Nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước về kinh tế

Một phần của tài liệu Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư ý nghĩa nghiên cứu (Trang 34 - 36)

II. Sản xuất giá trị thặng dư trong nền kinh tế của nước ta hiện nay

e. Nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước về kinh tế

Theo lý luận của Mác, giá trị thặng dư được sinh ra từ lao động không công của người lao động. Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, việc bóc lột lao động không công không còn nữa, nhưng không có nghĩa là giá trị thặng dư không tồn tại, mà giá trị thặng dư thu được được sử dụng vào mục đích xây dựng đất nước, xây dựng chế độ công hữu tư liệu sản xuất để tái sản xuất, phát triển xã hội chủ nghĩa. Nhà nước chính

là chủ thể đứng ra điều tiết phân bổ lại giá trị thặng dư thông qua các chính sách vĩ mô.

Vai trò quản lý của Nhà nước là định hướng chiến lược phát triển, tạo môi trường cho sản xuất kinh doanh, lo xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ lợi ích công cộng, sử dụng các công cụ chính sách để hướng dẫn sản xuất, dùng công cụ luật pháp để hạn chế mặt trái của kinh tế thị trường, kiểm soát và can thiệp vào kinh tế vĩ mô để ngăn chặn các “ma lực” thu hút sự vận động của nền kinh tế đi chệch khỏi quỹ đạo xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là các lực lượng về tài chính tiền tệ lũng đoạn, làm rối loạn nền kinh tế. Nhà nước có chính sách điều tiết thu nhập, thực hiện công bằng xã hội, hỗ trợ các "nhóm yếu thế", giữ định hướng xã hội xã hội chủ nghĩa.

Nhà nước điều tiết giá trị thặng dư thu được sao cho có lợi với việc thực hiện mục tiêu “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh”. Các cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất kinh doanh (giao thông, năng lượng v.v…) cần có chính sách khuyến khích, thu hút kinh tế tư nhân tham gia đầu tư họ tự chịu trách nhiệm về hiệu quả đầu tư; giảm hẳn cách làm sử dụng vốn ngân sách nhà nước giao cho doanh nghiệp nhà nước rất kém hiệu quả như lâu nay. Kể cả phát triển các dịch vụ công (văn hoá, giáo dục, y tế....) cũng cần có chính sách khuyến khích tư nhân đầu tư, thực hiện chủ trương xã hội hóa kết hợp với sự quản lý và đầu tư của nhà nước.

Lấy ví dụ cụ thể là trong việc quản lý đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp, hiện nay còn có nhiều cơ quan thuộc các cấp khác nhau quản lý việc đăng ký kinh doanh, gây tình trạng lộn xộn, khiến việc nắm về số lượng, việc kiểm tra giám sát việc kinh doanh của các doanh nghiệp khó khăn. Cần phải quy định riêng một cơ quan làm công việc này.

Kiện toàn hệ thống pháp luật và các chính sách kinh tế vĩ mô để nâng cao năng lực quản lý của Nhà nước. Hệ thống pháp luật phải thống nhất, một mặt phải bảo đảm việc trả lương tương xứng cho người lao động của các doanh nghiệp, mặt khác phải định hướng dư luận, bảo vệ những người có thu nhập cao chính đáng. Các chính sách kinh tế vĩ mô, phát huy đúng tác dụng điều tiết nền kinh tế, tránhnhững tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường, khuyến khích sản xuất phát triển.

Hiện nay, chúng ta đang phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, nhiều hình thức sở hữu, trong đó có sở hữu tư nhân, nghĩa là nền kinh tế ở nước ta vẫn còn bóc lột ở mức độ nào đó với nhiều hình thức “thiên biến vạn hóa”. Để giảm sự tiêu cực đó, nhà nước cần thực hiện chế độ phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế (hay phân phối theo mức độ đóng góp); phải thực hiện tốt các chính sách xã hội như phúc lợi xã hội, các ưu đãi xã hội, bảo hiểm xã hội.

Bên cạnh những ưu đãi đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nhân nước ngoài hiện nay ở nước ta, cũng cần phải xây dựng hoàn chỉnh và thực hiện nghiêm túc hơn luật kinh doanh đối với những doanh nhân nay, tránh tình trạng coi thường pháp luật Việt Nam của những người này.

Trong các doanh nghiệp tư nhân cần phải tăng cường sự hoạt động của các tổ chức, đoàn thể Đảng, Công đòan, đoàn thanh niên… để bảo vệ quyền lợi chính đáng của công nhân. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp liên doanh, hay các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, cần nâng cao năng lực hoạt động cũng như tư cách đạo đức của những người làm công tác công đoàn.

Một phần của tài liệu Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư ý nghĩa nghiên cứu (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w