KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.9. Kết quả thử nghiệm điều trị hội chứng MMA ở lợn nái sinh sản
Kết quả khảo sát về tình hình mắc hội chứng MMA ở các điểm nghiên cứu cho thấy hội chứng MMA xẩy ra phổ biến đối với những hộ chăn nuôi nái sinh sản. Đây chính là một trong những nguyên nhân làm giảm khả năng sinh sản, giảm tỷ lệ động dục sau cai sữa, giảm tỷ lệ thụ thai sau một chu kỳ, giảm tỷ lệ số lợn con sinh ra và đặc biệt chất lượng và số lượng sữa thay đổi gây nên tiêu chảy ởđàn lợn con, làm giảm trọng lượng lợn con 21 ngày tuổi.
Từ những hậu quả mà hội chứng MMA gây nên và từ kết quả làm kháng sinh đồ với mục đích tìm ra phương pháp điều trị hữu hiệu nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của chăn nuôi lợn nái sinh sản. Chúng tôi tiến hành điều trị thử nghiệm hội chứng MMA ở lợn nái sinh sản bằng các phác đồ dưới đây.
Phác đồ 1:
Gentamycine: Liều 10 – 15 mg/1kg thể trọng/lần điều trị, tiêm bắp, liệu trình 3 – 5 ngày.
Thụt rửa âm đạo và tử cung bằng hỗn hợp dung dịch chlorocide bột 1gam, klion bột 0,5 gam, nước 100 ml, liệu trình 3 – 5 ngày.
Dùng các thuốc hỗ trợ nâng cao thể trạng như vitamin B1, vitamin C. Kết hợp với chăm sóc, hộ lý và vệ sinh chuồng trại tốt.
Phác đồ 2:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 55
trình 3 – 5 ngày.
Dùng hanprost: 2 ml/con, chỉ dùng 1 lần trong suốt quá trình điều trị.
Thụt rửa âm đạo và tử cung bằng hỗn hợp dung dịch chlorocide bột 1gam, klion bột 0,5 gam, nước 100 ml, liệu trình 3 – 5 ngày.
Dùng các thuốc hỗ trợ nâng cao thể trạng như vitamin B1, vitamin C. Kết hợp với chăm sóc, hộ lý và vệ sinh chuồng trại tốt.
Phác đồ 3:
Amoxycillin: Liều 10 – 15mg/1kg thể trọng/lần điều trị, tiêm bắp, liệu trình 3 – 5 ngày.
Thụt rửa âm đạo, tử cung bằng hỗn hợp dung dịch chlorocide bột 1gam, klion bột 0,5 gam, nước 100 ml, liệu trình 3 – 5 ngày.
Dùng các thuốc hỗ trợ nâng cao thể trạng như vitamin B1, vitamin C. Kết hợp với chăm sóc, hộ lý và vệ sinh chuồng trại tốt.
Tổng số nái mắc hội chứng MMA bố trí thí nghiệm điều trị là 75 con và được chia đều cho 3 phác đồđiều trị.
Các chỉ tiêu theo dõi đểđánh giá so sánh hiệu quả điều trị của 3 phác đồ bao gồm các chỉ tiêu tỷ lệ khỏi bệnh, thời gian điều trị, tỷ lệ động dục lại, tỷ lệ thụ thai sau một chu kỳ. Kết quảđược trình bày ở bảng 3.9 và bảng 3.10.
