Biện pháp phòng hội chứng MMA trên đàn lợn nái sinh sản

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hội chứng viêm tử cung, viêm vú, mất sữa (MMA) trên đàn lợn nái sinh sản nuôi theo mô hình nông hộ tại huyện gia bình, tỉnh bắc ninh và thử nghiệm biện pháp phòng, trị (Trang 66)

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.10. Biện pháp phòng hội chứng MMA trên đàn lợn nái sinh sản

Có nhiều nguyên nhân gây nên hội chứng MMA và ảnh hưởng lớn đến năng suất sinh sản của lợn. Do vậy, việc phòng bệnh là rất quan trọng, phòng bệnh tốt giúp người chăn nuôi hạn chếđược tỷ lệ lợn nái mắc hội chứng MMA và nếu mắc thì cũng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 58

mắc ở thể không điển hình, việc điều trị sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.

Vì vậy, chúng tôi tiến hành áp dụng các biện pháp phòng hội chứng MMA cho nái nuôi của các nông hộ huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh như sau.

Bước 1: Khâu vệ sinh

Trong chăn nuôi lợn nái chuồng trại thường xuyên dọn vệ sinh sạch sẽ, phân thải ra phải được dọn ngay không để lợn nằm lên phân.

Thường xuyên tắm rửa cho lợn nái, vào mùa hè nóng bức nên tắm cho nái mỗi ngày, vào mùa đông một tuần tắm cho nái hai lần. Phun thuốc sát trùng được tiến hành hai lần/tuần.

Đối với nái có dấu hiệu sắp đẻ cần vệ sinh lau chùi phần mông và âm hộ sạch, lau bầu vú và sàn bằng nước sát trùng.

Khi lợn đẻ xong có chất dịch đường sinh dục máu, dịch ối chảy ra cần phải lau vệ sinh sạch sẽ nền chuồng.

Bước hai: Chăm sóc, nuôi dưỡng

Trong khẩu phần ăn của nái mang thai cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, điều chỉnh khẩu phần ăn phù hợp tránh tình trạng lợn đẻ có thể trạng quá béo hoặc quá gầy. Khẩu phần ăn hợp lý cho nái như sau.

Sau cai sữa cho ăn tự do (khoảng 4,5 - 6,0 kg/ngày) Sau phối từ 1 - 84 ngày cho ăn từ 1,8 - 2,2 kg/ngày

Từ 85 - 100 ngày cho ăn tăng thêm thức ăn từ 0,5 - 1 kg/ngày

Từ ngày 101 - 110 cho ăn thức ăn nhiều dinh dưỡng từ 2,3 - 2,7 kg/ngày, thậm chí cho ăn tối đa 3,5 kg/nái/ngày tuỳ theo thể trạng lợn nái, hoặc lứa đẻ.

Ngày 101 giảm thức ăn từ 0,5 - 1 kg/ngày. Đến ngày đẻ tuỳ theo thể trạng của lợn nái có thể cho ăn 0,5kg/ngày hoặc nhịn ăn.

Sau ngày đẻ mà lợn nái chưa đẻ vẫn duy trì khẩu phần ăn cho lợn nái từ 0,5 - 1,5 kg/ ngày.

Sau khi lợn nái đẻ cho ăn mỗi ngày tăng lượng thức ăn thêm 0,5 - 1kg/ngày tùy theo thể trạng nái hoặc lứa đẻ, số lợn con được nuôi trên nái.

Tăng lượng thức ăn tối đa đến 6 kg/nái/ngày vào ngày thứ 6 - 12 duy trì đến 21 ngày.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 59

Chăn nuôi lợn nái cần phải thường xuyên kiểm tra thức ăn trước khi cho lợn ăn, thức ăn phải đảm bảo chất lượng, không bị ôi thiu, thối, mốc. Nếu sử dụng thức ăn tự trộn thì định kỳ phải trộn kháng sinh vào thức ăn để phòng bệnh cho lợn.

Ngoài ra cần phải chú ý cung cấp đầy đủ nước uống sạch cho nái.

Bước 3: Công tác phối giống

Tùy từng cách phối giống mà có các biện pháp phòng bệnh khác nhau. Cần phải phối giống đúng kỹ thuật.

Nếu phối giống bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo thì các dụng cụ trước khi sử dụng cần phải được vô trùng dụng cụ phối tinh, vệ sinh phần bộ phận sinh dục của lợn nái sạch sẽ.

Nếu phối giống trực tiếp cần phải vệ sinh sát trùng bộ phận sinh dục của lợn đực sạch sẽđể tránh nhiễm trùng đường sinh dục gây viêm, tránh lây lan mầm bệnh từ con đực sang con cái.

Bước bốn: Dùng thuốc

Khi lợn đẻ được 1 hoặc 2 con tiêm một mũi oxytoxin liều 6ml/con hoặc hanprost liều 1,5 - 2 ml/con.

Sau khi đẻ xong tiêm một mũi thuốc kháng sinh kanamycine với liều 15 – 20mg/1kg thể trọng, nhằm mục đích ngăn chặn các loại vi khuẩn phát triển và gây bệnh.

Kết hợp tiêm cho lợn mới đẻ một số loại vitamin C, B.complex, thuốc trợ lực, trợ sức.

Sau khi đẻ 24 giờ thụt vào tử cung nái hỗn hợp dung dịch chlorocide bột 1gam, klion bột 0,5 gam, nước 100 ml, thụt 3 lần mỗi lần cách nhau 24 giờ.

Bước 5: Công tác tiêm phòng

Trong quá trình chăn nuôi tiêm vắc xin là biện pháp phòng bệnh rất quan trọng. Vì vậy, chúng tôi đưa ra lịch tiêm phòng vắc xin như sau.

Loại lợn Tuần tuổi Vacxin Liều, cách dùng (ml/con) Chỉđịnh phòng Lợn con cai sữa

4 Respisure 2ml, tiêm bắp Suyễn lợn5 Dịch tả (1) 2ml, tiêm bắp Dịch tả lợn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hội chứng viêm tử cung, viêm vú, mất sữa (MMA) trên đàn lợn nái sinh sản nuôi theo mô hình nông hộ tại huyện gia bình, tỉnh bắc ninh và thử nghiệm biện pháp phòng, trị (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)