XỬ LÝ, HOÀN CHỈNH TÁC PHẨM ẢNH THEO YÊU CẦU SỬ DỤNG

Một phần của tài liệu tiểu luân Nguyên lý công tác biên tập ảnh (Trang 43)

1. Những quy định cụ thể về chất lượng

1.1. Đảm bảo chất lượng về nội dung thông tin

* Mục đích, ý đồ phản ánh:

Cũng như các thể loại báo chí khác, mỗi bức ảnh được sử dụng trên báo đều phải đảm bảo tính mục đích rõ ràng, và được biểu đạt cụ thể thông qua

nội dung, hình thức phản ánh trong tác phẩm. Tính mục đích của ảnh báo chí dựa trên hai nội dung cơ bản:

Dựa trên lập trường quan điểm của báo chí vô sản đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng Cộng sản Việt Nam. Và, dựa vào chức năng, nhiệm vụ, đối tượng công chúng của mỗi tờ báo.

Việc phân định chức năng, nhiệm vụ và đối tượng công chúng của mỗi tờ báo như hiện nay, chính là để tạo sự sinh động, đa dạng loại hình sản phẩm và lĩnh vực thông tin cũng như công chúng báo chí. Nhận diện sự đa dạng chủng loại là để xác định phương thức, mục đích thể hiện, trong đó có việc thể hiện các tác phẩm ảnh.

Như vậy, việc sử dụng ảnh trên báo không phải là tuỳ hứng mà cần xuất phát từ mục đích thông tin do các cơ quan báo chí đặt ra. Xác định rõ mục đích thông tin là mấu chốt để hoạt động biên tập có hiệu quả.

* Đảm bảo tính khách quan, chân thật:

Khách quan, chân thật là một trong những nguyên tắc cơ bản của báo chí nói chung và nhiếp ảnh báo chí nói riêng. Phản ánh chân thật hiện thực đời sống xã hội là một trong những thế mạnh tuyệt đối của nhiếp ảnh báo chí. Tính khách quan, chân thật trong mỗi tác phẩm ảnh còn là sự khẳng định uy tín, đạo đức nghề nghiệp và danh dự của nhà báo, cơ quan báo chí trước dư luận xã hội.

Trong hoạt động biên tập nói chung, biên tập ảnh báo chí nói riêng, mỗi con chữ, bài viết, hình ảnh, dòng chú thích đều rất cần đến sự nhạy cảm chính trị của người cán bộ biên tập. Sự non kém về nghiệp vụ cũng như trình độ chính trị của biên tập viên đều làm tổn hại đến lợi ích của cá nhân, tập thể, hoặc cao hơn là thể chế chính trị mà tờ báo đó phục vụ. Trên thực tế, các lực lượng thù địch đã lợi dụng những sơ xuất như vậy để tuyên truyền, xuyên tạc, nói xấu chúng ta. Đã có biết bao những ví dụ trở thành bài học cho vấn đề hết sức nhạy cảm này.

* Tính đại chúng:

Là một loại hình trong hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng, ảnh báo chí là sản phẩm mang nội dung thông tin trực tiếp, dễ hiệu. Tờ báo được độc giả yêu quý là ở đó có những tác phẩm phản ánh chân thực cuộc sống, phù hợp với trình độ nhận thức của đông đảo độc giả. Đó cũng chính là sự biểu hiện của tính đại chúng, dễ hiểu.

Khác với các loại hình nhiếp ảnh: nghiên cứu khoa học, sáng tác, ảnh nghệ thuật..., ảnh trên báo chí về cơ bản có đầy đủ khả năng cung cấp thông tin một cách đầy đủ, chính xác, phục vụ cho đông đảo quần chúng trong xã hội. Xem và đọc ảnh, độc giả hoàn toàn có thể tiếp nhận những thông tin về sự kiện, sự việc một cách trực quan, sinh động. Tính đại chúng của mỗi bức ảnh báo chí còn thể hiện ở chỗ nó giúp cho đông đảo độc giả và công chúng báo chí cùng tiếp nhận và xử lý thông tin đúng đắn; mọi người xem đều cùng hiểu theo một cách. Đây cũng là một thế mạnh - một nguyên tắc của thông tin hình ảnh.

