Nâng cao chất lượng nguồn lao động, phát triển thị trường lao động

Một phần của tài liệu Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư ý nghĩa nghiên cứu (Trang 33 - 34)

II. Sản xuất giá trị thặng dư trong nền kinh tế của nước ta hiện nay

d.Nâng cao chất lượng nguồn lao động, phát triển thị trường lao động

Sức lao động với tư cách là yếu tố đầu vào quan trọng của quá trình sản xuất và là nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư, cần phải phát triển thị trường lao động theo đó cung ứng lao động đáp ứng nhu cầu, phù hợp với mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Tăng cả về số lượng và chất lượng của lao động trong ngành công nghiệp, giảm về số lượng lao động trong ngành nông nghiệp. Bằng cách nâng cao trình độ kỹ thuật công nghệ để máy móc làm thay con người trong nghề nông, đồng thời đào tạo lại số lượng lao động dôi ra để đưa vào làm việc tại các nhà máy. Mặt khác phải phân bố cơ cấu lao động hợp lý giữa nông thôn và thành thị. Khuyến khích xây dựng các khu công nghiệp, nhà máy ở các vùng nông thôn để thu hút nguồn lao động làm việc tại địa phương, giảm bớt nguồn lao động quá tải ở thành thị.

Nâng cao chất lượng đao tạo nghề ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp.Cải cách phương pháp đao tạo, gắn việc dạy lý thuyết với thực hành, khuyến khích sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học. Nhằm tăng lao động lành nghề, lao động có tri thức để tiếp nhận kỹ thuật, công nghệ mới. Tăng nhanh tỷ lệ lao động chất xám, lao động có kỹ thuật.

Đổi mới mạnh mẽ hệ thống quản lý giáo dục, tập trung vào vấn đề quản lý chất lượng. Xây dựng hệ thống đánh giá chất lượng đào tạo, tăng cường thanh tra kiểm tra, thay đổi cách tổ chức thi cử, tuyển sinh (hiện nay chỉ nặng về kiến thức sách vở!),

khắc phục tình trạng nặng về quản lý đầu vào, nhẹ quản lý đầu ra; kiên quyết chống bệnh thành tích đang ngăn cản con đường đi tới chất lượng.

Thường xuyên đào tạo mới và đào tạo lại lao động, để đáp ứng nhu cầu trên thị trường sức lao động, đồng thời phải đảm bảo cơ hội bình đẳng về việc làm cho người lao động. Khuyến khích các doanh nghiệp phối hợp với nhà trường trong việc đào tạo. Đối với các doanh nghiệp cần phải thực hiện nghiêm túc việc tổ chức khám chữa bệnh định kỳ cho công nhân, đặc biệt là với những ngành nghề lao động trong môi trường độc hại.

Để phát triển thị trường sức lao động ở nước ta còn cần phải nhanh chóng cải cách chế độ tiền lương, chế độ tiền lương mới cần phải có sự phân biệt đáng kể về thu nhập trên cơ sở lấy hiệu quả lao động làm chính, phân biệt giữa người làm ít với người làm nhiều, giữa lao động phức tạp với lao động giản đơn. Sự phân biệt này góp phần thúc đẩy quá trình tự nâng cao chất lượng lao động đối với mỗi người lao động, khuyến khich người lao động bán sức lao động của họ ở những nơi có mức tiền lương cao. Mặt khác vẫn phải duy trì những ưu đãi xã hội và thực hiện tốt vấn đề bảo hiểm xã hội.

Một phần của tài liệu Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư ý nghĩa nghiên cứu (Trang 33 - 34)