HOẠCH TUYÊN TRUYỀN CỦA TOÀ SOẠN
1. Phân công, điều động phóng viên tại toà soạn
Chương trình, kế hoạch tuyên truyền của cơ quan báo là một văn bản mang tính pháp quy; bởi vậy, ngay từ khi dự thảo,nó phải được triển khai tới tất cả các thành viên, bộ phận chuyên môn trong toà soạn để cùng phối hợp thực hiện. Ban biên tập cùng các trưởng phòng, ban có liên quan cần bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiến và đưa ra các phương án thực hiện tốt nhất. Kế hoạch dự thảo càng chi tiết và có sự nhất trí cao của các bộ phận chuyên môn, đồng thời có sự phối hợp nhịp nhàng, ăn khớp thì việc thực thi kế hoạch sẽ có hiệu quả.
Trong nhiều trường hợp, mặc dù kế hoạch đã được ấn định, nhưng do không có sự kiểm tra, đôn đốc; sự phân công, phân nhiệm thiếu chặt chẽ, mạnh ai người ấy làm, dẫn đến tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”; công tác tuyên truyền đã không đáp ứng được mục đích, yêu cầu mà Ban biên tập đề ra. Mặt khác, nếu bộ phận lập kế hoạch không chú ý đến các điều kiện cần thiết, những yếu tố khách quan, và chủ quan tác động đến việc thực thi kế hoạch thì cũng dễ dẫn đến kế hoạch bị đổ bể.
Bởi vậy, tổ chức thực hiện kế hoạch phải đi đôi, đi liền với kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch là cách làm cần thiết và bắt buộc. Bình
thường, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tổ chức, thực hiện kế hoạch tuyên truyền của toà soạn, đó là: thời gian, điều kiện địa lí, cơ sở hạ tầng, vấn đề kinh tế, năng lực chuyên môn của phóng viên, những sự kiện diễn ra đột xuất, sự phối hợp không đồng bộ giữa các khâu, các bộ phận trong một toà soạn... Ví dụ như tuyên truyền về vùng sâu, vùng xa, nơi biên giới, hải đảo; tuyên truyền về thiên tai, bão lũ... thường các phóng viên không có điều kiện thu thập dữ liệu để phản ánh, hoặc vì lý do nào đó không thể tiếp cận đối tượng, nên cách thức thể hiện thường rất đơn điệu, thiếu sinh động.
Ngoài những yếu tố như đã nêu trên, thì yếu tố tâm lý cá nhân người thực hiện, trình độ tay nghề của phóng viên, sự chỉ đạo chưa cụ thể của Ban biên tập... cũng chi phối việc tổ chức thực hiện sự thành bại của kế hoạch tuyên truyền xuất bản phẩm. Vấn đề này trong lao động nhà báo đã khẳng định quá rõ. Phóng viên nhận nhiệm vụ trong trạng thái bất ổn hoặc thiếu nhiệt tình, chắc chắn sẽ không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công.
Theo tác giả cuốn “Tổ chức nội dung, thiết kế, trình bày báo in” thì việc triển khai kế hoạch xuất bản báo được mô hình hoá bằng công thức 2B + 6T. Công thức 2B bao gồm: Biết và Bàn. Còn 6T bao gồm: Tổ chức thực hiện, Tài năng, Trách nhiệm, Tâm của nhà báo, Thời gian và Tài chính.
Biết ở đây được hiểu là mọi thành viên trong toà soạn phải biết kế hoạch tuyên truyền và xuất bản số báo, biết mình được phân công những công việc gì, trách nhiệm ra sao.
Bàn được hiểu là mọi chủ trương, kế hoạch tuyên truyền của toà soạn, cần được bàn bạc công khai cùng các bộ phận chuyên môn. Sự bàn bạc sẽ giúp cho việc thông tin đúng mục đích, tăng cường sự hợp tác giữa các bộ phận nghiệp vụ trong toà soạn.
Còn tổ chức thực hiện - chữ T đầu tiên trong 6 chữ T, được hiểu là công việc triển khai, thực hiện kế hoạch tuyên truyền, xuất bản sau khi đã được dự thảo hợp lý về nội dung, hình thức. Để tổ chức thực hiện hiệu quả kế
hoạch, những điều quan trọng quyết định sự thành công được thể hiện qua hai chữ P, đó là: Phân công hợp lý và Phối hợp tác chiến.
Có kế hoạch tuyên truyền, xuất bản tốt nhưng sự phân công chỉ qua loa, đại khái, không đến được mọi thành viên trong toà soạn, thì kế hoạch đó rất dễ đổ vỡ. Có sự phân công nhưng phân công không đúng người, đúng việc cũng dẫn đến thất bại khi triển khai kế hoạch.