* Tính nhân đạo:

Tính nhân đạo trong tác phẩm ảnh báo chí xuất phát từ bản chất nhân đạo của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Trong thực tiễn hoạt động báo chí, tính nhân đạo đồng nghĩa với việc chụp cái gì, không nên chụp cái gì để đảm bảo tính chính trị, tính Đảng, đạo đức nghề nghiệp của nhà báo; nhất là những điều xúc phạm đến quyền con người mà Công ước quốc tế đã quy định.

Trong bộ luật báo chí của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng đã ghi: “Nghiêm cấm việc thể hiện bằng ngôn ngữ hình ảnh trên các trang báo, tạp chí cảnh đầu rơi máu chảy, chặt từng bộ phận cơ thể con người... cảnh đâm chém, đấm đá, đánh đập tàn bạo, cảnh rùng rợn, kinh dị, quằn quại đau đớn của con người... xúc phạm vĩ nhân, anh hùng dân tộc...”. Những quy định pháp luật này là nhằm mục đích thể hiện tính nhân đạo của nền báo chí cách mạng Việt Nam.

* Tính dân tộc và thời đại:

Trải qua gần một trăm năm ra đời và phát triển, báo chí cách mạng Việt Nam luôn được coi là lực lượng tiên phong trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Trong hoạt động nhiếp ảnh nói chung, sáng tạo tác phẩm ảnh báo chí nói riêng, tính dân tộc và bản sắc văn hoá dân tộc được biểu hiện qua nội dung và hình thức của mỗi bức ảnh (phong tục, tập quán, đạo đức, lối sống, văn hoá truyền thống...) luôn là những góc nhìn sâu sắc dưới con mắt của các nhà nhiếp ảnh. Song, ngôn ngữ nhiếp ảnh là thứ ngôn ngữ quốc tế, ảnh có khả năng giúp con người trên khắp hành tinh xích lại gần nhau hơn. Ngày nay, bè bạn quốc tế biết đến Việt Nam có lẽ không phải chỉ bằng những thông tin được biểu đạt qua ngôn ngữ viết, ký hiệu âm thanh, mà phần lớn là thông qua hình ảnh trên truyền hình và nhiếp ảnh. Những tác phẩm giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam được in trên báo chí đã làm cho bè bạn quốc tế hiểu Việt Nam hơn, quý trọng Việt Nam hơn.

1.2. Đảm bảo chất lượng về hình thức thể hiện ảnh

* Biên tập sử dụng hình thức, thể loại ảnh:

Trong nhiếp ảnh báo chí hiện đại, về cơ bản đang tồn tại một số thể loại: Ảnh tin, ảnh tường thuật, phóng sự và ký sự ảnh, ảnh chân dung báochí, ảnh bình luận và ảnh tài liệu. Mỗi thể loại ảnh đó đều có những đặc điểm riêng, tương đối độc lập. Nhận diện được các thể loại ảnh báo chí sẽ giúp cho cán bộ biên tập, các biên tập viên xử lý, tuyển chọn biên tập và trình bày đạt hiệu quả. Những bức ảnh sử dụng không đúng với thể loại và mục đích thông tin sẽ làm giảm, kém tác dụng, thậm trí gây sự phản cảm với độc giả.

Ví dụ: Khi biên tập, sử dụng ảnh tin, cán bộ biên tập cần hiểu rõ: Một bức ảnh tin đạt hiệu quả tức nó phải trả lời đầy đủ các câu hỏi ai, cái gì - đang làm gì, xẩy ra khi nào, ở đâu?... Hơn nữa, sự kiện, vấn đề thể hiện trong ảnh phải mới, biểu đạt cụ thể, rõ ràng, dưới dạng ngôn ngữ ảnh. Bức ảnh phải có bố cục hợp lý, hình thức đẹp; chú thích phải đầy đủ, súc tích, ngắn gọn...

