Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường công tác huy động vốn tại Ngân hàng Nam Á chi nhánh Hà Nội (Trang 46)

- Về cơ sở vật chất hạ tầng, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh

3.3.2.Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NAM Á CHI NHÁNH HÀ NỘ

3.3.2.Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước

Ngân hàng Nhà nước là cơ quan hoạch định chính sách tiền tệ quốc gia với mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát, ổn định cán cân thanh toán và giảm thất nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển xã hội, nâng cao đời sống người dân. Do đó Ngân hàng Nhà nước cần thực thi chính sách tiền tệ đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh thực tế từng thời kỳ giúp người dân yên tâm gửi tiền vào ngân hàng. Khi nền kinh tế ổn định, giá trị đồng tiền không biến động lớn và có thể kiểm soát được, người dân có thu nhập ổn định hơn, họ sẽ gửi tiền vào ngân hàng với tâm lý thoải mái, khi đó ngân hàng có cơ hội thu hút nhiều nguồn vốn hơn đáp ứng nhu cầu cho vay, đầu tư sinh lời.

Lãi suất là công cụ quan trọng để ngân hàng có thể thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư, tổ chức kinh tế và các doanh nghiệp. Chính sách lãi suất hợp lý sẽ phát huy hiệu quả trong công tác huy động vốn. Sử dụng lãi suất hợp lý sẽ thu hút nguồn vốn ngày càng nhiều trong xã hội, kích thích các đơn vị tổ chức kinh tế sử dụng vốn có hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Chính sách lãi suất hợp lý phải được xây dựng trên cơ sở đảm bảo quyền lợi của cả ngân hàng và khách hàng, đồng thời phải phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ theo nguyên tắc thị trường. Ngân hàng nhà nước phải xây dựng chính sách lãi suất linh hoạt trong quản lý hoạt động kinh doanh của NHTM. Xây dựng chính sách lãi suất chiết khấu, tái chiết khấu hợp lý trong từng thời kỳ vì đây là điều kiện chủ yếu tác động vào việc thực hiện chính sách lãi suất của NHTM.

Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường hoạt động thanh kiểm tra, giám sát các NHTM để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của toàn ngành ngân hàng. Bên cạnh đó cần thường xuyên tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các NHTM để họ có thể tham gia vào tất cả các lĩnh vực kinh doanh hiện tại cũng như triển khai áp dụng trong tương lai.

KẾT LUẬN

Trên đây là chuyên đề thực tập của em về các hoạt động của Ngân hàng Nam Á chi nhánh Hà Nội, đặc biệt là hoạt động huy động vốn. Trong chuyên đề em hy vọng đã có thể trình bày một cách khái quát nhất về lịch sử hình thành và phát triển, bộ máy tổ chứ, kết quả hoạt động, phương hướng hoạt động trong thời gian tới và các giải pháp tăng cường huy động vốn của Ngân hàng Nam Á chi nhánh Hà Nội. Với những kiến thức được học trên giảng đường Đại học Kinh tế Quốc dân cùng với những kiến thức thực tế này sẽ là hành trang vững chắc trên con đường nghề nghiệp của em sau này.

Do hạn chế về kiến thức và thời gian thực tập cũng như kinh nghiệm bản thân nên báo cáo thực tập tổng hợp của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của giảng viên hướng dẫn cũng như lãnh đạo và các anh chị ở Ngân hàng Nam Á chi nhánh Hà Nội để báo cáo của em được hoàn thiện hơn.

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn giảng viên hướng dẫn Ths Nguyễn Thu Thủy , ban lãnh đạo Ngân hàng cùng các anh chị trong các phòng ban, đặc biệt là phòng tín dụng của Ngân hàng Nam Á chi nhánh Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành báo cáo thực tập tổng hợp này.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường công tác huy động vốn tại Ngân hàng Nam Á chi nhánh Hà Nội (Trang 46)