Về Tài năng, đây cũng là điều rất cần đối với một nhà báo chuyên nghiệp. Tài năng nói dưới góc độ nghiệp vụ, đó chính là mức độ cao của năng lực làm báo và sự hiểu biết về xã hội. Đây là những nhân tố giúp cho nhà báo thực hiện tốt nhiệm vụ được giao theo kế hoạch của Ban biên tập.
Về Trách nhiệm, trong thực hiện kế hoạch, được hiểu là tinh thần trách nhiệm với công việc làm báo của tập thể những người làm báo trong một toà soạn. Trách nhiệm này được xem xét theo ba cấp độ: trách nhiệm của nhà quản lý, lãnh đạo, trách nhiệm với các phòng ban và trách nhiệm của mỗi cá nhân nhà báo. Một lãnh đạo mà thiếu tinh thần trách nhiệm thì các nhân viên trong toà soạn cũng sẽ thờ ơ với tờ báo. Với các phòng ban nghiệp vụ, khi lãnh đạo phòng ban thiếu tinh thần trách nhiệm với công việc thì nhân viên dưới quyền cũng sẵn sàng bỏ bê công việc. Còn trách nhiệm của từng nhà báo, chính là đạo đức, lương tâm nghề nghiệp. Trách nhiệm thực hiện kế hoạch tuyên truyền xuất bản không phải ai xa lạ mà là nhiệm vụ của một nhà báo đối với toà soạn. Có trách nhiệm với từng bài báo, bức ảnh cũng có nghĩa là có tinh thần trách nhiệm đối với xã hội. Mỗi nhà báo thiếu tinh thần trách nhiệm, khi thực hiện nhiệm vụ được phân công theo kế hoạch rất có thể tác phẩm mà anh ta thực hiện sẽ gây hậu quả không tốt đối với xã hội.
2. Tổ chức mô hình biên tập hoàn hảo
Lâu nay, các toà soạn báo thường tổ chức công tác biên tập theo chế độ một cấp, tức là các tin, bài, ảnh của phóng viên, cộng tác viên đều gửi về Ban thư ký toà soạn. Mọi công việc từ A đến Z đều do các cán bộ biên tập xử lý trước khi lên trang. Cẩn thận hơn, bài bản hơn, một số tờ báo lớn lại phân chia
công việc này thành hai cấp: Biên tập tại các phòng phóng viên, sau đó mới qua khâu biên tập lần chót tại Ban thư ký toà soạn. Tuy cách làm này có những ưu điểm hơn so với hệ thống biên tập một cấp, vì chí ít mỗi bản thảo của phóng viên đều được xem xét hai lần. Song nhìn chung, cả hai cách làm vẫn chưa có sự “thay đổi về chất”. Đó là chưa nói, nếu không cẩn thận sẽ bị lặp lại, trùng chéo trong thao tac mà vẫn không đảm bảo chất lượng.
Trên thế giới, có một mô hình biên tập khá hoàn hảo mà Việt Nam chúng ta hoàn toàn có thể áp dụng. Có thể nói, chỉ nhìn vào khâu tổ chức đã thấy ngay ưu điểm của nó, giảm thiểu được những
sai sót đồng thời tránh được những khúc mắc không đáng có, phát sinh trong toàn bộ quá trình xử lý thông tin. Mô hình này quy định mỗi bước do một bộ phận hoặc một cán bộ biên tập giỏi chịu trách nhiệm:
Biên tập viên nội dung: Biên tập viên nội dung tức là các biên tập viên phụ trách thông tin theo khu vực địa lí. Ví dụ biên tập viên phụ trách các vấn đề trong thành phố, biên tập viên vùng nông thôn hoặc một số chuyên ngành nhất dịnh. Trong phạm vi trách nhiệm của mình, các biên tập viên này có thể giao cho phóng viên đi viết bài, chụp ảnh hoặc chọn tin bài của các hãng thông tấn. Khi xử lý thông tin, các biên tập viên này chỉ quan tâm đến vấn đề nội dung - tất cả những gì xoay quanh nội dung của sự kiện, sự việc.
Biên tập viên thiết kế trang: Biên tập viên thiết kế trang có trách nhiệm đánh giá tính liên kết giữa các tin, bài viết và hình ảnh có sẵn, sau đó thiết kế vị trí các sản phẩm, các trang để phản ánh sự liên kết đó. Họ cũng là những người phải đáp ứng đúng thời hạn kế hoạch được phân công của toà soạn.