Hay, với thể loại phóng sự ảnh, chí ít cần đáp ứng một số yêu cầu cơ bản: Tập hợp ảnh mà tác giả thể hiện có đảm bảo tính chân thực, khách quan không? Thời gian, địa điểm, chính kiến, cảm xúc của tác giả qua những khoảnh khắc bấm máy thế nào, có phản ánh đúng “hơi thở” của cuộc sống, có hồn không? Như vậy, khi biên tập, sử dụng thể loại phóng sự cần lưu ý tới ý nghĩa xã hội của vấn đề mà tác giả lựa chọn. Sau nữa là tính kết nối, tính lôgíc về nội dung thông tin, giữa các hình ảnh được phản ánh có chặt chẽ không? (mối liên kết giữa ảnh đinh và các ảnh chi tiết). Và cuối cùng là việc xử lý phần nội dung bài viết có đảm bảo đúng tiêu chí thể loại...?

* Biên tập hình thức nghệ thuật ảnh:

Biên tập hình thức nghệ thuật ảnh có nghĩa là cán bộ biên tập phải quan tâm đến tất cả các yếu tố hình hoạ trong tạo hình nhiếp ảnh. Các yếu tố hình hoạ này được biểu hiện qua ánh sáng, màu sắc, đường nét, mảng khối, độ nét, sự tương phản góc độ, bố cục... có phù hợp với đối tượng trong ảnh và có chuyển tải được nội dung thông tin về sự kiện, sự việc được phản ánh trong tác phẩm? Bởi, mỗi loại hình nhiếp ảnh khác nhau, mục đích sử dụng chúng khác nhau nên cách thức thể hiện cũng phải khác nhau. Ảnh báo chí vì mục đích trước nhất là thông tin, nên mọi chi tiết phải nhằm cung cấp cho độc giả những nhận thức trực tiếp về sự kiện, sự việc. Ngược lại, đối với ảnh sáng tác, ảnh nghệ thuật, vì mục đích thẩm mỹ, ánh sáng trong ảnh có thể rất lung linh, mờ ảo, đường nét hết sức ấn tượng, gợi cảm... Lựa chọn những bức ảnh đủ sáng để sử dụng là một yêu cầu bắt buộc để đảm bảo chất lượng của mỗi bức ảnh.

Ánh sáng còn là “chất liệu đặc biệt” để biểu đạt các cấp độ màu sắc, tạo nên hình thức thẩm mỹ của ảnh. Nên bức ảnh có ánh sáng hợp lý thì cũng có nghĩa tạo nên màu sắc trong ảnh sẽ đẹp. Và màu sắc đẹp sẽ giúp cho việc biểu đạt thông tin hiệu quả.

Cùng với ảnh sáng, màu sắc, một trong những tiêu chí đánh giá bức ảnh có hình thức đẹp, đó còn là mảng khối, độ đậm nhạt, đường nét hợp lý. Để

biên tập, sử dụng các bức ảnh có mảng khối, độ đậm nhạt, đường nét hợp lý, ta cần thể hiện đối tượng chụp qua các cấp độ mảng khối, đạm nhạt, đường nét rõ ràng. Mảng khối và đường nét của đối tượng chụp thường được thể hiện qua 3 cấp độ là: to - vừa - nhỏ. Độ đậm nhạt trong ảnh cũng được thể hiện ở 3 cấp độ là: đậm - trung gian - sáng. Trong mỗi bức ảnh, nếu đối tượng chụp chưa đạt yêu cầu thì không thể gọi là bức ảnh có hình thức nghệ thuật...

