Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ sử DỤNG vốn tại CÔNG TY cổ PHẦN xây lắp điện QUẢNG NAM (Trang 76)

Cải tiến, đổi mới, quản lý chặt chẽ tài sản cố định

- Tiến hành phân loại và đánh giá lại những tài sản cũ, lạc hậu, không cần dùng để tiến hành thanh lý, nhượng bán chúng với giá tốt nhất, nhanh chóng thu hồi vốn để tái đầu tư vào TSCĐ khác.

- Mặc dù hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, cần sử dụng nhiều loại tài sản cố định, tuy nhiên tài sản cố định của công ty chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản của công ty, do đó công ty nên đầu tư mua sắm thêm máy móc thiết bị hiện đại, tân tiến nhằm tăng năng lực sản xuất cho công ty.

- Công ty cần tiến hành phân cấp quản lý TSCĐ cho các bộ phận trong nội bộ công ty. Quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn, đồng thời phải thực hiện kiểm soát, kiểm kê, phân tích hiệu quả, kết quả TSCĐ với từng cán bộ nhân viên, cần phải sử dụng TSCĐ có trách nhiệm, tiết kiệm chi phí, tránh lãng phí trên phần TSCĐ mà mình được giao. Từ đó thúc đẩy hiệu quả sử dụng TSCĐ chung của công ty. Bên cạnh đó công ty phải tiến hành thiết lập một bộ phận chuyên về lĩnh vực đánh giá trực trạng kỹ thuật, thẩm định tài sản. Như tài sản đem nhượng bán phải được đem thông báo công khai và phải tổ chức bán đấu giá. Tài sản thanh lý dưới hình thức huỷ bỏ, dỡ bỏ, hư hỏng phải tổ chức một hội đồng quản lý dưới sự điều hành trực tiếp của công ty.

- Bên cạnh đó công ty cần tăng cường hơn việc quản lý, giám sát vốn cố định, lựa chọn và xác định phương pháp khấu hao hợp lý để tránh bị ảnh hưởng của hao mòn vô hình, tiến hành mua bảo hiểm TSCĐ. Còn với TSCĐ có giá trị hao mòn vô hình lớn, công ty cần áp dụng các phương pháp khấu hao nhanh để thu hồi vốn đầu tư, đẩy nhanh tốc độ đổi mới TSCĐ mà không ảnh hưởng nhiều tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Tính toán lựa chọn đổi mới tài sản cố định một cách tối ưu để tăng năng lực sản xuất, giảm chi phí, tăng chất lượng sản phẩm.

- Trong trường hợp công ty ít có nhu cầu sử dụng một loại tài sản cố định nào đó do thời gian sản xuất ngắn, công việc có tính mùa vụ hoặc không đủ khả năng mua thì công ty có thể lựa chọn hình thức thuê máy móc thiết bị. Với việc lựa chọn hình thức thuê máy móc thiết bị công ty có thể tiết kiệm được chi phí cũng như tránh tình trạng máy móc bị hư hỏng, hao mòn khi không sử dụng trong thời gian dài.

Hàng tồn kho của công ty tuy chiếm tỷ trọng lớn tuy nhiên đây đều là những mặt hàng có thể tồn trữ trong thời gian dài và đặc biệt rất hiếm khi xảy ra tình trạng hư hỏng, thất thoát cụ thể là các thiết bị, linh kiện điện, các ống cống bê tông ly tâm,…Tuy nhiên dự trữ một lượng lớn hàng tồn kho là điều không tốt đối với công ty. Do đó công ty cần thực hiện giảm giá bán các sản phẩm này khi các sản phẩm này chứa trong kho quá lâu.

Công ty cần mở rộng thị trường, lựa chọn nhà cung cấp, Công ty cần giữ mối quan hệ lâu dài và uy tín với các nhà cung ứng trên thị trường để từ đó được hưởng chiết khấu, giảm các chi phí không cần thiết, mua hàng đúng chất lượng. Tiết kiệm chi phí lưu thông.

Ngoài ra giữ mối quan hệ với các khách hàng thân thiết, thường xuyên mua hàng với số lượng lớn hoặc hay sử dụng các dịch vụ của công ty cũng là một giải pháp quan trọng nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty, bởi việc tìm và giữ chân các khách hàng thân thiết trong những năm gần đây là rất khó khăn, đặc biệt trong thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay. Để giữ chân khách hàng công ty cần áp dụng các giải pháp sau:

 Luôn giữ liên lạc với khách hàng, email cho họ thường xuyên kèm theo những thông báo về sản phẩm mới, dịch vụ mới, chương trình khuyến mại của công ty và phải đảm bảo rằng các thông báo mà công ty đưa ra có giá trị với khách hàng.