Biên tập viên: Những biên tập viên này phải đảm bảo mọi tin, bài, ảnh, phải đảm bảo đúng độ chính xác mà tờ báo quy định. Hay nói cách khác là phải chịu trách nhiệm tất cả những vấn đề kỹ thuật. Một nhiệm vụ nữa không kém phần quan trọng của các biên tập viên này là: xem xét nội dung và bổ sung thêm phần biên tập của các biên tập viên nội dung. Những biên tập viên này được “kiểm định” thông tin theo góc nhìn của độc giả và họ được đào tạo để trong ý thức luôn đặt ra những câu hỏi mà độc giả có thể nêu lên với bản báo.
Như vậy, có thể thấy rằng 3 công đoạn biên tập trên khác với kiểu biên tập của chúng ta hiện nay. Dù có bổ sung thêm một phần hiệu đính nữa thì các biên tập viên của chúng ta vẫn làm một việc như như nhau, chứ không tách bạch mỗi người một chức năng như các biên tập viên nêu trên. Đó là chưa kể kèm theo các công đoạn còn phải có biên tập viên ảnh cùng phối hợp.
Theo mô hình này, tất cả những thông tin trước khi phát hành tới độc giả đều được
đọc kỹ tới ba lần. Việc này giúp toà soạn tăng khả năng phát hiện lỗi và kịp thời sửa chữa. Đồng thời, nó còn tạo ra được sự ganh đua cần thiết ở nơi làm việc, nhờ thế tăng cường trách nhiệm của mỗi cán bộ biên tập trong công việc.
Đối với các biên tập viên nội dung, cách thức tổ chức này giúp họ không phải quá bận tâm về công tác biên tập chữ nghĩa, và có thể tập trung cao độ vào quá trình làm việc với các phóng viên. Trong khi đó, hai loại biên tập thiết kế trang và biên tập viên kỹ thuật không cần phải báo cáo trở lại cho biên tập viên nội dung.
Mô hình biên tập này xét về mặt lý thuyết là rất hiệu quả (Việt Nam chưa thực hiện), nhưng không có nghĩa là nó giải quyết được mọi xung đột. Ngược lại nó có thể không phát huy được tác dụng nếu không có tinh thần hợp tác và phối hợp trong công việc. Hệ thống tổ chức này đòi hỏi tính thiện chí, tính chuyên nghiệp giữa tất cả các thành viên với mục đích cuối cùng là phục vụ độc giả.
3. Lựa chọn tác phẩm đạt chất lượng
Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, độc giả đã rất quen thuộc với các hình ảnh chuyển động trên màn hình ti vị, những hình ảnh của hiện thực qua báo mạng điện tử. Do vậy, khi đọc tờ báo in, nếu thiếu vắng hình ảnh, bạn đọc sẽ rất hẫng hụt - đặc biệt là những ảnh tốt. Bởi thế, xét trên một phương diện nào dó, dù chỉ là hấp dẫn hình thức, thì ảnh cũng được coi là yếu tố trung chuyển công chúng từ các loại hình báo chí khác đến với báo in. Hay nói cách khác, bức ảnh luôn là điểm đến đầu tiên mà bạn đọc nhìn thấy trong mỗi trang báo, số báo. Nó có tác dụng gắn kết bạn đọc với tờ báo, bài báo. Bức ảnh không có thông tin cũng là một trong những nguyên nhân làm cho bạn đọc không háo hức đọc báo nữa.
Xét về mặt tâm lý, bạn đọc thường rất thích những tờ báo có nhiều hình ảnh. Một sự kiện xảy ra, công chúng bao giờ cũng muốn biết một cách tường tận, cụ thể ai là người trong cuộc. Với vai trò thông tin bằng hình ảnh - thông tin trực giác - ngôn ngữ hình ảnh hỗ trợ cho bài viết (nếu là ảnh kèm bài)
những bằng chứng sống động, làm cho người xem có cảm giác như đang được chứng kiến sự kiện, sự việc. Xét về mức độ tin cậy, ảnh là bằng chứng sống của lịch sử, những bằng chứng sống động bằng hình ảnh đã trở thành vũ khí tư tưởng của một giai cấp. Cùng với các loại hình báo chí khác, ảnh trên báo đã góp phần làm nên binh chủng thông tin hùng mạnh.