Trong nghệ thuật nhiếp ảnh, dù là ảnh sáng tác hay ảnh báo chí, thì việc tạo thành những bức ảnh có nhiều màu sắc cũng dựa trên nguyên lý của sự khúc xạ ánh sáng. Màu sắc là công cụ biểu đạt hình ảnh và một trong những yếu tố quan tọng quyết định hình thức thẩm mỹ của ảnh.

Vì vậy, trong công tác biên tập ảnh, dù bất cứ lý do nào thì cũng cần chú ý: Ảnh phải có màu sắc lớp lý (gam màu, tông sáng, sự tương phản về màu sắc...). Tuy nhiên, đối với ảnh báo chí, để tôn trọng tính chân thật của sự kiên, chúng ta không nên lạm dụng kỹ thuật vi tính để can thiệp quá sâu vào màu sắc của hình ảnh.

2. Biên tập - cắt cúp, chỉnh sửa tác phẩm ảnh

Xử lý, cắt cúp ảnh là một việc làm rất quan trọng và cần thiết trong công tác biên tập và xuất bản báo chí. Biên tập viên sau khi lựa chọn ảnh, còn phải đặc biệt quan tâm đến bức ảnh sẽ được chỉnh sửa, cắt cúp như thế nào để bức ảnh có hình thức bố cục đẹp hơn, chuẩn xác hơn và làm rõ chủ đề tác phẩm. Có nhiều cách thức can thiệp cụ thể và trực tiếp vào bức ảnh, nhưng thông thường, người làm công tác biên tập “cải tiến” bức ảnh bằng cách chỉ lấy phần trọng tâm thông tin và cắt cúp bớt những phần không gian thừa, không cần thiết, không gian trống trong bức ảnh.

Song, dù bằng cách nào cũng cần tuân thủ mấy yêu cầu dưới đây:

* Thứ nhất: Trước khi đưa ảnh vào trang báo, biên tập viên cần tính đến việc cắt cúp lại các bức ảnh để đảm bảo yêu cầu về chất lượng, sau đó mới thiết kế lên trang báo. Làm như vậy mới tránh được sự nhồi nhét, chắp vá khi sử dụng; tạo được thế chủ động trong công tác biên tập và lên makét trang báo.

* Thứ hai: Loại bỏ những chi tiết rườm rà, chi tiết thừa. Chi tiết ảnh càng tập trung vào trọng tâm thì chủ đề bức ảnh càng nổi bật.

* Thứ ba: Hãy lấy đôi mắt của nhân vật - nếu là ảnh chân dung - làm tiêu điểm. Vì mắt của nhân vật là điểm nhìn đầu tiên của độc giả. Đôi mắt thường biểu lộ rõ nhất các trạng thái vui, buồn, cáu giận, lo âu, sợ sệt... Cắt cúp tạo được những điểm nhìn hợp lý cho người xem thông qua ánh mắt của nhân vật, hiệu quả thông tin sẽ càng cao.

* Thứ tư: Khi cắt cúp ảnh thể hiện nhân vật cần chú ý, không nên cắt bỏ chân tay, vì dễ làm cho người xem có cảm giác nhân vật bị tàn phế hoặc không được tôn trọng.

Nếu là ảnh chụp toàn cảnh, trung cảnh, có thể cắt cúp để có nhiều bức ảnh khác nhau từ bức ảnh ban đầu. Trường hợp này biên tập viên cần có sự thoả thuận trước với tác giả bức ảnh. Hơn nữa, cần phải đặc biệt quan tâm đến chất lượng kỹ thuật của bức ảnh gốc, ảnh sau khi đã tách riêng... Tuy nhiên, khi sử dụng thủ pháp này, cán bộ biên tập không được lạm dụng quyền cắt cúp để tạo ra những bức ảnh phục vụ cho mục đích cá nhân. Và một bình diệnnào đó sẽ vi phạm tính chân thật, khách quan của nhiếp ảnh báo chí.