 Làm cho khách hàng thấy rằng họ quan trọng bằng cách gửi thiệp chúc mừng vào dịp lễ tết, gửi thiệp cảm ơn tới khách hàng… Như thế khách hàng luôn cảm nhận được sự quan tâm, tôn trọng cách thân tình của bạn, kết

quả là không những giữ chân được khách hàng cũ mà công ty còn có thể có được nhiều khách hàng mới bằng những lời tiến cử của khách hàng cũ.

 Tạo ra nhiều cơ hội lựa chọn cho khách hàng: Công ty nên đưa ra nhiều sản phẩm, dịch vụ mà công ty có thể cung cấp cho khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, như thế khách hàng sẽ có nhiều cơ hội để lựa chọn hơn.

Định kỳ kiểm kê lại toàn bộ vật tư hàng hóa, vốn bằng tiền, các khoản phải thu, để xác định được số vốn lưu động hiện có, trên cơ sở đó đối chiếu với sổ sách để có hướng điều chỉnh hợp lý.

Tính toán chính xác nhu cầu vốn lưu động cho năm kế hoạch cũng như có kế hoạch sử dụng số vốn đó. Khi làm được điều này công ty cần chủ động tìm kiếm nguồn tài trợ. Muốn có nguồn vốn ổn định cho các hoạt động sản xuất kinh doanh công ty cần thường xuyên thiết lập các mối quan hệ với các đơn vị tài chính, ngân hàng, có chiến lược thu hút vốn từ ngân sách nhà nước cũng như từ nội bộ.

Một số giải pháp khác nhằm thu hồi các khoản phải thu: Thứ nhất: Đối với những khoản nợ cũ

- Đối với những khoản nợ này công ty nên thực hiện biện pháp năn nỉ, gọi điện thúc hối trả nợ mỗi ngày, ngưng giao hàng,…

- Để kiểm soát tốt công nợ từ khách hàng, công ty nên giao nhiệm vụ thu hồi nợ cho các nhân viên thị trường, nhân viên giao hàng,…Để có thể làm tốt được điều này ngay từ khâu tuyển dụng công ty nên có chính sách đãi ngộ hợp lý. Trong hợp đồng với nhân viên thu hồi nợ công ty nên quy định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi.

Ngoài mức lương cố định hàng tháng công ty nên quy định rõ mức thù lao mà nhân viên nhận được theo tỷ lệ phần trăm số nợ thu hồi được.

- Thực hiện phương thức hòa giải

Hòa giải là một phương pháp thu hồi nợ nhanh, hòa giải đặc biệt hữu ích khi doanh nghiệp muốn duy trì mối quan hệ hiện có với các bên có nợ.

Đặc biệt khi thực hiện thu hồi nợ bằng phương pháp hòa giải, sẽ tiết kiệm được thời gian và chi phí. Hòa giải là một quá trình được bảo mật. Bất kỳ trường hợp giải quyết thu hồi nợ bằng con đường tòa án hoặc các con đường khác đều được công bố công khai và trong trường hợp nếu doanh nghiệp có những mặt tiêu cực thì đây là hạn chế có thể làm tổn hại tới uy tín của công ty.

Thứ hai: Đối với những hợp đồng mới

- Khi ký hợp đồng công ty cần tìm hiểu kỹ tình hình tài chính của các chủ đầu tư xem có đủ khả năng thanh toán tiền hàng đúng hạn hay không.

- Khi làm hợp đồng ký kết cần phải ghi rõ thời hạn trả tiền, nếu đến hạn chưa thanh toán hết thì khách hàng phải chịu thêm một phần lãi suất của khoản tiền chưa thanh toán hết bằng lãi suất vay ngân hàng. Tùy theo số tiền nợ mà công ty sẽ quy định rõ thời gian được phép nợ tiền của khách hàng là bao nhiêu. Thông thường các khoản nợ mà khách hàng nợ công ty thường dao động trong phạm vi từ vài chục đến vài trăm triệu. Như vậy công ty cần phải quy định rõ:

+ Nếu khách hàng nợ dưới 100 triệu thì công ty cần quy định rõ thời gian trả nợ của khách hàng tối đa là 30 ngày. Khi hết 30 ngày mà khách hàng vẫn chưa hoàn thành việc trả nợ thì khách hàng sẽ phải chịu tiền phạt từ công ty. Tiền phạt này chính là số tiền lãi mà khách hàng phải trả thêm cho công ty trên tổng số nợ mà khách hàng nợ công ty. Công ty nên quy định rõ lãi suất tiền phạt phải cao hơn hoặc bằng lãi suất mà các ngân hàng cho vay hiện nay. Cụ thể nếu như khách hàng nợ công ty 100 triệu đồng, qua 30 ngày mà khách hàng vẫn chưa thanh toán thì vào ngày thứ 31 khách hàng sẽ phải chịu thêm tiền phạt tính trên 100 triệu cho ngày thứ 31.

