Đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ TTQT

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Đông Đô (Trang 32)

Đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ là một chiến lược phát triển bền vững của chi nhánh. Thông qua việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ mới thể hiện hiệu quả hoạt động của ngân hàng ngày càng tăng, ngân hàng phát triển mạnh đáp ứng được yêu cầu ngày càng lớn của khách hàng. Từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh và uy tín của ngân hàng. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, với khả năng của mình trong thời gian tới chi nhánh nên mở rộng và phát triển thêm một số loại hình dịch vụ TTQT như:

Nghiệp vụ Bao thanh toán: Là nghiệp vụ TTQT rất phức tạp và chứa đựng nhiều rủi ro. Vì vậy, ngân hàng làm nghiệp vụ Bao thanh toán phải là ngân hàng có nhiều kinh nghiệm, có chỗ đứng trên thị trường quốc tế và có quan hệ đại lý với nhiều ngân hàng trên thế giới để có thể quản lý nợ một cách tốt nhất.

Mở L/C trong nước: Việc hình thành loại L/C này tạo điều kiện thuận lợi để

nhà sản xuất gián tiếp tiếp cận với xuất khẩu qua các đầu mối là các doanh nghịêp lớn chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp sẽ thu mua hàng hoá từ các doanh nghiệp sản xuất sau đó xuất ra nước ngoài. Hiện nay số doanh nghiệp xuất khẩu ở Việt Nam là rất lớn nhưng họ chưa được hưởng các nguồn tín dụng ưu đãi dành cho xuất khẩu. Bởi vậy việc đưa dịch vụ mở L/C trong nước vốn không quá phức tạp và rất phù hợp với khả năng của ngân hàng hiện nay, nhằm cấp tín dụng nhiều hơn nữa tới các doanh nghiệp, giúp họ khắc phục những khó khăn ban đàu trong quá trình sản xuất hàng xuất khẩu.

Đẩy mạnh hoạt động mở L/C, chiết khấu chứng từ theo L/C và mở rộng dịch vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu: Đẩy mạnh những hoạt động này sẽ giúp cho

ngân hàng có thêm nhiều khách hàng thanh toán xuất nhập khẩu và tăng thêm lợi nhuận từ việc thu phí. Để phát triển hoạt động này, cần thực hiện đồng bộ những biện pháp như: Nghiên cứu kỹ về khách hàng, về tính khả thi của dự án, về thị trường nước nhập khẩu, ngân hàng của nhà nhập khẩu. Trong quá trình thực hiện, ngân hàng tư vấn cho khách hàng về loại L/C, thời hạn hiệu lực, thời hạn thanh toán, địa điểm thanh toán. Bảo lãnh xuất nhập khẩu nhằm đảm bảo quyền lợi cho nhà xuất nhập khẩu, là nghiệp vụ không kém phần quan trọng so với các nghiệp vụ cấp tín dụng xuất nhập khẩu trực tiếp khác. Thư bảo lãnh của ngân hàng là để hà nhập khẩu nước ngoài tin tưởng ký kết hợp đồng với nhà xuất khẩu trong nước và nhà xuất khẩu nước ngoài tin tưởng sẽ được thanh toán đúng hạn, qua đó tạo điệu kiện để các doanh nghiệp XNK hàng hoá dễ dàng hơn, àn toàn hơn. Hiện nay các nhà XNK Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp chưa có tiếng trên thị trường quốc tế nên ít được các nhà XNK nước ngoài tin tưởng. Do vậy, việc bảo lãnh cho các doanh nghiệp là không thể thiếu được, đặc biệt là trong quá trình tìm kiếm khả năng xuất khẩu. Mỗi ngân hàng cần tận dụng thế mạnh của mình trong lĩnh vực đối

ngoại, để phát huy vai trò của mình bằng cách mở rộng nghiệp vụ bảo lãnh trong nước, góp phần nâng cao uy tín của các doanh nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế và cũng đồng nghĩa với mở rộng hoạt động kinh doanh đối ngoại của ngân hàng.

Phát triển thanh toán D/P kỳ hạn: Hiện nay hình thức thanh toán này đang được sử dụng rất nhiều trên thế giới vì lợi ích và hiệu quả của nó đem lị cho cả haibên nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Đông Đô (Trang 32)