* Không lạm dụng kỹ thuật vi tính:

Trong một số trường hợp đặc biệt, vì bối cảnh quá xấu, hoặc chất lượng kỹ thuật chưa đảm bảo, nếu thấy cần thiết phải có sự can thiệp của kỹ thuật vi tính, ứng dụng photoshop mà không làm giảm giá trị thông tin của bức ảnh, không làm mất tính chân thật của sự kiện, thì cũng có thể áp dụng thủ pháp này. Còn nói chung, đặc biệt là những vấn đề chính trị nhạy cảm, các sự kiện thời sự... Việc điều chỉnh sắc độ đậm nhạt, sáng tối, độ tương phản trên ảnh cũng phải hết sức thận trọng. Việc cắt ghép hình ảnh lộ liễu, thái quá, cũng sẽ làm mất đi tính chân thật của sự kiện. Do vậy, đây cũng là một yêu cầu để đảm bảo tính nhân đạo trong hoạt động báo chí.

3. Chú thích và biên tập chú thích ảnh

Ảnh báo chí cần phải có chú thích. Chú thích là một trong hai thành phần cấu trúc thông tin của một tác phẩm ảnh. Chú thích hay giúp cho bức ảnh được nâng thêm tầm vóc, chú thích dở có thể làm cho bức ảnh không còn giá trị, thậm trí phản tuyên truyền. Vì vậy đối với tất cả các loại xuất bản phẩm, đặc biệt là các ấn phẩm báo chí, chú thích cần phải ghi rõ ràng cụ thể, phải miêu tả đầy đủ những nội dung cần thiết.

Thông tin bằng hình ảnh là thông tin đã nghĩa. Lời chú thích sẽ góp phần định hướng cho độc giả nhận thức đúng đắn và đầy đủ về sự kiện. Nếu chỉ xem ảnh, nhiều khi độc giả sẽ rất khó hiểu, lời chú thích sẽ tạo sự móc nối các chi tiết, sự kiện, vấn đề được biểu đạt qua tác phẩm, giúp cho công chúng cùng nhận thức theo một nghĩa.

Trên thực tế, việc viết chú thích ảnh đăng báo còn vô cùng tuỳ tiện; không có thông tin hoặc thông tin không chính xác, sai với nội dung được phản ánh trong bức ảnh. Đây thật là điều nguy hại. Nếu chúng ta coi thường yếu tố này, thì cũng có nghĩa là độc giả sẽ sẵn sàng từ chối khi xem ảnh, đọc ảnh...

Ảnh không có chú thích, độc giả không nhận biết đầy đủ thông tin khi cần thiết: Ai? khi nào? ở đâu?

Nói như vậy để thấy, chú thích ảnh báo chí quan trọng biết nhường nào. Chỉ cần điều chỉnh vài từ trong chú thích, nội dung của bức ảnh có thể ngược lại 180 độ. Còn nếu viết chú thích bằng các cụm từ chung chung sẽ dẫn đến tình trạng lặp đi lặp lại chú thích ảnh trên các số báo. Cách làm này độc giả sẽ vô cùng thất vọng. Vì vừa thừa lại vừa thiếu. Thừa ở chỗ nó nhắc lại toàn bộ phần hình ảnh, nhưng lại rất thiếu bởi chẳng có một chút thông tin nào ngoài hình ảnh.

Ví dụ: “Thu hoạch cà phê”, “Bà con xã viên đang gặt lúa”, “Nữ sinh trường đại học sư phạm Hà Nội 1” v.v...

Một vấn đề nữa mà cả phóng viên, cán bộ biên tập cần phải lưu ý đó là, chú thích phải bám sát chủ đề bức ảnh. Không nên sa đà vào lựa chọn những chi tiết không có mối quan hệ mật thiết với nội dung bức ảnh. Nếu chú thích

Một phần của tài liệu tiểu luân Nguyên lý công tác biên tập ảnh (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w