H ội chứng MMA ở lợn nái sinh sản có rất nhiều nguyên nhân gây nên Do các vi khuẩn cơ hội như Pseudomonas, Escherichia coli, Staphylococcus,
1.7.3. Mất sữa (Agalactia)
Là triệu chứng gây thiếu sữa ở lợn nái đẻ, gây nên tác hại trực tiếp tới sức khỏe của đàn lợn con. Làm cho lợn con bị chết do đói, còi cọc, hoặc mẫn cảm với một số bệnh khác của lợn con sơ sinh, giảm trọng lượng của lợn con sau khi cai sữa, làm ảnh hưởng lớn đến hiệu quả trong chăn nuôi lợn nái và khả năng sinh trưởng của lợn thịt sau này.
Mất sữa ở lợn nái thường xẩy ra rất sớm, ngay ở thời điểm đầu sau khi đẻ, hoặc có thể sau 10 – 14 ngày. Với các mức độ mất sữa khác nhau như giảm tiết sữa bình thường và mất sữa hoàn toàn.
Ở giai đoạn giảm tiết sữa bình thường thì lợn nái không có biểu hiện gì lớn so với bình thường, lợn con thấy xao xác.
Ở giai đoạn mất sữa hoàn toàn lợn nái thấy các triệu chứng như thở nhanh, hoạt động giảm, ít ăn uống, sốt ít chuyển, lợn con liên tục đòi bú và rất ít ngủ.
Có nhiều nguyên nhân gây nên mất sữa ở lợn nái như viêm tuyến vú, lợn bị táo bón, viêm đường sinh dục và tiết niệu.
Do những thay đổi đột ngột về điều kiện môi trường và thức ăn không đảm bảo chất lượng, nhiệt độ không phù hợp, không cung cấp đủ nước cho nái (15 – 20 lít nước/ngày) làm cho khả năng tiêu hóa thức ăn giảm và lợn dễ bị táo bón.
Lợn nái béo do ăn quá nhiều trong giai đoạn hậu bị, mỡ tích nhiều trong tuyến vú, chèn ép làm tuyến vú phát triển yếu, cho ăn nhiều trong giai đoạn mang thai dẫn đến sự chán ăn (bỏăn) sau khi sinh.
Các trường hợp mất sữa thường khó điều trị, biện pháp tốt nhất là cai sữa đàn con sớm hoặc ghép đàn để tách lợn mẹ. Chỉ trong trường hợp kém sữa, các biện pháp
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 23
kích thích lợn nái ăn, cung cấp đủ nước uống, truyền nước, tiêm oxytoxin hoặc sử dụng các chế phẩm có chứa cazein - iode mới có hiệu quả.
Do vậy, khi chăn nuôi lợn nái cần lưu ý các vấn đề nhiệt độ chuồng nuôi phải phù hợp theo mùa trong năm (nhiệt độ chuồng nuôi phù hợp vào từng giai đoạn chửa và nuôi con của lợn nái), vệ sinh sạch sẽ thân thể lợn cũng như chuồng trại chăn nuôi lợn nái, nền chuồng nuôi lợn nái không quá thô nháp dễ gây tổn thương đến vú .
Khi lợn chuẩn bịđẻ tốt nhất chủ hộ nên trực và đỡđẻ cho lợn, không gây ồn ào sẽức chế việc tiết ra hormone gây đẻ và tiết sữa của lợn nái, cần phải trực đẻđể lấy hết nhau thai, không cho lợn mẹăn.