II. Sản xuất giá trị thặng dư trong nền kinh tế của nước ta hiện nay
b. Vấn đề bóc lột giá trị thặng dư
Như trên đã trình bày, nghiên cứu lý luận giá trị thặng dư cần đặt trong bối cảnh lịch sử nhất định, không nên máy móc quy kết tất cả những ai tham gia vào thụ hưởng phần giá trị tạo ra ngoài giá trị sức lao động của công nhân làm thuê đều là kẻ “bóc lột”. Thực tế, trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN ở nước ta hiện nay, vấn
đề thụ hưởng giá trị mới tạo ra không hoàn toàn giống như cách hiểu truyền thống nữa.
Thật vậy, lao động tham gia vào việc tạo ra giá trị trong các doanh nghiệp tư nhân bao gồm cả lao động trực tiếp của công nhân và lao động quản lý, nghiên cứu của người chủ doanh nghiệp. Nếu sử dụng công thức (c+v+m) ta thấy, người công nhân đóng góp sức lao động (một phần của v) mà không đóng góp vốn (c) nên chỉ được nhận tiền lương. Người chủ doanh nghiệp tư nhân có đóng góp sức lao động (một phần của v) và vốn (c) nên được nhận m. Như vậy, lợi nhuận mà chủ doanh nghiệp thu được không phải tất cả đều có nguồn gốc từ giá trị thặng dư của công nhân làm thuê tạo ra, mà trong số đó có hai phần: l) một phần liên quan đến lao động quản lý, phần này có cơ sở từ lao động quản lý tạo ra giá trị của người chủ doanh nghiệp và gia nhập vào giá trị sản phẩm; 2) một phần liên quan đến vai trò chủ sở hữu tư liệu sản xuất, phần này có cơ sở từ lao động không được trả công của công nhân làm thuê tạo ra. Rõ ràng, phần thu nhập thứ nhất là hoàn toàn chính đáng, bởi vì nó là giá trị do chính sức lao động của người chủ doanh nghiệp tạo ra. Vấn đề đặt ra là: liệu phần thu nhập thứ hai có hoàn toàn chính đáng không?
Để trả lời vấn đề này, trước hết cần khẳng định rằng, việc thụ hưởng giá trị thặng dư là một phạm trù kinh tế - xã hội, tính chất của chúng không hoàn toàn như nhau dưới các chế độ khác nhau, trong những điều kiện khác nhau. Trong mối quan hệ này, nó thể hiện quan hệ bóc lột giá trị thặng dư của người này đối với người khác; trong mối quan hệ khác, nó không phải là bóc lột. Điều đó là do quan hệ sản xuất thống trị và thượng tầng kiến trúc của chế độ nơi mà nó sinh tồn chi phối. Nếu giá trị thặng dư được sản xuất ra trong điều kiện của quan hệ sản xuất TBCN, tức là nó được chế độ tư bản “nuôi dưỡng”, bảo vệ, chi phối, thì kinh tế tư nhân hoàn toàn do quy luật giá trị
thặng dư chi phối. Trong trường hợp này, kinh tế tư nhân mang tính bóc lột và phần thu nhập dựa trên sự chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất của chủ doanh nghiệp là sự chiếm đoạt bất chính thành quả lao động của người khác. Tuy nhiên, các doanh nghiệp tư nhân ở nước ta lại khác.Tất cả đều được hình thành và phát triển trong điều kiện quan hệ sản xuất thống trị không phải là quan hệ sản xuất TBCN, mà là quan hệ sản xuất định hướng XHCN. Là sản phẩm của công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, kinh tế tư nhân không hoàn toàn do quy luật giá trị thặng dư chi phối, nên không thể mang tính chất TBCN như dưới xã hội tư bản. Nếu xét từ khía cạnh xã hội, sự bóc lột là một việc làm phi đạo đức, bị xã hội lên án. Trong Đại từ điển tiếng Việt xuất bản năm 1998 do GS Nguyễn Như Ý chủ biên cho rằng: “bóc lột được xem là chiếm đoạt thành quả lao động của người khác bằng cách dựa vào quyền tư hữu về tư liệu sản xuất, cũng như địa vị, quyền thế chính trị”.
Như vậy, hành vi bóc lột là hành vi chiếm đoạt thành quả lao động của người khác dựa trên một quyền lực nào đó trái với những quy luật khách quan của xã hội đương đại hoặc trái với những quy định pháp lý, và đáng bị lên án. Nhưng, ở đây lại phải xem xét mức độ bóc lột. Theo nhiều chuyên gia kinh tế, nếu xét chung toàn bộ nền kinh tế thì ở nước ta không có sự chiếm đoạt quá mức của chủ doanh nghiệp tư nhân đối với công nhân làm thuê. Trong nhiều trường hợp, người lao động chấp nhận bị bóc lột ở mức nhất định, nhưng có việc làm và thu nhập tương đương mặt bằng chung của xã hội. Hơn nữa, nền kinh tế của nước ta hiện nay mới ở trong thời kỳ quá độ, nên còn tồn tại nhiều hình thức sở hữu khác nhau. Do đó, chủ thể phân phối rất đa dạng, có nhiều nguyên tắc phân phối khác nhau, chứ không phải chỉ có một nguyên tắc phân phối theo lao động. Một điểm nữa là: trong nền kinh tế thị trường hiện nay ở nước ta, việc phân bổ các nguồn lực phải tuân theo cơ chế thị trường, nên việc phân phối thu
lên CNXH - thời kỳ mà ở đó những người sản xuất tiểu nông còn chiếm tuyệt đại đa số dân cư, kinh tế tư bản tư nhân vẫn còn có vai trò quan trọng - như ở nước ta hiện nay, thì giá trị mới tạo ra không chỉ phân phối cho lao động tạo ra nó, mà trái lại, sẽ hợp đạo lý và chính đáng, nếu như giá trị mới đó được phân phối cho tất cả các yếu tố tạo điều kiện cho sức lao động phát huy tác dụng.
Tóm lại, trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, định hướng XHCN của Việt Nam hiện nay, các doanh nghiệp tư nhân không hoàn toàn giống kinh tế tư bản tư nhân dưới chế độ TBCN và cũng không hoàn toàn chịu sự chi phối của quy luật giá trị thặng dư. Do đó, việc thừa nhận sự tiến bộ, hợp pháp của kinh tế tư nhân và khuyến khích nó phát triển là khuyến khích sản xuất ngày càng nhiều giá trị mới cho xã hội (làm giàu), khuyến khích sự phát triển của xã hội, chứ không phải là khuyến khích sự bóc lột. Đó là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin trong điều kiện Việt Nam hiện nay. Sự khẳng định này đã góp phần xóa bỏ mặc cảm, tháo gỡ rào cản cho kinh tế tư nhân phát triển, thực hiện CNH, HĐH ở nước ta. Đương nhiên, kinh tế tư nhân - dù ở loại hình nào - cũng phải chấp hành nghiêm luật pháp, thực hiện đúng chính sách của Nhà nước, tôn trọng nhân phẩm của người lao động và tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện.