25 Respisure (1) 2ml, tiêm bắp Suyễn lợn
3.11. Kết quả theo dõi khả năng sinh sản của lợn nái được phòng hội chứng MMA
MMA
Sau khi đưa ra các biện pháp phòng hội chứng MMA cho lợn nái ở trên, chúng tôi tiến hành theo dõi và đánh giá hiệu quả của các biện pháp phòng bệnh qua khả năng sinh sản của lợn nái với các chỉ tiêu thời gian động dục trở lại, tỷ lệ thụ thai sau một chu kỳ. Hiệu quả của các biện pháp phòng bệnh đối với lợn con theo mẹ, các chỉ tiêu trọng lượng lợn con sơ sinh, tỷ lệ lợn con tiêu chảy, trọng lượng lợn con 21 ngày tuổi, số lợn con cai sữa. Kết quả được trình bày ở bảng 3.11 và bảng 3.12.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 61
Chúng tôi tiến hành chia lợn nái làm 2 lô, mỗi lô 30 nái.
Lô 1: Lợn nái được áp dụng đầy đủ các biện phápphòng bệnh đã đưa ra. Lô 2: Lợn nái chưa được áp dụng các biện phápphòng bệnh đã đưa ra.
Bảng 3.11. Kết quả theo dõi khả năng sinh sản của nái phòng hội chứng MMA
Chỉ tiêu
Số nái mắc hội chứng MMA
Số nái thụ thai sau một chu kỳ Số con Tỷ lệ (%) Số con Tỷ lệ (%) Lô 1 (n = 30) 4 13,33 29 96,66 Lô 2 (n =30) 16 53,33 19 63,33 Từ kết quảở bảng 3.11 cho thấy:
Đối với những lợn nái khi áp dụng đầy đủ các biện pháp phòng bệnh đã đưa ra tỷ lệ mắc hội chứng MMA thấp 13,33%, lợn nái chưa được áp dụng các biện pháp phòng bệnh đã đưa ra tỷ lệ mắc hội chứng MMA là 53,33%.
Tỷ lệ lợn thụ thai sau một chu kỳ ở những nái được áp dụng đầy đủ các biện pháp phòng bệnh đã đưa ra là 96,66%, ở những lợn nái chưa được áp dụng các biện pháp phòng bệnh đã đưa ra là 63,33%.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 62 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Tỷ lệ (%) Lô 1 Lô 2 Phác đồ Tỷ lệ nái mắc hội chứng MMA Tỷ lệ nái thụ thai
Biểu đồ 3.7: Khả năng sinh sản của nái được phòng hội chứng MMA
Qua bảng 3.11 và biểu đồ 3.7 cho thấy những lợn nái được áp dụng đầy đủ các biện pháp phòng hội chứng MMA sẽ làm giảm tỷ lệ mắc hội chứng MMA ở lợn nái, tăng tỷ lệ lợn nái sau cai sữa thụ thai sau một chu kỳ. Làm tăng khả năng sinh sản của lợn nái, giúp giảm chi phí cho người chăn nuôi. Kết quả theo dõi của chúng tôi phù hợp với các nghiên cứu sau:
Theo Bilkei và cs (1994), viêm tử cung thường xảy ra trong lúc sinh do nhiễm vi khuẩn Escherichia coli gây dung huyết và các vi khuẩn gram dương. Urban và cs (1983), Awad và cs (1990), cho biết vi khuẩn Escherichia coli, Streptococcus spp và Staphylococcus aureus là nguyên nhân gây bệnh.
Theo Urban và cs (1983); Bilkei và cs (1994), các vi khuẩn gây nhiễm trùng tử cung có nguồn gốc từ nước tiểu, các tác giả đã phân lập vi khuẩn từ mẫu nước tiểu lợn nái sắp sinh thường chứa các vi khuẩn vi Escherichia coli, Staphylococcus aureus, Streptococcus spp. Tuy nhiên, các nghiên cứu của các tác giả khác lại ghi nhận các vi khuẩn gây nhiễm trùng tử cung là các vi khuẩn cơ hội thuộc nhóm vi
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 63
sinh vật hiếu khí có mặt ở nền chuồng, lúc lợn nái sinh cổ tử cung mở, vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.
Theo Lerch (1987), Gajecki và cs (1990), Smith và cs (1995), Taylor (1995) tăng cường điều kiện vệ sinh chuồng trại, vệ sinh cơ thể lợn nái là yếu tố quan trọng trong việc phòng ngừa nhiễm trùng sau khi sinh. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Như Pho (2002).
Từ kết quả của việc áp dụng các biện pháp phòng hội chứng MMA trên lợn nái, chúng tôi tiến hành đánh giá hiệu quả của các biện pháp phòng hội chứng MMA đối với lợn con theo mẹ. Thí nghiệm được bố trí cụ thể như sau.
