Trên thế giớ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hội chứng viêm tử cung, viêm vú, mất sữa (MMA) trên đàn lợn nái sinh sản nuôi theo mô hình nông hộ tại huyện gia bình, tỉnh bắc ninh và thử nghiệm biện pháp phòng, trị (Trang 32)

H ội chứng MMA ở lợn nái sinh sản có rất nhiều nguyên nhân gây nên Do các vi khuẩn cơ hội như Pseudomonas, Escherichia coli, Staphylococcus,

1.8.1. Trên thế giớ

Hiện nay trên thế giới chăn nuôi lợn ngày một phát triển, để cải tạo chất lượng đàn giống thì vấn đề hạn chế bệnh sinh sản là một vấn đề tất yếu cần phải giải quyết. Do đó, đã có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu về hội chứng MMA và đưa ra các kết luận giúp cho người chăn nuôi lợn nái sinh sản hạn chế được bệnh này. Tuy vậy, tỷ lệ mắc hội chứng MMA trên đàn lợn nái sinh sản vẫn rất cao.

Urban và cộng sự (1983), Berstchinger (1993) cũng ghi nhận các loại vi sinh vật trên gây hội chứng MMA. Theo Takagi và cộng sự (1997) đã phân lập được 30 dòng vi khuẩn Escherichia coli gây hội chứng MMA và cho biết các vi khuẩn này không thuộc nhóm sản xuất enterotoxin chịu nhiệt.

Trường hợp mắc hội chứng MMA là do thời tiết quá nóng, nếu được tắm mát nhất là giai đoạn trước khi sinh sẽ làm giảm tỷ lệ mắc bệnh.

Việc chẩn đoán hội chứng MMA thường được căn cứ theo triệu chứng lâm sàng. Trong đó triệu chứng sốt sau khi sinh được coi là dấu hiệu quan trọng giúp phát hiện sớm.

Bilkei và Horn (1991), dùng ampicillin phòng ngừa hội chứng MMA trên 3 nhóm lợn: Nhóm 1 tiêm bắp 50mg/kg thể trọng/ngày trong 3 ngày liên tục sau khi

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24

sinh, nhóm 2 dùng liều tương tự nhưng được cấp bằng đường thụt rửa, nhóm 3 sử dụng liều 200 mg cấp bằng đường thụt rửa. Tác giả kết luận liều 200 mg ampicillin cấp qua đường thụt rửa có kết quả phòng ngừa hội chứng MMA tốt nhất.

Mendler và cộng sự (1997) sử dụng enrofloxacin với liều 2,5mg/kg thể trọng trong 3 ngày liên tục sau khi sinh. Tác giả cho biết enrofloxaxin có tác dụng làm giảm tỷ lệ mắc hội chứng MMA và tiêu chảy lợn con theo mẹ.

Bilkei và cộng sự (1993), Mercy (1990) cho rằng, oxytoxin có kích thích thải sữa, co bóp tử cung để tống sản dịch hoặc nhau sót, có tác dụng phòng ngừa kém sữa và viêm tử cung.

Theo Maffelo và cộng sự (1984) sử dụng prostaglandin F2αtiêm cho lợn nái vào 3 ngày trước khi sinh. Tác giả ghi nhận lợn nái sinh tập chung sau khi tiêm thuốc 24 - 30 giờ và không có trường hợp mắc hội chứng MMA.

Hỗn hợp chất điện giải và các khoáng chất cũng được Kotowski (1990) cấp cho lợn nái mang thai nhằm phòng ngừa stress. Tác giả công bố hỗn hợp chất điện giải và các khoáng chất có tác dụng làm giảm hội chứng MMA từ 60% xuống còn 32%.

Theo Lerch (1987) cho thấy, qua thí nghiệm tăng cường điều kiện vệ sinh chuồng trại, vệ sinh thân thể lợn nái kết hợp giảm mật độ nuôi nhốt nái mang thai cho biết các biện pháp trên có tác dụng làm giảm hội chứng MMA.

F.Madec và C.Neva (1995) xuất phát từ quan điểm lâm sàng, bệnh viêm tử cung thường biểu hiện vào lúc đẻ và thời kì tiền động đực, vì đây là thời gian cổ tử cung mở nên dịch viêm có thể chảy ra ngoài; số lượng mủ không ổn định, từ vài ml cho tới 200 ml hoặc hơn nữa; tính chất mủ cũng khác nhau, từ dạng dung dịch màu trắng loãng cho tới màu xám hoặc vàng, đặc như kem, có thể màu máu cá; thời kỳ sau sinh đẻ hay xuất hiện viêm tử cung cấp tính, viêm tử cung mạn tính thường gặp trong thời kỳ cho sữa.

Hiện tượng chảy mủ ở âm hộ có thể cho phép nghi viêm nội mạc tử cung; tuy nhiên, cần phải đánh giá chính xác tính chất của mủ, đôi khi có những mảnh trắng giống như mủđọng lại ở âm hộ nhưng lại có thể là chất kết tinh của nước tiểu từ trong bàng quang chảy ra; các chất đọng ở âm hộ lợn nái còn có thể là do viêm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25

bàng quang có mủ gây ra.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hội chứng viêm tử cung, viêm vú, mất sữa (MMA) trên đàn lợn nái sinh sản nuôi theo mô hình nông hộ tại huyện gia bình, tỉnh bắc ninh và thử nghiệm biện pháp phòng, trị (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)