Bệnh viêm tử cung ở lợn nái (mestritis)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hội chứng viêm tử cung, viêm vú, mất sữa (MMA) trên đàn lợn nái sinh sản nuôi theo mô hình nông hộ tại huyện gia bình, tỉnh bắc ninh và thử nghiệm biện pháp phòng, trị (Trang 26)

H ội chứng MMA ở lợn nái sinh sản có rất nhiều nguyên nhân gây nên Do các vi khuẩn cơ hội như Pseudomonas, Escherichia coli, Staphylococcus,

1.7.1.Bệnh viêm tử cung ở lợn nái (mestritis)

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh viêm tử cung ở lợn nái. Theo các tác giả Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ, Huỳnh Văn Kháng (2000), bệnh viêm tử cung ở lợn nái thường do các nguyên nhân sau:

Công tác phối giống không đúng kỹ thuật, khi lợn nái được phối giống trực tiếp, lợn đực mắc bệnh viêm bao dương vật hoặc mang vi khuẩn từ những con lợn nái khác đã bị viêm tử cung, viêm âm đạo truyền sang cho lợn nái khoẻ.

Khi lợn nái được phối giống bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo làm xây xát niêm mạc tử cung, dụng cụ dẫn tinh không được vô trùng trong lúc phối giống có thểđưa vi khuẩn từ ngoài vào tử cung lợn nái gây viêm.

Trường hợp lợn nái đẻ khó phải can thiệp bằng tay và các dụng cụ sản khoa không đúng kỹ thuật gây sây sát niêm mạc tử cung, vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng, viêm tử cung kế phát.

Lợn nái bị viêm tử cung do kế phát từ một số bệnh truyền nhiễm như: Phó thương hàn, Sẩy thai truyền nhiễm,…

Lợn nái sau khi đẻ bị sót nhau xử lý không triệt để sẽ dẫn đến viêm tử cung. Do vệ sinh nền chuồng kém, vệ sinh bộ phận sinh dục lợn nái trước và sau đẻ không sạch sẽ, trong thời gian đẻ cổ tử cung mở vi sinh vật có điều kiện để xâm nhập vào tử cung và gây viêm.

Nhiễm khuẩn tử cung qua đường máu là do vi khuẩn sinh trưởng ở một cơ quan nào đó có kèm theo bại huyết, do vậy có trường hợp lợn hậu bị chưa phối nhưng đã bị viêm tử cung.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 18

Theo Shajik Ebrahin Taufik (1986), bệnh viêm âm đạo kéo dài ngược lên tử cung.

Ngoài ra viêm tử cung còn có thể là biến chứng nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập vào dạ con gây nên trong thời gian động đực (vì lúc đó cổ tử cung mở), vi khuẩn xâm nhập vào tử cung theo đường máu và viêm tử cung là một trong những triệu chứng lâm sàng chung (Lê Văn Năm, 1997).

Do tử cung là một trong những bộ phận quan trọng nhất trong cơ quan sinh dục của lợn nái, nếu tử cung xảy ra bất kỳ quá trình bệnh lý nào thì đều ảnh hưởng rất lớn tới khả năng sinh sản của lợn mẹ và sự sinh trưởng, phát triển của lợn con. Vì vậy, khi lợn nái bị viêm tử cung thường dẫn tới một số hậu quả sau:

- Khi lợn mẹ bị viêm tử cung thì bào thai cũng phát triển kém, dễ dẫn tới sảy thai hoặc thai chết lưu.

Lớp nội mạc của tử cung có nhiệm vụ tiết các chất vào lòng tử cung để giúp phôi thai phát triển. Khi lớp nội mạc bị viêm cấp tính, lượng progesterone giảm nên khả năng tăng sinh và tiết dịch của niêm mạc tử cung giảm, do đó bào thai nhận được ít dinh dưỡng từ mẹ thậm chí không nhận được dinh dưỡng từ mẹ nên phát triển kém hoặc chết lưu.

