Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên kinh tế quốc dân

Một phần của tài liệu Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư ý nghĩa nghiên cứu (Trang 28 - 30)

II. Sản xuất giá trị thặng dư trong nền kinh tế của nước ta hiện nay

a.Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên kinh tế quốc dân

Là một nước tiến lên xã hội chủ nghĩa chưa và không kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, nên Việt Nam không được kế thừa nguồn của cải lớn lao cũng như các nguồn lực của nền kinh tế thị trường. Nhưng cần phải nhìn nhận rằng các giai

đoạn phát triển sản xuất và chiếm đoạt giá trị thặng dư của chủ nghĩa tư bản bản thân nó là những giai đoạn tất yếu của một quá trình lịch sử, chúng ta không thể bỏ qua mà chỉ có thể rút ngắn và điều chỉnh nó phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối và giá trị thặng dư siêu ngạch chính là phương hướng gợi mở cách thức giải quyết cho vấn đề này.

Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa chính là quá trình tạo ra những tiền đề vật chất, kỹ thuật, về con người, công nghệ, phương tiện, phương pháp, những yếu tố cơ bản của lực lượng sản xuất cho chủ nghĩa xã hội.

Cần phải chuyển dịch nhanh chóng cơ cấu vốn đầu tư theo hướng tăng đầu tư cho ngành sản xuất vật chất. Vì chỉ có phát triển công nghiệp, chúng ta mới thực sự phát huy được năng lực nội sinh.Tập trung đầu tư cho công nghiệp, với mục tiêu lấy đó làm đà để phát triển các ngành khác trong nền kinh tế quốc dân, trong đó đặc biệt phải đầu tư cho ngành công nghiệp chế biến. Bản thân Việt Nam vốn dĩ đi lên từ xuất phát điểm là một nước nông nghiệp, cần phải chú ý đầu tư cho ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy, hải sản; vì đây là chìa khóa nhằm nâng cao giá trị, khả năng cạnh tranh của hàng hóa nông, lâm, thủy, hải sản trên thị trường thế giới. Vô hình trung, ngoài việc thu được giá trị thặng dư từ lao động của ngành công nghiệp chế biến, đây còn là phương tiện góp phần thực hiện giá trị hàng hóa nông, lâm, thủy, hải sản.

Và việc chuyển dịch cơ cấu đầu tư này cần phải có sự góp sức của tất cả các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chứ không thể chỉ là nhiệm vụ của Nhà nước hay một vài doanh nghiệp nhà nước.Tối đa hóa giá trị thặng dư vẫn luôn là nguồn động lực cho các nhà tư bản phát huy hết nguồn lực và khả năng của mình. Nhà nước chỉ cần đóng vai trò định hướng, điều chỉnh theo hướng tăng năng suất lao động xã hội, khuyến khích doanh nghiệp sử dụng kỹ thuật, công

nghệ để tiết kiệm chi phí sản xuất. Với sự linh hoạt và đa dạng vốn có của các thành phần kinh tế khác nhau, chắc chăn chúng ta sẽ đạt mục tiêu đến năm 2020 nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại hóa.

Cần gắn việc chuyển dịch cơ cấu đầu tư với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của nền kinh tế quốc dân. Thực hiện tự do di chuyển vốn giữa các ngành kinh tế, nhưng đồng thời Nhà nước phải đóng vai trò điều tiết đầu tư bằng những chinh sách kinh tế vĩ mô (như thuế, và những ưu đãi, khuyến khích) nhằm đảm bảo việc chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư cũng như cơ cấu kinh tế theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội.

Việc chuyển dịch cơ cấu đầu tư và cơ cấu kinh tế cần đảm bảo quy hoạch vĩ mô, tiến trình thực hiện hợp lý để các vùng, các đối tượng dân cư bắt kịp với sự phát triển của đát nước. Chẳng hạn như ứng dujgn rộng rãi công nghệ thông tin, đảm bảo điều kiện mọi người sử dụng thông tin như một nguồn tài nguyên quan trọng nhất để nâng cao tri thức và cải thiện chất lượng sống; phát huy tiềm năng con trí tuệ của người Việt Nam, tạo phong cách làm việc trong nền kinh tế năng động.

Một phần của tài liệu Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư ý nghĩa nghiên cứu (Trang 28 - 30)