Ví dụ lãi suất mà các ngân hàng cho vay hiện nay là 10%/năm. Như vậy lãi suất tính theo tháng sẽ là:

10%

= 0,833 % / tháng 12 tháng

Như vậy lãi suất theo ngày sẽ là: 0,833 %

= 0,028% / ngày 30 ngày

Số tiền khách hàng bị phạt là: 100*0,028% = 28.000 đồng

Vậy tổng số tiền mà khách hàng phải trả nếu để đến ngày thứ 31 sẽ là: 100+100*0,028% = 100,028 triệu đồng.

Cứ tiếp tục tính như thế nếu khách hàng để nợ đến ngày thứ 32,33,… + Đối với những số tiền lớn từ 100 triệu đồng trở lên, thì khoảng thời gian mà công ty cho phép khách hàng nợ là từ 60 ngày trở lên tùy thuộc vào số tiền khách hàng nợ công ty là bao nhiêu và ít nhiều phụ thuộc vào mối quan hệ làm ăn giữa công ty với khách hàng. Nếu như đó là những đối tác làm ăn lớn, lâu năm công ty cần thận trọng trong vấn đề quyết định số ngày trả nợ, công ty có thể kéo dài số ngày trả nợ hơn so với những đối tác khác để tránh tình trạng làm mất uy tín của công ty, mất đi đối tác làm ăn.

- Nếu khách hàng nợ quá hạn mà không đòi được thì Công ty sẽ gửi thư

nhắc nợ bằng chuyển phát nhanh, thư đảm bảo để chắc chắn rằng khách hàng nhận được giấy tờ và trong thời gian ngắn nhất; liên lạc với khách hàng để giải quyết vướng mắc, đẩy nhanh tiến trình. Giấy này được gởi 3 lần, với các mốc thời gian cụ thể cho khách hàng có tuổi nợ cao hơn thời gian cho phép, hẹn gặp và đến thăm khách hàng nếu thấy trao đổi qua điện thoại không hiệu quả... Nếu gặp trường hợp nợ khó đòi do khách hàng khó khăn về tài chính và xét về lâu dài khách hàng không có khả năng trả nợ thì Công ty cũng cần chấp nhận phương thức đòi nợ bằng cách chiết khấu dần, nhằm thu lại các khoản

nợ khó đòi. Nếu khó thu hồi nợ, có thể nhờ công ty chuyên thu nợ hoặc bán nợ.

0 - Để quản lý tốt khoản phải thu, phòng Tài chính - Kế toán thường xuyên theo dõi các khoản nợ đến thời hạn thanh toán, lên danh sách theo dõi xác định số nợ phải thu, đôn đốc khách hàng nợ thanh toán đúng hạn tránh tình trạng nợ nhiều lần dẫn đến nợ khó đòi, ảnh hưởng đến tình hình tài chính của Công ty. Mặt khác, đưa ra một số quyền lợi và yêu cầu đối với từng loại khách hàng.

- Với những khách hàng quan hệ làm ăn ổn định và lâu dài với Công ty cần có những biện pháp giữ mối quan hệ như giảm giá, trích phần trăm cho khách hàng, Công ty nên sử dụng chính sách cho nợ gối đầu nghĩa là khi khách hàng muốn mua đơn hàng tiếp theo thì phải thanh toán hết khoản nợ của đơn hàng trước.

Việc duy trì khoản nợ phải thu hợp lý, sao cho rủi ro ít nhất, doanh thu cao nhất sẽ là giải pháp thích hợp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, muốn vậy phải đẩy nhanh công tác thu hồi vốn. Đó cũng là một trong những biện pháp đem đến hiệu quả. Vì thu hồi vốn nhanh làm cho vòng quay vốn lưu động tăng, vốn lưu động sử dụng ít, vay vốn ngân hàng ít thì chi phí lãi vay ít.

KẾT LUẬN



Trong thời kỳ toàn cầu hóa và khu vực hóa thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là rất khốc liệt, chính vì vậy để tồn tại và phát triển trên thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng nỗ lực để vươn lên, nắm bắt những cơ hội kinh doanh. Do đó việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trở thành điều kiện tất yếu mà các doanh nghiệp cần phải chú trọng và quan tâm tới.

Trong những năm qua công ty cổ phần xây lắp điện Quảng Nam đã luôn chú trọng đầu tư cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, từ kết quả kinh doanh qua những năm qua ta thấy công ty luôn làm ăn có lãi, tuy nhiên lợi nhuận chưa thực sự tương xứng với tiềm năng của công ty hiện nay. Do đó trong thời gian tới đòi hỏi công ty phải nỗ lực nhiều hơn nữa từ chính bản thân công ty, đồng thời tranh thủ được sự chỉ đạo, hỗ trợ của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các ban ngành có liên quan để đạt được hiệu quả cao trong sử dụng vốn, trong sản xuất, kinh doanh, đưa đơn vị phát triển bền vững về mọi mặt.

