Sau khi tính toán đƣợc các thành phần của hàm tổn thƣơng, chỉ số tổn thƣơng sẽ đƣợc xác định theo công thức:
Trong đó:
E là độ phơi nhiễm S là độ nhạy cảm
AC là khả năng thích ứng V là chỉ số dễ bị tổn thƣơng
Nhƣ vậy ta thấy chỉ số dễ bị tổn thƣơng sẽ dao động trong khoảng từ 0 đến 1 ứng với V = 0 thì ít bị tổn thƣơng nhất, V = 1 ứng với bị tổn thƣơng lớn nhất. Việc khảo sát thu thập số liệu và tính toán theo phƣơng pháp nêu trên cho ba xã: Kim Hải, Kim Trung và Kim Đông của Huyện Kim Sơn, kết quả tính dễ bị tổn thƣơng của 3 xã ven biển đƣợc thể hiện chi tiết trong Chƣơng 3 dƣới đây.
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm vùng nghiên cứu [31]
Kim Sơn là một huyện ven biển, nằm phía Đông Nam tỉnh Ninh Bình.Huyện có 25 xã và 2 thị trấn, ngoài ra còn có một vùng bãi bồi ven biển hiện nay huyện đang quản lý.
Hình 3.1. Bản đồ huyện Kim Sơn (Nguồn: tỉnh Ninh Bình)
Vùng Kim Sơn nằm trong kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa mƣa kéo dài từ tháng 6 đến tháng 10 hàng năm, lƣợng mƣa mùa mƣa chiếm 70% lƣợng mƣa cả năm. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, khô hạn tập trung vào các tháng 3 tháng 4, mùa đông khí hậu thƣờng rét ẩm.
Lƣợng mƣa trung bình hàng năm khoảng 1.800 -2.000 mm, tập trung vào tháng 8 tháng 9 với lƣợng mƣa khoảng 340 – 400 mm/ tháng, lƣợng bốc hơi khoảng 487mm.
Nhiệt độ trung bình năm là 260C. Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối có khi xuống tới 6.3oC, tổng lƣợng nhiệt khá cao, phân hai mùa rõ rệt.
Về chế độ thủy văn, huyện Kim Sơn kẹp giữa hai con sông lớn là sông Đáy và sông Càn nên chế độ thủy văn thuộc kiểu cửa sông và biển. Chế độ thủy văn của huyện chịu ảnh hƣởng lớn nhất bởi sông Đáy, sông đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nƣớc cho hệ thống kênh mƣơng nội địa đồng thời cũng là nơi tiêu thoát nƣớc quan trọng của huyện.
Địa hình Kim Sơn tƣơng đối bằng phẳng, bao gồm hai vùng chính: a.Vùng ven biển
Bao gồm diện tích 3 xã Kim Trung, Kim Đông và Kim Hải và toàn bộ vùng bãi bồi thuộc huyện quản lý với diện tích khoảng 6000 ha. Đất đai ở đây đang trong thời kỳ cải tạo còn nhiễm mặn nhiều, chủ yếu phù hợp với trồng rừng phòng hộ, trồng cói và nuôi trồng thủy sản.
b.Vùng đồng bằng
Bao gồm diện tích các xã còn lại trong huyện, đất đai chủ yếu là phù sa đƣợc bồi và không đƣợc bồi. Phần diện tích này thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nhƣ trồng lúa và cây công nghiệp ngắn ngày…
Nhận xét chung:
Huyện Kim Sơn có tiềm năng về đất đai, khí hậu phù hợp với phát triển cây trồng hàng năm cho năng suất cao. Mặt khác huyện có bờ biển dài 15km, mỗi năm lấn ra biển 80 – 100m, là nơi có tốc độ lấn ra biển cao nhất nƣớc, là vùng nằm giữa hai con sông lớn đổ ra biển nên có thuận lợi lớn trong các hoạt động phát triển sản xuất nuôi trồng thủy sản và giao thông đƣờng thủy.