Lô I: Các đàn lợn con của những nái được áp dụng các biện pháp phòng hội chứng MMA đưa ra.
Lô II: Các đàn lợn con của những nái không được áp dụng các biện pháp phòng hội chứng MMA đưa ra. Kết quảđược trình bày ở bảng 3.12 và biểu đồ 3.8.
Bảng 3.12. Kết quả theo dõi một số chỉ tiêu ở lợn con của nái được phòng hội chứng MMA
Chỉ tiêu theo dõi Lô I Lô II
Số theo dõi (đàn) 30 30
Trọng lượng lợn con sơ sinh/con (kg/con) 0,59±0,12 0,43±0,12 Số lượng lợn con/ổ (con) 14,03±0,76 9,82±0,87 Tỷ lệ lợn con tiêu chảy (%) 11,00 32,00 Trọng lượng 21 ngày tuổi (kg/con) 4,98±0,13 3,76±0,23 Số lợn con cai sữa/ổ (con) 14,00±0,38 8,87±0,40
Qua bảng 3.12 và biểu đồ 3.8 cho thấy: Tỷ lệ lợn con tiêu chảy của những nái được áp dụng các biện pháp phòng hội chứng MMA đưa ra là 11,00%, những nái không được áp dụng các biện pháp phòng hội chứng MMA đưa ra là 32,00%.
Trọng lượng lợn con cai sữa lúc 21 ngày tuổi của những nái được áp dụng các biện pháp phòng hội chứng MMA là 4,98±0,13 kg/con, những nái không được áp dụng các biện pháp phòng hội chứng MMA là 3,76±0,23 kg/con.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 64 0 2 4 6 8 10 12 14 Tỷ lệ (%) Lô I Lô II Phác đồ
Trọng lượng 21 ngày tuổi (kg/con) Số lợn con cai sữa/ổ (con)
Biều đồ 3.8. Kết quả theo dõi một số chỉ tiêu ở lợn con của nái
được phòng MMA
Số lợn con cai sữa/ổ của những nái được phòng hội chứng MMA là 14,00±0,38 con, những nái không được áp dụng các biện pháp phòng hội chứng MMA là 8,87±0,40 con.
Tỷ lệ tiêu chảy của lợn con tăng cao ở các lợn nái mắc hội chứng MMA. Nguyên nhân do trong bệnh viêm tử cung sản dịch viêm rơi trên nền chuồng, dính vào thân thể, núm vú lợn nái, trường hợp viêm vú, sữa viêm chứa các vi khuẩn gây bệnh, khi lợn con bú mẹ hoặc liếm nền chuồng vi khuẩn gây bệnh sẽ xâm nhập vào đường tiêu hoá gây tiêu chảy.
Các kết quả khảo sát phân lợn tiêu chảy cũng cho thấy vi khuẩn gây tiêu chảy chủ yếu là Escherichia coli. Điều này giúp khẳng định tình trạng tiêu chảy trên lợn con có liên quan đến sự nhiễm trùng tử cung hoặc bầu vú của lợn mẹ. Nhờ hiệu quả sát trùng cao ở những lợn nái được áp dụng các biện pháp phòng bệnh đưa ra mà hội chứng MMA giảm thấp đã góp phần hạn chế tình trạng tiêu chảy của lợn con
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 65
theo mẹ. Branstad và Ross (1987) cũng cho biết tình trạng tiêu chảy tăng cao trên lợn con từ nhóm lợn nái mắc hội chứng MMA.
Từ những kết quả trên đã cho người chăn nuôi lợn nái sinh sản thấy tầm quan trọng của việc áp dụng đúng và đầy đủ các biện pháp phòng bệnh MMA. Vệ sinh chuồng trại, sát trùng, đã tiêu diệt hầu hết các vi sinh vật cơ hội, từđó làm giảm khả năng nhiễm trùng tử cung khi sinh. Ngoài ra, thử nghiệm cũng cho thấy thực hiện tốt việc vệ sinh thân thể lợn nái trước khi chuyển vào chuồng sinh, kết hợp với các biện pháp chống nhiễm trùng tử cung lúc nái sinh như dùng găng tay khi can thiệp đẻ khó, hấp khử trùng các dụng cụ thụt rửa tử cung trước khi sử dụng, từ đó góp phần làm giảm tỷ lệ lợn nái mắc hội chứng MMA, giảm thấp tình trạng tiêu chảy lợn con, giúp lợn con lớn nhanh, hạn chế tỷ lệ chết, nâng cao trọng lượng lợn con lúc 21 ngày tuổi.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 66