Bài khóa luận tốt nghiệp của em lần này được hoàn thành trên cơ sở những lý thuyết mà em đã được học ở trường cùng với số liệu của công ty. Tuy nhiên với lượng kiến thức còn hạn chế, kinh nghiệm phân tích chưa chuyên sâu sẽ không tránh khỏi sự thiếu sót, em mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ thầy cô để bài khóa luận được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS Phạm Văn Dược (2009), Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB lao động.

2. PGS.TS Bạch Đức Hiển (2008), Giáo trình tài chính doanh nghiệp, NXB tài chính.

3. PGS.TS Nguyễn Minh Kiều (2012), Tài chính doanh nghiệp căn bản, NXB lao động xã hội.

4. PGS.TS Hà Thanh Việt (2011), Bài giảng nhập môn tài chính tiền tệ, tài liệu lưu hành nội bộ.

5. PGS.TS Hà Thanh Việt (2013), Quản trị tài chính doanh nghiệp thực

hành –tập 1, NXB đại học kinh tế quốc dân.

6. www.luanvan.net.vn 7. www.tailieuonline.com.vn 8. www.zbook.vn

PHỤ LỤC

1. Bảng cân đối kế toán của công ty cổ phần xây lắp điện Quảng Nam giai đoạn 2011-2014

2. Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty cổ phần xây lắp điện Quảng Nam giai đoạn 2012-2014

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Bảng CĐKT của công ty cổ phần xây lắp điện Quảng Nam giai đoạn 2011-2014 TÀI SẢN Năm 2011 VNĐ Năm 2012 VNĐ Năm 2013 VNĐ Năm 2014 VNĐ A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 65.033.607.610 64.119.753.259 60.272.043.602 67.663.971.153

I. Tiền và các khoản tương

đương tiền 8.307.143.092 8.505.030.593 7.011.895.671 10.654.175.619

1. Tiền 8.307.143.092 8.505.030.593 7.011.895.671 10.654.175.619 2. Các khoản tương đương tiền

II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

III. Các khoản phải thu ngắn

hạn 21.516.946.930 20.134.467.396 20.328.952.141 19.923.652.498

1. Phải thu khách hàng 14.096.993.548 10.960.365.615 14.033.782.879 12.455.970.473 2. Trả trước cho người bán 4.325.076.139 5.014.116.778 4.080.252.382 5.123.846.778 3. Các khoản phải thu khác 5.327.453.918 6.246.495.497 3.257.626.063 3.371.038.931 4. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (2.232.576.669) (2.013.444.517) (1.532.893.577) (1.027.203.689) IV. Hàng tồn kho 32.536.327.005 32.360.641.880 30.784.943.260 35.938.809.446 1. Hàng tồn kho 34.574.302.189 34.256.648.990 33.683.101.780 39.098.309.440 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (2.037.975.184) (1.896.007.110) (2.898.158.520) (3.159.500.000) V. Tài sản ngắn hạn khác 2.673.190.589 3.119.613.387 2.146.252.529 1.147.333.610 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 1.574.302.986 1.712.792.107 1.042.897.529 545.553.610 2. Thuế và các khoản khác phải

thu Nhà nước

3. Tài sản ngắn hạn khác 1.098.887.603 1.406.821.280 1.103.355.000 601.780.000

B. TÀI SẢN DÀI HẠN 8.401.423.558 8.582.175.674 7.200.440.492 9.126.020.565

I. Các khoản phải thu dài hạn

II. Tài sản cố định 5.623.109.333 5.614.337.790 5.047.958.385 5.210.027.180

1. Tài sản cố định hữu hình 4.900.442.759 5.160.237.021 4.471.067.276 4.698.347.270 Nguyên giá 2.019.337.408 2.710.580.243 2.288.899.929 2.358.667.244 Giá trị hao mòn lũy kế (2.881.105.351) (2.449.656.778) (2.182.167.347) (2.339.680.026) 2. Tài sản cố định vô hình

3. Chi phí xay dựng cơ bản dở

III. Bất động sản đầu tư IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn

V. Tài sản dài hạn khác 2.778.314.225 2.967.837.884 2.152.482.107 3.915.993.385

1. Chi phí trả trước dài hạn 1.222.019.354 1.267.857.864 1.162.682.806 2.251.799.358 2. Tài sản dài hạn khác 1.545.653.221 1.699.980.020 989.799.301 1.664.194.027

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ sử DỤNG vốn tại CÔNG TY cổ PHẦN xây lắp điện QUẢNG NAM (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w