- Khi lợn nái bị nhiễm trùng tử cung, trong đường sinh dục thường có mặt của vi khuẩn Escherichia coli, vi khuẩn này tiết ra nội độc tố làm ức chế sự phân tiết kích thích tố tạo sữa prolactin từ tuyến yên, do đó lượng sữa giảm hoặc mất hẳn, thành phần sữa cũng thay đổi nên lợn con trong giai đoạn theo mẹ thường bị đói và tiêu chảy, còi cọc.

Lớp cơ trơn ở thành tử cung có đặc tính co thắt. Khi mang thai, sự co thắt của cơ tử cung giảm đi dưới tác dụng của progesterone, nhờ vậy phôi có thể bám chặt vào tử cung.

Khi tử cung bị viêm cấp tính do nhiễm trùng, tế bào lớp nội mạc tử cung tiết nhiều prostaglandin. PGF2α gây phân huỷ thể vàng ở buồng trứng bằng cách bám vào tế bào của thể vàng để làm chết tế bào và gây co mạch hoặc thoái hoá các mao quản ở thể vàng nên giảm lưu lượng máu đi đến thể vàng. Thể vàng bị phá huỷ,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 19

không tiết progesterone nữa, do đó hàm lượng progesterone trong máu sẽ giảm làm cho tính trương lực co của cơ tử cung tăng nên gia súc cái có chửa dễ bị sẩy thai.

Nếu tử cung bị viêm mãn tính thì sự phân tiết PGF2α giảm, do đó thể vàng vẫn tồn tại, vẫn tiếp tục tiết progesterone. Progesterone ức chế thùy trước tuyến yên tiết ra LH, ức chế sự phát triển của noãn bao trong buồng trứng, nên không thải được trứng và lợn nái không thểđộng dục trở lại được.

Để chẩn đoán được bệnh viêm tử cung ở lợn nái cần phải dựa vào các triệu chứng điển hình ở cục bộ cơ quan sinh dục và triệu chứng toàn thân như sau khi đẻ 1 – 10 ngày, nái ăn ít, sốt cao 40 – 410C (sốt theo quy luật lên xuống, sáng sốt nhẹ 39 – 39,50C, chiều sốt cao), nái thường sốt vào buổi chiều lúc 3 – 5 giờ, âm hộ chảy nước đục màu trắng, mùi hôi tanh.

Thời kỳ sau khi đẻ thường xuất hiện viêm tử cung cấp tính, viêm tử cung mạn tính thường gặp trong thời kỳ cho sữa, viêm nội mạc tử cung thường có dấu hiệu của việc chảy mủở âm hộ.

Theo F.Madec và C.Neva (1995), xuất phát từ quan điểm lâm sàng thì bệnh viêm tử cung thường biểu hiện vào lúc đẻ và thời kỳ trước động đực, vì đây là thời gian cổ tử cung mở nên dịch viêm có thể chảy ra ngoài.

Những thể viêm khác nhau thì có những biểu hiện triệu chứng khác nhau và có mức độ ảnh hưởng khác nhau tới khả năng sinh sản của lợn nái. Để hạn chế tối thiểu hậu quả do viêm tử cung gây ra cần phải chẩn đoán chính xác mỗi thể viêm từ đó đưa ra phác đồđiều trị tối ưu nhằm đạt được hiệu quảđiều trị cao nhất, thời gian điều trị ngắn nhất, chi phí điều trị thấp nhất.

Bệnh viêm tử cung lợn nái được chia làm 3 thể: viêm nội mạc tử cung, viêm tương mạc tử cung, viêm cơ tử cung.

Viêm nội mạc tử cung thường xẩy ra sau khi gia súc sinh đẻ, nhất là trong trường hợp nái đẻ khó phải can thiệp bằng tay và các dụng cụ sản khoa thô bạo, không đúng kỹ thuật làm cho niêm mạc tử cung bị tổn thương tạo điều kiện cho các vi khuẩn cơ hội có sẵn trong chuồng nuôi xâm nhập và tác động lên lớp niêm mạc gây viêm. Theo Nguyễn Văn Thanh (1999), viêm nội mạc tử cung là viêm lớp niêm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 20

mạc của tử cung.

Khi lợn bị viêm nội mạc tử cung thân nhiệt hơi cao, lợn ăn kém, lượng sữa tiết ra giảm, nái có biểu hiện đau nhẹ.

