan nghênh nhiệt liệt. Nhưng ởđây Giuyn Véc đã phạm một số sai lầm về

mặt khoa học:

Sai lầm thứ nhất là muốn lên đến Mặt Trăng, con tàu chỉ cần đạt vận tốc 11,2km/giây. Thứ hai và nghiêm trọng nhất là nhà văn đã cho viên đạn đạt vận tốc 16km/giây trong nháy mắt (0,04 giây)! Như vậy các nhà du hành sẽ phải chịu đựng gia tốc rất lớn, gấp hơn 4 vạn lần gia tốc rơi tự do. Và do đó, cũng ngay trong nháy mắt họ sẽ bị một áp lực rất lớn nghiền nát ra như cám. Người ta đã tính rằng, chiếc mũ khoảng một lạng của nhân vật Bacbiken sẽ có sức nặng khoảng 4 tấn! Và chỉ riêng cái mũ này cũng thừa sức đè bẹp gí chủ nó!

Sai lầm thứ ba: Đạn đại bác không thể là một phương tiện để bay vào vũ trụ. Các nhà khoa học ngày nay đã tính toán rằng, 180 tấn piroxin không thể cho ta vận tốc 16km/giây mà chỉ khoảng một phần tư vận tốc đó. Dù khẩu pháo “Colombiat” của ông có nòng dài gấp hai, ba lần cũng không thực hiện được chuyến bay đó.

Qua những mẩu chuyện trên đây, chúng ta thấy: Ước mơ bay tới các vì sao là ước mơ

chung của nhân loại từ ngàn đời nay. Chính những ước mơ tha thiết và những tưởng tượng phong phú đó là cái bệ phóng cho khoa học cất cánh.

Một phần của tài liệu TỪ CÂY GẬY THẦN ACSIMET. phần 2 (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)