Bên cạnh những mặt thuận lợi, huyện còn một số khó khăn hạn chế nhƣ chế độ thủy văn phức tạp có nhiều biến động với cƣờng độ lớn.Nhiệt độ mùa đông thấp nên không thuận lợi cho việc sản xuất giống thủy sản.
Quá trình khai thác và sử dụng tài nguyên còn chƣa đƣợc quản lý chặt chẽ, mức độ khai thác còn chƣa tiếp cận với Khoa học kỹ thuật nên mang lại hiệu quả chƣa xứng tầm với tiềm năng và chƣa đảm bảo Phát triển bền vững.
3.2. Đánh giá tác động của BĐKH đến hoạt động nuôi trồng thủy sản trong những năm gần đây [16]. trong những năm gần đây [16].
Nghề cá Việt Nam với đặc thù quy mô nhỏ với hàng triệu gia đình đang sống và phụ thuộc vào là một trong những lĩnh vực nhạy cảm và dễ bị tổn thƣơng nhất trƣớc tác động của BĐKH. Do biến đổi khí hậu và biểu hiện của nó là nƣớc biển dâng, nhiệt độ tăng, biến động lƣợng mƣa và các hiện tƣợng thời tiết cực đoan, đã ảnh hƣởng trực tiếp và gián tiếp đến các hệ sinh thái quan trọng ven bờ nhƣ rừng ngập mặn, thảm cỏ biển, san hô, hệ sinh thái đầm phá, cồn cát bãi ngang ven biển, hệ sinh thái cửa sông cửa biển. Tác động của BĐKH thông qua các biểu hiện của nó đã làm mất diện tích, giảm độ phủ và suy giảm đa dạng sinh học của các hệ sinh thái làm biến dạng và thay đổi đặc tính các hệ đầm phá ven biển, xói lở bờ biển và các vùng cửa sông…
Lĩnh vực thủy sản tỉnh Ninh Bình phát triển tƣơng đối toàn diện bao gồm khai thác, đánh bắt, gây giống, nuôi trồng và chế biến. Tuy nhiên thu nhập từ khai thác và đánh bắt chiếm tỷ trọng lớn nhất so với các hoạt động khác. Với 15km bờ biển, tiếp giáp với vùng biển Nam Định và Thanh Hóa, là điều kiện thuận lợi để tiếp cận với các ngƣ trƣờng khai thác cá nổi và cá đáy ở Vịnh Bắc Bộ. Cơ cấu sản lƣợng khai thác hải sản của Ninh Bình dựa trên 3 họ nghề khai thác chủ yếu gồm: Họ lƣới kéo, họ lƣới rê, họ nghề đăng. Đây là ba họ nghề có sản lƣợng lớn. Nguồn lợi thủy sản của tỉnh Ninh Bình chủ yếu là cá, tôm và một vài loại hải sản khác. Dƣới tác động của biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng các hoạt động nhƣ đánh bắt, nuôi trồng và chế biến đều chịu những ảnh hƣởng nhất định. Cụ thể là:
Môi trƣờng sống thay đổi trong đó nhiệt độ, độ mặn gia tăng sẽ ảnh hƣởng mạnh mẽ đến đời sống thủy sinh nƣớc ngọt theo hƣớng thu hẹp, giảm sản lƣợng làm cho cộng động dân cƣ phụ thuộc vào nghề đánh bắt và nuôi trồng trở nên khó khăn hơn, đặc biệt là ngƣ dân sinh sống bằng nghề nghề chài, lƣới bén,
bẫy, sập và nghề đăng đáy ở vùng cửa sông Đáy, sông Vạc và một số khu vực nuôi cá nƣớc ngọt khác trong tỉnh.
Nhiệt độ nƣớc tăng lên do sự nóng lên toàn cầu gây ra hiện tƣợng phân tầng rõ rệt trong thủy vực nƣớc đứng, có ảnh hƣởng đến tập tính sinh học của thủy sinh vật. Do nhiệt độ tăng, một số loài di chuyển đi nơi khác hoặc xuống sống ở những tầng sâu hơn làm thay đổi cơ cấu phân bổ thủy sinh vật theo chiều sâu. Sự gia tăng nhiệt độ làm cho quá trình khoáng hóa và phân hủy các chất hữu cơ nhanh hơn, ảnh hƣởng tới nguồn thức ăn của sinh vật. Các sinh vật sẽ tốn nhiều năng lƣợng hơn cho các quá trình hô hấp cũng nhƣ các hoạt động sống khác, làm giảm năng suất và chất lƣợng thƣơng phẩm của thủy sản.