Bảng 3.9. Kết quảđiều trị hội chứng MMA ở lợn nái sinh sản
Phác đồđiều trị Số nái điều trị (con) Số nái khỏi (con) Tỷ lệ (%) Số ngày điều trị (ngày) Phác đồ 1 25 24 96,00 4,2±0,50 Phác đồ 2 25 25 100 4,1±0,32 Phác đồ 3 25 24 96,00 4,3±0,41
Bảng 3.10. Kết quả sinh sản của lợn nái sau điều trị hội chứng MMA
Phác đồđiều trị Số nái khỏi (con) Số nái động dục lại (con) Tỷ lệ (%) Số nái thụ thai sau một chu kỳ (con) Tỷ lệ (%)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 56 Phác đồ 1 24 23 95,83 22 95,65 Phác đồ 2 25 25 100 25 100 Phác đồ 3 24 22 91,66 21 95,45 86 88 90 92 94 96 98 100 Tỷ lệ (% ) Phác đồ 1 Phác đồ 2 Phác đồ 3 Phác đồ Tỷ lệ nái động dục lại (%) Tỷ lệ nái thụ thai (%)
Biểu đồ 3.6: Kết quả sinh sản của nái sau điều trị hội chứng MMA
Qua kết quảở bảng 3.9 cho thấy:
Trong 3 phác đồ điều trị, chúng tôi đều dùng hỗn hợp các dung dịch chlorocide bột 1gam, klion bột 0,5 gam, nước 100 ml để dùng thụt rửa tử cung, âm đạo khi điều trị hội chứng MMA. Thành phần chính của dung dịch là iode vô cơ, iode có tác dụng sát trùng, làm se niêm mạc tử cung, giúp cho quá trình viêm chóng phục hồi, kích thích cơ tử cung chóng hồi phục, kích thích buồng trứng hoạt động trở lại, noãn bao sớm phát triển nên làm cho lợn nái nhanh động dục trở lại.
Ở phác đồ 1 chúng tôi sử dụng kháng sinh gentamycine, phác đồ 3 chúng tôi sử dụng kháng sinh amoxycillin. Cả 2 phác đồđều kết hợp thụt rửa âm đạo, tử cung bằng hỗn hợp dung dịch chlorocide bột 1gam, klion bột 0,5 gam, nước 100 ml. Ở phác đồ 2 chúng tôi sử dụng kháng sinh kanamycine, kết hợp thụt rửa âm đạo, tử cung
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 57
bằng hỗn hợp dung dịch chlorocide bột 1gam, klion bột 0,5 gam, nước 100 ml. Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng hanprost (chế phẩm PGF2α), có tác dụng kích thích tử cung co bóp, tống hết dịch viêm và các sản phẩm trung gian ra ngoài, tăng cường sự hồi phục cơ tử cung, đồng thời PGF2α có tác dụng phá vỡ thể vàng trên buồng trứng tạo điều kiện noãn bao phát triển và chín gây hiện tượng động dục sớm.
Từ kết quả ở bảng 3.9 và 3.10 cho thấy số nái được điều trị khi mắc hội chứng MMA với tỷ lệ khỏi bệnh, tỷ lệđộng dục lại, tỷ lệ thụ thai sau một chu kỳ là rất cao.
Ở phác đồ 1 tỷ lệ khỏi bệnh 96,00%, số ngày điều trị 4,2±0,50, tỷ lệ nái động dục lại 95,83%; số nái thụ thai sau một chu kỳ 95,65%. Phác đồ 2 tỷ lệ khỏi bệnh 100%, số ngày điều trị 4,1±0,32; số nái động dục lại 100%; số nái thụ thai sau một chu kỳ 100%. Phác đồ 3 tỷ lệ khỏi bệnh 96,00%; số ngày điều trị 4,3±0,41; số nái động dục lại 91,66%; số nái thụ thai sau một chu kỳ 95,45%.
Như vậy, 3 phác đồ điều trị hội chứng MMA ở lợn nái sinh sản, phác đồ 2 cho hiệu quả điều trị cao nhất. Nái khỏi bệnh đạt tỷ lệ 100%, số ngày điều trị ngắn 4,1±0,32, số nái động dục lại 100%, số nái thụ thai sau một chu kỳ 100%.
Khi điều trị hội chứng MMA bằng phác đồ 2 cho kết quả điều trị cao, thời gian điều trị ngắn, gia súc cái chóng hồi phục khả năng sinh sản bởi ở phác đồ 2 chúng tôi sử dụng hanprost thành phần chủ yếu là PGF2α.
PGF2α có tác dụng tạo ra những cơn co bóp nhẹ nhàng như những cơn co bóp sinh lý ở tử cung giúp đẩy hết các dịch viêm và chất bẩn ra ngoài, tăng cường sự hồi phục cơ tử cung. Ngoài ra PGF2α còn có tác dụng phá vỡ thể vàng kích thích nang trứng phát triển làm gia súc cái động dục trở lại. Kết quả của chúng tôi phù hợp với kết quả của tác giả Nguyễn Văn Thanh (2003), khi nghiên cứu tình hình mắc bệnh viêm tử cung ởđàn lợn nái ngoại nuôi ởđồng bằng Sông Hồng.