trong thanh toán
Các khoản phải thu của Công ty chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn lưu động điều này cho thấy nguồn vốn của Công ty đang bị chiếm dụng cao, khả năng thu hồi nợ của Công ty chưa tốt. Bên cạnh đó các khoản nợ của khách hàng này làm cho công ty mất đi một số vốn lưu động đáng kể đưa vào kinh doanh. Vì vậy công ty nên tích cực hơn trong việc thu hồi các khoản nợ bị khách hàng chiếm dụng nhằm thu hồi vốn cho chu kỳ sản xuất kinh doanh tiếp theo, đồng thời có vốn để thanh toán cho các khoản nợ mà công ty đang gặp phải đặc biệt là các khoản nợ nhà nước.
• Cơ sở thực hiện giải pháp
Chiết khấu thanh toán: Là khoản tiền người bán giảm trừ cho người mua, do người mua thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn theo hợp đồng.
Đối với công ty, khi khách hàng chưa thanh toán nợ cho công ty tức là công ty đang bị họ chiếm dụng vốn. Nếu không bị chiếm dụng vốn thì công ty có thể sử dụng khoản tiền đó để đầu tư sinh lợi. Khi công ty đưa ra chính sách chiết khấu thanh toán hấp dẫn sẽ thúc đẩy khách hàng nhanh chóng trả nợ cho công ty trong thời gian quy định để được hưởng khoản chiết khấu này.
• Nội dung thực hiện giải pháp
Tỷ lệ chiết khấu thanh toán mà công ty đặt ra phải đảm bảo lợi ích cho công ty và khách hàng, giả sử tỷ lệ này công ty đặt ra trong năm 2015 là x%.
Doanh thu dự kiến năm 2015 của công ty là 64.300 triệu đồng, giả sử khoản phải thu năm 2015 tăng 10% so với năm 2014. Ta có:
64.300
VQKPT2015 = = 2,93(vòng) 19.923,65*1,1
Số ngày trong năm
Kỳ thu tiền bình quân2015=
= 360 / 2,93 = 122,7 ngày xấp xỉ 123 ngày
Trong năm 2015 thì công ty muốn phấn đấu đạt kỳ thu tiền bình quân là 108 ngày tức là công ty muốn tăng số vòng quay khoản phải thu lên 3,33 vòng/năm bằng cách thực hiện hình thức chiết khấu thanh toán, khi đó khoản phải thu bình quân sẽ là :
Khoản phải thu bình quân = 64.300/3,33 = 19.290 triệu đồng.
Như vậy nếu công ty thực hiện chính sách chiết khấu x% cho khách hàng để đạt số ngày thu tiền bình quân là 108 ngày thì khoản phải thu của công ty sẽ giảm một khoản là:
19.923,65*1,1 – 19.290 = 2.626,015 triệu đồng
Bảng 3.1: Bảng so sánh các chỉ tiêu trước và sau khi thực hiện giải pháp Chỉ tiêu Đơn vị
tính
Không chiết khấu
Chiết khấu Chênh lệch
Doanh thu Trđ 64.300 64.300
Khoản phải thu bình quân Trđ 21.916 19.290 2.626,015 Kỳ thu tiền bình quân Ngày 123 108 -15 Vòng quay KPT Vòng 2,93 3,33 0,4
(Bảng CĐKT và BCKQKD của công ty giai đoạn 2012-2014)
Khi thực hiện chiết khấu thanh toán cho khách hàng như vậy công ty sẽ giảm được số tiền vay ngân hàng là 2.626,015 triệu đồng, tức là công ty sẽ giảm được số tiền lãi phải thanh toán cho ngân hàng do vay nợ số tiền trên đồng thời công ty sẽ tạo ra được nhiều lợi nhuận hơn từ việc sử dụng số tiền trên cho kinh doanh.
Gỉa sử hiện nay các ngân hàng cho vay với lãi suất 10%/năm:
Như vậy lợi nhuận thu được từ khoản chi phí sử dụng cho số tiền vay ngân hàng là: 2.626,015*10% = 262,602 triệu đồng.
Gỉa sử tỷ suất sinh lợi trên tài sản ngắn hạn của công ty năm 2015 không thay đổi so với năm 2014: 4001/67.663,97 = 5,91%
Lợi nhuận thu được từ số tiền khách hàng thanh toán sớm cho doanh nghiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh là:
2.626,015 * 5,91% = 155,197 triệu đồng
Vậy tổng lợi nhuận thu được khi sử dụng số tiền thu được từ khách hàng trả sớm vào hoạt động sản xuất kinh doanh là:
262,602 + 155,197 = 417,799 triệu đồng
Để áp dụng chính sách chiết khấu thanh toán thì lợi nhuận của công ty thu được phải lớn hơn chi phí chiết khấu thanh toán hay nói cách khác:
Lợi nhuận thu được > Doanh thu*x% ⇔ 417,799 > 64.300*x% ⇔ X% < 0,65%
Tuy nhiên về phía khách hàng, giả sử số tiền khách hàng thanh toán công ty sớm hơn 15 ngày họ phải vay ngắn hạn ngân hàng cùng với lãi suất 0,028%/ngày. Như vậy lãi suất mà họ phải trả cho số tiền đó trong 15 ngày là: 0,028*15 = 0,42%.
Như vậy để khách hàng chấp nhận thanh toán sớm tiền cho công ty thì công ty phải áp dụng chiết khấu thanh toán cho khách hàng phải lớn hơn lãi suất đi vay mà họ phải trả tức là x >0,42%. Tuy nhiên để công ty không bị lỗ trong việc thực hiện chiết khấu thanh toán thì x<0,65%.
Do đó khi công ty áp dụng chính sách chiết khấu thanh toán với tỷ lệ x % với 0,42% < x <0,65% thì cả công ty và khách hàng đều có lợi.
Gỉa sử chi phí chiết khấu lúc này là 0,5% thì chi phí chiết khấu lúc này là:
Chi phí chiết khấu = Doanh thu *x% = 64.300% 0,5% = 321,5 triệu đồng.
• Kết quả sau khi thực hiện giải pháp
- Rút ngắn kỳ thu tiền bình quân xuống còn 108 ngày - Giảm được các khoản phải thu bị khách hàng chiếm dụng
hồi được công ty đầu tư vào mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, đầu tư mua sắm maý móc thiết bị hay nghiên cứu đầu tư vào các dự án có khả năng sinh lời cao hơn.
Tuy nhiên, biện pháp này còn phụ thuộc rất nhiều vào khách hàng, vì vậy Công ty cần có đội ngũ nhân viên kinh doanh có trình độ chuyên môn, có khả năng giao tiếp tốt, nắm biết được tâm lý để thỏa thuận với khách hàng về mức chiết khấu hợp lý nhằm thỏa mãn lợi ích khách hàng, đồng thời đem lại hiệu quả cho Công ty.