Theo các Kịch bản nƣớc biển dâng, đến năm 2100, mực nƣớc biển sẽ có nguy cơ dâng cao và sẽ gây mất một phần đất trũng, đất có cốt nền thấp ven biển.Điều này sẽ làm cho chế độ thủy lý, thủy hóa và thủy sinh xấu đi. Kết quả các quần xã sinh vật hiện hữu thay đổi cấu trúc, thành phần và trữ lƣợng bổ sung giảm sút nghiêm trọng. Dự trữ các loại thủy sản sinh kế sẽ giảm sút so với hiện tại. Đây là một vấn đề nghiêm trọng đối với vấn đề phát triển thủy sản của tỉnh. Ngƣợc lại với những tác động tiêu cực tới ngành thủy sản, nƣớc biển dâng cao sẽ kéo theo các loài thủy sinh từ biển đi sâu vào nội địa cƣ trú và phát triển cũng tạo ra các cơ hội mới về nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản, đặc biệt là nuôi trồng thủy sản nƣớc lợ. Tuy nhiên, xét một cách tổng thể những thiệt hại do biến đổi khí hậu đến ngành thủy sản sẽ chiếm tỷ trọng cao hơn nhiều lần so với những cơ hội mà nó mang lại.
Đối với nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi trồng ven bờ chịu tác động thƣờng xuyên và khốc liệt của thiên tai. Biểu hiện nổi bật nhất là nhiệt độ tăng, nhiệt độ đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình sinh trƣởng của các loài sinh vật nói chung và các loài thủy sản nói riêng, nhiệt độ tăng cao vƣợt mức chịu đựng của nhiều loài sinh vật, biên độ nhiệt lớn làm gián đoạn quá trình sinh trƣởng và sinh sản. Nhiệt độ tăng cao cũng làm cho môi trƣờng sống bị thay đổi, nhiều sinh vật ngoại lai, chất lƣợng nƣớc bị ô nhiễm gây không ít thiệt hại trong nuôi trồng thủy sản.
Vùng ven biển thƣờng phải hứng chịu nhiều thiệt hại trƣớc bão và áp thấp nhiệt đới, các khu vực nuôi trồng thủy sản hầu hết bị mất trắng nếu có bão đi qua.Lƣợng mƣa lớn khi có bão sẽ làm giảm đột ngột độ mặn gây chết hàng loại các loài tôm và sinh vật nổi.
Đối với tỉnh Ninh Bình nói chung và huyện Kim Sơn nói riêng, hàng năm vẫn hứng chịu nhiều thiệt hại lớn về kinh tế trƣớc những biến động khốc liệt của thời tiết khí hậu, một số tổng hợp về thiệt hại nhƣ:
- Năm 2004 theo báo cáo của Chi cục Thủy lợi tỉnh Ninh Bình, lũ lụt ngày 24/7/2014 đã làm thiệt hại 23400 ha diện tích nông nghiệp trong đó có tới 2000ha bị mất trắng, trong đó có 400 tấn thủy sản bị mất trắng.
- Năm 2005 tỉnh Ninh Bình chịu tác động bởi 3 cơn bão: Tháng 7/2005 cơn bão số 02 gây thiệt hại trên 27000ha diện tích nông nhiệp; cơ bão số 6 đi qua làm 1300 m đê, đê bối bị sạt lở, 1300 ha ao hồ nuôi tôm cá bị ngập và hƣ hại; tháng 10 tỉnh Ninh Bình chịu tác động của cơn bão số 7 làm 2 ngƣời chết, 1 ngƣời bị thƣơng, 3000 hộ phải di rời, 181 ngôi nhà bị sập, 8960 nhà bị ngập, 42853 ha nông nghiệp bị hƣ hỏng, 975 m đê bị sạt, 910 ha ao hồ nuôi thủy sản bị ngập mất trắng.