Hiện tượng chảy dịch viêm, mủ, mảnh tổ chức chết từ âm hộ. Khi kiểm tra qua âm đạo con vật thấy niêm dịch và dịch rỉ viêm thải ra nhiều, cổ tử cung hơi mở và có mủ chảy ra.

Theo Nguyễn Hữu Ninh, Bạch Đăng Phong (2000), bệnh viêm nội mạc tử cung chia làm 2 loại:

- Viêm nội mạc tử cung thể cata cấp tính có mủ, gây tổn thương ở niêm mạc tử cung. Kiểm tra qua âm đạo, niêm dịch và dịch rỉ viêm thải ra nhiều. Cổ tử cung hơi mở và có mủ chảy ra qua cổ tử cung. Niêm mạc âm đạo bình thường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Viêm nội mạc tử cung thể màng giả, tổ chức niêm mạc đã bị hoại tử, tổn thương lan sâu xuống dưới tầng của cơ tử cung và chuyển thành viêm hoại tử. Cơ quan sinh dục luôn thải ra ngoài hỗn dịch viêm, máu, mủ, lợn cợn những mảnh tổ chức hoại tử niêm dịch.

Viêm tương mạc tử cung với các triệu chứng nhiệt độ tăng cao, tần số hô hấp tăng, nái mệt mỏi, ăn kém hoặc bỏăn.

Theo Đặng Đình Tín (1985), thể viêm tương mạc tử cung thường kế phát từ viêm cơ tử cung. Thể viêm này thường cấp tính, toàn thân xuất hiện các triệu chứng điển hình. Ban đầu lớp tương mạc tử cung có màu hồng sau chuyển thành màu đỏ sẫm, sần sùi mất tính trơn bóng. Sau đó các tế bào bị hoại tử bong ra, dịch thẩm xuất tăng tiết. Nếu bị viêm nặng, nhất là viêm có mủ, lớp tương mạc có thể dính với các tổ chức xung quanh gây nên tình trạng viêm mô tử cung, thành tử cung dầy lên, có thể kế phát viêm phúc mạc.

Qua kiểm tra theo dõi cho thấy từ âm hộ của lợn thải ra ngoài rất nhiều hỗn dịch lẫn mủ với tổ chức hoại tử, màu nâu, mùi thối, khắm. Kiểm tra qua trực tràng thấy thành tử cung dày, cứng, hai sừng tử cung không cân đối, khi kích thích vật biểu hiện đau rõ, rặn mạnh hơn. Lượng sữa giảm dần hoặc mất hẳn, thường kế phát viêm vú.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 21

Viêm cơ tử cung khi lợn nái bị bệnh thường có biểu hiện triệu chứng toàn thân rõ như thân nhiệt tăng cao, mệt mỏi, ủ rũ, ăn uống giảm, lượng sữa giảm hoặc mất hẳn. Bệnh kế phát viêm vú, có khi viêm phúc mạc. Kiểm tra qua âm đạo cổ tử cung mở, hỗn dịch chảy ra nhiều. Kích thích nhẹ con vật rất đau và rặn nặng, nhiều hỗn dịch bẩn từ tử cung thải ra ngoài.

Viêm cơ tử cung dễ gây huyết nhiễm trùng hoặc nhiễm mủ, do lớp cơ, lớp tương mạc bị hoại tử, tử cung bị hoại tử, phân giải từng đám.

Viêm cơ tử cung thường kế phát từ viêm nội mạc tử cung thể màng giả. Niêm mạc tử cung bị thẩm dịch thẩm xuất, vi khuẩn xâm nhập và phát triển sâu vào tổ chức làm niêm mạc bị phân giải, thối rữa gây tổn thương cho mạch quản và lâm ba quản, từđó làm lớp cơ và một ít lớp tương mạc của tử cung bị hoại tử (Nguyễn Hữu Ninh, Bạch Đăng Phong, 2000).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hội chứng viêm tử cung, viêm vú, mất sữa (MMA) trên đàn lợn nái sinh sản nuôi theo mô hình nông hộ tại huyện gia bình, tỉnh bắc ninh và thử nghiệm biện pháp phòng, trị (Trang 26)