II. Sản xuất giá trị thặng dư trong nền kinh tế của nước ta hiện nay
b. Khuyến khích và thu hút vốn đầu tư của mọi thành phần kinh tế
Để nhanh chóng tạo lập tiền đề cho nền kinh tế hàng hóa, Nhà nước ngoài việc định hướng, đi đầu trong việc đầu tư phát triển công nghiệp, còn phải tận dụng tất cả các nguồn vốn trong xã hội và trong các thành phần kinh tế, cụ thể là cải thiện môi trường kinh doanh trong nước để thu hút nguồn vốn đầu tư trong nhân dân và cả nguồn vốn từ nước ngoài.
Thực hiện sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân.Mở cửa, khuyến khích kinh tế tư nhân tham gia đầu
tư các lĩnh vực xây dựng cơ sở vật chất, dịch vụ công cho xã hội bằng chính sách ưu đãi, chính sách thuế. Tiếp tục tiến hành cải cách thủ tục hành chinh, giảm thiểu các thủ tục cho các doanh nghiệp, vì trong kinh doanh cơ hội tốt chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn, cần tạo điều kiện và niềm tin cho các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư.
Tăng cường khả năng đầu tư của các doanh nghiệp trong nước. Xây dựng hệ thống thông tin về tinh hình khoa học kỹ thuật của thế giới cho các doanh nghiệp. Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, tổ chức các buổi hội thảo, triển lãm tạo cầu nối để các doanh nghiệp trong nước mở rộng thị trường trong nước cũng như hướng đến thị trường nước ngoài.
Về thu hút vốn đầu tư nước ngoài, cần thông qua các hoạt động ngoại giao, thuyết phục các nước công nhận rằng hiện nay Việt Nam đang thực hiện kinh tế thị trường, thông qua các buổi thuyết trình hay triển lãm tại nước ngoài để giới thiệu về môi trường đầu tư tại Việt Nam, các chính sách ưu đãi đầu tư đối với đầu tư nước ngoài cho các doanh nhiệp, doanh nhân nước ngoài, cũng như với kiều bào Việt Nam ở nước ngoài.
Khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế, các hình thức đầu tư nước ngoài tham gia phát triển đầu tư, cạnh tranh lành mạnh theo quy định pháp luật để giảm giá, nâng cao chất lượng.