- Tháng 10/2007 bão Lekima đổ bộ gây thiệt hại lớn cho các tỉnh phía Bắc trong đó Ninh Bình có 5 ngƣời chết, 3 ngƣời bị thƣơng, trên 16000 hộ gia đình bị ảnh hƣởng, trên 13000 hộ phải di dời, 13691 nhà bị ngập và hƣ hại, 4678ha nông nghiệp bị ảnh hƣởng, 36000 m kênh mƣơng bị sạt lở hƣ hại, 2711ha diện tích ao hồ nuôi tôm cá bị phá hủy, ƣớc tính thiệt hại 276 tỉ đồng.
Ngoài những thiệt hại do bão, lũ gây ra, hàng năm tỉnh Nình Bình đặc biệt là khu vực nuôi trồng thủy sản của huyện Kim Sơn thƣờng xuyên phải chịu tác động của các hiện tƣợng cực đoan nhƣ nắng nóng, rét đậm rét hại, mƣa lơn… gây không ít thiệt hại về kinh tế đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
3.3. Đánh giá mức độ tổn thƣơng do tác động của BĐKH đến lĩnh vực nuôi trồng thủy sản tại huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình. nuôi trồng thủy sản tại huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình.
Nhƣ đã nêu ở phần phƣơng pháp nghiên cứu, việc đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng tác giá áp dụng phƣơng pháp luận của IPCC (2007) trong đó tính dễ bị tổn thƣơng đƣợc đánh giá thông qua hàm tổn thƣơng V = f(E, S, AC), trong đó giá trị V dao động trong khoảng từ 0 đến 1, giá trị 0 ứng với ít bị tổn thƣơng nhất, giá trị 1 ứng với dễ bị tổn thƣơng nhất. Khu vực nghiên cứu đƣợc tác giả khu trú cho 3 xã ven biển là Kim Trung, Kim Đông và Kim Hải là 3 xã giáp biển có số dân và diện tích nuôi trồng thủy sản lớn nhất. Số liệu tính toán đƣợc tác giả thu thập tại thực địa và tính toán các giá trị của hàm tổn thƣơng dựa trên phƣơng pháp lấy trọng số cân bằng. Kết quả tính toán đƣợc trình bày dƣới các mục sau đây.
3.3.1. Kết quả tính toán Độ phơi nhiễm (E)
Độ phơi nhiễm (E) trƣớc biến đổi khí hậu đƣợc hiểu một cách tổng quát là tác động của các tác nhân liên quan đến thiên tai và khí hậu tác động tới nuôi trồng thủy sản và mức độ hứng chịu.
Từ số liệu thu thập, tác giá tính toán mức độ phơi nhiễm của 3 xã ven biển trong giai đoạn 2000 – 2010 kết quả nhƣ sau:
Bảng 3.1. Số liệu Độ phơi nhiễm (E)
BIẾN CHÍNH BIẾN PHỤ HỢP PHẦN PHỤ ĐƠN VỊ Xã
Nguồn số liệu hiện tại
( Biến thành
phần) Trung Kim
Kim
Đông Kim Hải
ĐỘ PHƠI NHIẾM (E) Hiện tƣợng khí hậu cực đoan (E1) Số trận bão (E11) số trận 2 2 2
Số liệu thống kê của sở tài nguyên môi trƣờng Ninh Bình từ 1975 - 2013
Số trận lụt (E12) số trận 0 0 0 Số ngày rét đậm,
rét hại (E13) Ngày 22.2 22.2 22.2 Số ngày nắng nóng (E14) Ngày 16.3 16.3 16.3 Nhiệt độ và lƣợng Nhiệt độ trung bình năm (E21) to 23.9 23.9 23.9 Tính toán từ số liệu thực đo của các trạm
