Đối với chính phủ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Đông Đô (Trang 35)

- Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô: Hoạt động TTQT của ngân hàng sẽ an toàn và phát triển hiệu quả khi môi trường kinh tế ổn định và tăng trưởng bền vững. Bởi vậy khi nền kinh tế phát triển, lạm phát được kiềm chế, giảm phát được khắc phục, giá trị đồng tiền nội tệ và mức lãi suất ổn định thì các doanh nghiệp mới yên tâm tham gia đầu tư vào lĩnh vực xuất nhập khẩu, nâng cao khả năng tìm kiếm thị trường, đối tác kinh doanh.

- Tạo lập và hoàn thiện môi trường pháp lý hoàn chỉnh, thống nhất cho hoạt động thanh toán quốc tế

Hành lang pháp lý đồng bộ, thống nhất sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và ngân hàng trong quá trình hoạt động và kinh doanh. Khi các văn bản luật, các chỉ thị, thông tư hướng dẫn về hoạt đông TTQT phù hợp với đặc thù phát triển kinh tế và tập quán của đất nước sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động TTQT của ngân hàng được diễn ra thuận lợi, thống nhất và đem lại hiệu quả cao.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đòi hỏi phải có một hình thức văn bản pháp lý cao hơn về lĩnh vực quản lý ngoại hối. Luật ngoại hối sẽ thống nhất lại những quy định nằm rải rác trong các bộ luật trước đó, đảm bảo điều chỉnh tốt những vẫn đề ngoại hối phát sinh theo đúng quy định và chính sách của đảng và nhà nước

- Cải thiện cán cân thanh toán quốc tế: Đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, cân bằng thanh toán quốc tế. Để hạn chế tình trạng nhập siêu hiện nay, nhà nước cần phải có những biện pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu đồng thời kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu như:

Đẩy mạnh hoạt động thương mại quốc tế, đặc biệt hướng vào các thị trường lớn như :Mỹ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc thông qua các hiệp định thương mại được chính phủ các nước ký kết.

Cải tiến cơ cấu hàng xuất khẩu, tăng sản phẩm đã qua chế biến giảm lượng hàng là nguyện liệu, hàng thô, nâng cao chất lượng hàng hóa theo hướng có hàm lượng trí tuệ và công nghệ cao.

Hạn chế nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng và những mặt hàng mà trong nước đã sản xuất được như: các loại xa xỉ phẩm, hàng điện tử, ô tô, xe máy nguyên chiếc, đặc biệt là các hàng cũ đã qua sử dụng

Đẩy manh thu hút nguồn vốn và quản lý chặt chẽ vay nợ nước ngoài:

Chú trọng thu hút nguồn vốn nước ngoài để đầu tư cho các ngành hàng xuất khẩu thay thế cho nhập khẩu

Vay nợ nước ngoài cần phải đáp ứng được hai mục tiêu cơ bản là nâng cao hiệu quả sử dụng và giữ được mức nợ ở một tỷ lệ hợp lý, tương ứng với năng lực trả nợ của đất nước.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Đông Đô (Trang 35)