II. Sản xuất giá trị thặng dư trong nền kinh tế của nước ta hiện nay
c. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư là tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá hoạt động đầu tư. Đối với nhà đâu tư, hiệu quả sử dụng vốn trên hết là phải mang lại hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên để phát triển bền vững, khi nói đến hiệu quả đầu tư thì không thể chỉ nói đến hiệu quả kinh tế mà còn phải nói đến hiệu quả xã hội; tức là việc đầu tư đó có
thể giải quyết công ăn việc làm cho bao nhiêu lao động, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái như thế nào … Rõ ràng hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội là hai mặt vừa mẫu thuẫn vừa thống nhất với nhau. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cần xác định rõ và cân nhắc mục đích của hoạt động đầu tư trong từng giai đoạn, từng thời kỳ.
Thực hiện quyền tự chủ trong kinh doanh của các thành phần kinh tế, tận dụng tính năng động của các thành phần kinh tế tư nhân phát triển sản xuất. Chủ đầu tư phải được độc lập trong việc lựa chọn lĩnh vực đầu tư và phương án đầu tư, tránh tình trạng đầu tư theo phong trào. Đối với các doanh nghiệp, sử dụng vốn có hiệu quả kinh tế là chú ý đến việc thực hiện giá trị thặng dư. Theo lý luận giá trị thặng dư của Mác, giá trị được sinh ra trong lĩnh vực sản xuất, chứ không phải trong lưu thông, nhưng quá trình lưu thông lại là quá trình thực hiện giá trị, mà nếu giá trị không được thực hiện thi cũng không có giá trị thặng dư. Trong quá trình sản xuất, doanh nghiệp còn phải chú ý đến giá trị sử dụng của hàng hoá đáp ứng nhu cầu thị trường, đồng thời phải sử dụng các phương thức có hiệu quả để ban hành, nhằm thực hiện giá trị thặng dư. Do đó, nhà đầu tư phải được tự do tự chủ di chuyển nguồn vốn để thực hiện giá trị thặng dư, nói cách khác là nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, nhằm nâng cao năng suất lao động, thu giá trị thặng dư siêu ngạch. Vì vậy, phải chú trọng nâng cao năng lực quản lý vốn đầu tư bằng cách: nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về quản lý hoạt động đầu tư cho các cán bộ chuyên trách. Thường xuyên kiểm tra trinh độ của các cán bộ này. Khi giải quyết bất kỳ một vấn đề gì của hoạt động đầu tư, một mặt phải dựa trên ý kiến, nguyện vọng, lực lượng, tinh thần chủ động, sáng tạo của các đối tượng bị quản lý , mặt khác phải có một trung tâm quản lý tập trung và
thống nhất với mức độ phù hợp, không quan liêu, có sự phân cấp trong việc quản lý hoạt động vốn đầu tư.