mƣa (E2) Lƣợng mƣa trung bình nhiều năm (E22) mm 1783.5 1783.5 1783.5 khí tƣợng trong khu vực: ( PL….) Lƣợng mƣa mùa hè (E23) mm 1416 1516 1516 Lƣợng mƣa mùa đông (E24) mm 261 261 261 Nhiêt độ trung bình mùa hè (E25) to 29.2 29.2 29.2 Nhiêt độ trung bình mùa đông (E26) to 16.9 16.9 16.9 Thiệt hại do thiên tai(E3) % Diện tích TS bị ảnh hƣởng do bão (E31) % 100 100 100 Tính toán từ số liệu điều tra tình hình sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi của Bộ NN và PTNN từ năm 2008 - 2013 % Diện tích bị ảnh hƣởng do hạn hán(E32) % 25 8 10 % Diện tích bị ảnh hƣởng do ngập (E33) % 0 0 0
Do 3 xã có diện tích gần bằng nhau, lại có vị trí địa lý tƣơng tự nhau do vậy, chỉ số về độ phơi nhiễm sẽ có giá trị gần nhƣ nhau. Kết quả tính toán độ phơi nhiễm E đƣợc thể hiện dƣới bảng
Bảng 3.2. Kết quả tính toán chỉ số Độ phơi nhiễm (E)
Độ phơi nhiễm Kim Trung Kim Đông Kim Hải
E1 1 1 1
E2 1 1 1
E3 1 0.67 0.7
Hình 3.2. Bản đồ phơi nhiễm của 3 xã Kim Hải, Kim Trung, Kim Đông (Nguồn tác giả)
Nhận xét:
Với đặc điểm là 3 xã ven biển nằm trong sự bảo vệ của đê biển Bình Minh 2, với diện tích gần bằng nhau, đƣờng giáp biển cả 3 xã chỉ có 15km. Vì vậy, mức độ phơi nhiễm trƣớc các điều kiện thời tiết khí hậu của 3 xã Kim Trung, Kim Đông và Kim Hải có thể xem là nhƣ nhau. Tuy nhiên với tiêu chí độ phơi nhiễm cao nhất trong 3 xã thì Kim Trung là xã có độ phơi nhiễm cao nhất bằng 1 bởi vì, xã Kim Trung là xã có diện tích nuôi trồng thủy hải sản bị ảnh hƣởng
ảnh hƣởng khi có bão, có 25% diện tích nuôi trồng thủy hải sản bị ảnh hƣởng khi xảy ra hạn hán, ngƣời dân cho biết: “khi gặp hạn hán, môi trường nước bị
thay đổi, lượng thức ăn nhanh bị phân hủy do nắng nóng dẫn đến môi trường nước bị thay đổi, thủy sản gia tăng dịch bệnh nhiều, nếu gặp mưa lớn, độ mặn thay đổi đột ngột thì tôm trong các đầm nuôi bị chết khá nhiều, gây ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất thu hoạch”.
Hai xã còn lại là Kim Đông và Kim Hải có độ phơi nhiễm ít hơn, hai xã này có đặc điểm giáp ngay với hai cửa sông là Cửa Càn và Cửa Đáy, hệ thống thủy lợi dẫn nƣớc ở hai xã này đƣợc đảm bảo hơn, việc điều tiết nƣớc ở hai xã này nhanh và kịp thời hơn xã Kim Trung. Chính vì vậy, tổn thất về nuôi trồng thủy sản ở hai xã này ít hơn vì vậy độ phơi nhiễm trƣớc các loại hình thiên tai ít hơn một chút so với xã Kim Trung.
3.3.2. Kết quả tính toán Độ nhạy cảm (S)
Theo định nghĩa của IPCC thì mức độ nhạy cảm (Sensitivity) là mức độ của một hệ thống chịu tác động (trực tiếp hoặc gián tiếp) có lợi cũng như bất lợi bởi các tác nhân kích thích liên quan đến khí hậu. Nhƣ vậy độ nhạy trong lĩnh
vực nuôi trồng thủy sản chính là các yếu tố làm gia tăng các tác động (có lợi cũng nhƣ bất lợi) đến nuôi trồng thủy sản. Các yếu tố đƣợc chọn để thể hiện độ nhạy cảm bao gồm: Tƣ liệu sản xuất, năng suất thủy sản và lao động trong nuôi