* Về nội dung:
Đối với ảnh báo chí, giá trị thông tin là yếu tố quan trọng hàng đầu. Nếu ảnh không đem đến một hàm lượng thông tin nhất định cho bạn đọc thì nó chỉ còn là một sản phẩm trang trí cho tờ báo; đó quyết không phải là hình ảnh mang tính báo chí đích thực. Hiện nay, các cơ quan báo chí còn rất ngộ nhận và mắc nhiều thiếu sót về vấn đề này. Đó cũng là một trong những lý do để các báo phương Tây có cớ hạ thấp uy thế của nền nhiếp ảnh báo chí Việt Nam.
Ảnh có bố cục chặt chẽ.
Ảnh được lựa chọn và sử dụng trên báo phải là những bức ảnh có nội dung tốt, hình thức đẹp. Ảnh đẹp sẽ lôi cuốn sự quan tâm chú ý của độc giả về sự kiện, sự việc, vấn đề mà tờ báo đưa tin. Một bức ảnh tốt độc giả dễ tiếp nhận thông tin, dễ hiểu, dễ nhớ hơn cả bài viết, dễ nhận diện thông tin qua hình ảnh trực quan.
Những bức ảnh được lựa chọn đưa vào sử dụng, cần phải bám sát ý đồ nội dung của từng trang báo, số báo. Một bức ảnh lựa chọn không đúng mục đích sẽ không ăn nhập với nội dung bài báo, số báo đó.
Ảnh được sử dụng trên báo tốt nhất phải là ảnh báo chí; phải có nội dung thông tin về sự kiện, sự việc, được phản ánhmột cách khách quan, chân thực. Nói như vậy cũng có nghĩa là cần chọn những bức ảnh sống động. Hình ảnh sống động là hình ảnh phản ánh vào đúng quá trình phát triển cao trào của sự kiện, sự việc. Ảnh sống động sẽ biểu đạt được giá trị thông tin cao; nêu bật được “cái hồn” của đối tượng, sự kiện. Nhiều bức ảnh sống động sẽ tạo cho người xem có cảm giác như đang được giao lưu với nhân vật, sự kiện trong ảnh. Đây là một trong những yêu cầu bắt buộc trong sáng tạo nghệ thuật nói chung và nhiếp ảnh báo chí nói riêng.
Về bản chất, ảnh báo chí bao giờ cũng lấy con người làm trung tâm - dù có thể con người không trực tiếp xuất hiện trong ảnh. Con người trong ảnh báo chí là con người làm nên sự kiện, con người của sự kiện. Để có được bức ảnh sống động, thì sự kiện, nhân vật trong ảnh phải chân thực, không bố trí, sắp xếp bối cảnh và nhân vật. Hơn nữa, con người trong ảnh báo chí là con người hành động. Sự hoạt động của con người sẽ tạo nên sự sống động của ảnh. Sự biểu cảm của con người trong ảnh báo chí chủ yếu thông qua ngôn ngữ động tác, điệu bộ, cử chỉ của cơ thể - nếu là ảnh con người đang hoạt động. Còn với ảnh chân dung báo chí, chân dung cận cảnh thì khuôn mặt con người là nơi tạo nên sự biểu cảm rõ nét nhất; đây cũng là yếu tố tạo nên sự sống động của nhân vật.
Cũng theo tác giả cuốn “Tổ chức nội dung, thiết kế, trình bày báo in” thì trong khuôn mặt con người, những bộ phận có tên gọi bắt đầu bằng chữ cái M - trong tiếng Việt như: Mũi, Mắt, Miệng, Môi, Mày, Mi, Má, Mai, đều là những bộ phận có khả năng biểu cảm rõ nét nhất. Với thể loại ảnh chân dung, nếu các yếu tố M của nhân vật trong bức ảnh không động, thì không nên chọn ảnh đó để sử dụng.
Các nhiếp ảnh gia nổi tiếng thường cho rằng: Đã là ảnh thông tin báo chí, thì phần thông tin cơ bản, thông tin chính phải nằm ngay trong phần hình ảnh. Khi nào hình ảnh không cung cấp được cho độc giả những giá trị thông tin theo yêu cầu, thì quá lắm, nó chỉ làm được chức năng minh hoạ cho bài viết. Như vậy, cũng có nghĩa bức ảnh được chọn để sử dụng trên báo phải trả lời đầy đủ các câu hỏi: Ai, họ đang làm gì và làm việc đó như thế nào? Nếu xem bức ảnh, độc giả không thể luận ra sự kiện, sự việc con người trong ảnh là ai, thì cũng có nghĩa là phần hình ảnh không đạt yêu cầu, công chúng cũng không thể hiểu được nội dung mà hình ảnh phản ánh. Nói như vậy để thấy: