Kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2012-2014

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ sử DỤNG vốn tại CÔNG TY cổ PHẦN xây lắp điện QUẢNG NAM (Trang 29)

Bảng 2.1. Các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận, chi phí của công ty giai đoạn 2012-2014 Năm Chỉ tiêu 2012 (Trđ) 2013 (Trđ) 2014 (Trđ) So sánh 13/12 So sánh 14/13 +/- % +/- % Doanh thu bán hàng & cc dịch vụ 60.489 58.685 62.311 -1.804 -2,98 3.626 6,18 Các khoản giảm trừ doanh thu 458 256 616 -202 -44,10 360 140,63

Gía vốn hàng bán 40.986 41.679 40.988 693 1,69 -691 -1,66 Chi phí tài chính 4.161 4.197 4.015 36 0,87 -182 -4,34 Chi phí bán hàng 7.347 8.321 9.910 974 13,26 1.589 19,10 Chi phí QLDN 5.095 5.379 5.903 284 5,57 524 9,74 LN thuần 5.852 2.263 4.802 -3.589 -61,33 2.539 112,20 LNST 4.788 3.668 4.001 -1.120 -30,53 333 8,32

(Nguồn: BCKQKD của công ty giai đoạn 2012-2014)

Qua bảng 2.1 ta thấy doanh thu, chi phí và lợi nhuận sau thuế của công ty đều biến động liên tục qua 3 năm 2012-2014. Năm 2014 công ty đạt doanh thu thuần cao nhất trong ba năm phân tích tuy nhiên lợi nhuận sau thuế lại thấp hơn so với năm 2012.

Để hiểu rõ sự biến động của từng khoản mục cũng như nguyên nhân dẫn đến sự biến động đó ta phân tích cụ thể từng khoản mục.

Doanh thu

Nhận xét: Nhìn vào bảng 2.1 ta thấy các khoản giảm trừ doanh thu của công ty chiếm tỷ trọng nhỏ so với doanh thu bán hàng và cung ứng dịch vụ, do đó không có sự chênh lệch đáng kể giữa doanh thu bán hàng & cung cấp dịch vụ và doanh thu thuần. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty năm 2012 là 60.489 triệu đồng, năm 2013 giảm 1.804 triệu đồng so với năm 2012 tức là giảm 2,98% xuống chỉ còn 58.685 triệu đồng. Qua năm 2014 chỉ tiêu này là 62.311 triệu đồng tăng 3.626 triệu đồng so với năm 2013 tức là tăng 6,18%. Mặc dù các khoản giảm trừ doanh thu năm 2013 giảm 44,10% so với năm 2012, tuy nhiên doanh thu thuần của công ty năm 2013 lại giảm 2,67% so với năm 2012, nguyên nhân là do năm 2013 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 2,98% so với năm 2012. Qua năm 2014, các khoản giảm trừ doanh thu tăng đến 140,63% so với năm 2013, tức là tăng 360 triệu đồng, mặc dù các khoản giảm trừ doanh thu tăng mạnh, tuy nhiên chỉ tiêu này lại chiếm một tỷ trọng nhỏ so với doanh thu bán hàng và cung cấp

dịch vụ, do vậy chỉ tiêu các khoản giảm trừ doanh thu tăng mạnh năm 2014 tuy nhiên doanh thu thuần của công ty năm 2014 vẫn tăng 3.266 triệu đồng so với năm 2013 tức là tăng 5,59%.

Những biến động trên là do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đối với nền kinh tế Việt Nam. Nhiều năm khi khủng hoảng đi qua kinh tế Việt Nam dường như tăng trưởng khá chậm, vào thời điểm năm 2012- 2014, tăng trưởng kinh tế vẫn chưa thể phục hồi, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bất ổn khi lạm phát và lãi suất cho vay cao, nợ xấu trở nên nhức nhối, thu nhập tăng chậm và đời sống của người dân thì khó khăn, giá cả đầu vào tăng, sức mua sụt giảm,…

Là những đối tượng trực tiếp chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty cổ phần xây lắp điện Quảng Nam nói riêng khó tránh khỏi những tác động của cuộc khủng hoảng này.

Chi phí

Nhìn vào bảng 2.1 ta có thể thấy giá vốn hàng bán của công ty tăng nhẹ vào năm 2013, tăng 1,69% so với năm 2012 lên 41.679 triệu đồng và giảm nhẹ vào năm 2014 giảm 1,66% xuống chỉ còn 40.988 triệu đồng. Gía vốn hàng bán của công ty qua ba năm tuy có sự biến động nhưng không đáng kể.

Cùng xu hướng với giá vốn hàng bán, chi phí tài chính của công ty tăng nhẹ vào năm 2013, tăng 0,87% so với năm 2012 và giảm vào năm 2014, giảm 4,34% so với năm 2013. Chi phí tài chính năm 2013 tăng nhẹ là do phát sinh thêm các khoản chi phí như chi phí giao dịch, chi phí thanh toán chậm do công ty chậm thanh toán tiền cho bên đối tác.

Về chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty lại có biến động không tốt khi liên tục tăng qua các năm đặc biệt là chi phí bán hàng. Cụ thể, chi phí bán hàng năm 2013 tăng 974 triệu đồng so với năm 2012 tương ứng tăng 13,26%, qua năm 2014 con số này tiếp tục tăng lên 19,10% so với năm 2013, tăng đến 1.589 triệu đồng, đây là một con số khá

lớn. Về chi phí quản lý doanh nghiệp tuy tốc độ tăng chậm hơn so với chi phí bán hàng nhưng vẫn rất lớn, năm 2013 tăng 5,57% so với năm 2012 và năm 2014 tăng 9,74% so với năm 2013. Qua các con số trên cho thấy công ty quản lý không tốt chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, điều này ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của công ty và ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh của công ty về sau. Do đó trong tương lai công ty cần phải có những giải pháp thích hợp nhằm quản lý chặt chẽ, giảm chi phí hoạt động của công ty xuống mức thấp nhất có thể để hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận hoạt động của công ty. Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng hạ chi phí nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng sản phẩm dịch vụ mà công ty cung ứng.

Lợi nhuận

Nhìn chung hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đạt hiệu quả tốt khi kết quả kinh doanh của công ty qua các năm đều có lãi ở mức tương đối cao. Tuy nhiên điều cần chú ý ở đây là lợi nhuận của công ty không ổn định qua các năm.

Trong ba năm thì năm 2012 đạt mức lợi nhuận cao nhất,thậm chí gấp 2,6 lần so với năm 2013, cụ thể về lợi nhuận thuần năm 2012 đạt khoảng 5.852 triệu đồng, qua năm 2013 lợi nhuận thuần chỉ đạt khoảng 2.263 triệu đồng, giảm 3.589 triệu đồng so với năm 2012 tức giảm đến 61,33%. Nguyên nhân ở đây là do năm 2013 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty giảm 2,98% so với năm 2012, mặc khác chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2013 cũng tăng so với năm 2012, tương ứng là 13,26% và 5,57%. Chính những điều này là nguyên nhân chính dẫn đến lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2013 giảm mạnh so với năm 2012.

Qua năm 2014 LN thuần đã tăng lên đáng kể so với năm 2013 tăng khoảng 2.539 triệu đồng tức tăng 112,2%, mặc dù con số này vẫn còn thấp so với năm 2012 nhưng đây là một dấu hiệu tốt đối với công ty, chứng tỏ công ty đã có những giải pháp thích hợp nhằm hạ chi phí sản xuất, giúp giảm giá vốn tăng lợi nhuận.

Lợi nhuận thuần năm 2013 giảm mạnh so với năm 2012, do vậy lợi nhuận sau thuế năm 2013 cũng giảm so với năm 2013, tuy nhiên sự chệnh lệch này cũng giảm đi đáng kể do vào năm 2013 công ty có một khoản thu nhập lớn từ thanh lý, nhượng bán các tài sản cố định, mặc dù chi phí liên quan đến các hoạt động này lớn tuy nhiên lợi nhuận khác mà công ty thu về trong năm này cũng đạt hơn 2,6 tỷ đồng, do đó góp phần đáng kể vào việc làm tăng lợi nhuận của công ty trong năm 2013. Năm 2014 là một năm tăng trưởng nhanh đối với công ty khi doanh thu thuần tăng 112,2% so với năm 2013, điều này dẫn đến lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2014 cũng tăng so với năm 2013, tăng 333 triệu đồng tương ứng 8,32%.

2.2. Hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần xây lắp điện Quảng Nam 2.2.1. Phân tích biến động quy mô nguồn vốn và cơ cấu vốn của công ty 2.2.1.1. Phân tích biến động quy mô nguồn vốn

Mục đích phân tích tình hình biến động về nguồn vốn và sử dụng vốn nhằm đánh giá xu hướng thay đổi cơ cấu tài sản của doanh nghiệp theo tốt hay xấu hơn; nguồn vốn biến động theo hướng giảm hay gia tăng rủi ro; vốn vay của ngân hàng tăng lên trong kỳ được dùng vào những mục đích nào, hoặc doanh nghiệp có thể trả nợ vay ngân hàng từ những nguồn nào.

Thông qua phân tích diễn biến của nguồn vốn và sử dụng vốn ta thấy được tài sản tăng lên trong kỳ được hình thành bởi những nguồn nào và việc sử dụng các nguồn này vào những mục đích gì. Đồng thời qua đó các nhà tài trợ vốn cũng thấy được nguồn vốn của mình có được sử dụng đúng mục đích không.

Tình hình biến động của nguồn vốn và sử dụng vốn của công ty giai đoạn 2012 – 2013

Bảng 2.2: Bảng kê nguồn vốn và sử dụng vốn năm 2013

Sử dụng vốn Số tiền( Trđ) Tỷ trọng (%)

I. Tăng tài sản 194,48 2,4

1.Các khoản phải thu ngắn hạn 194,48 2,4

1. Vay và nợ ngắn hạn 3.489,23 43,13

2. Phải trả người bán 1.763,62 21,80

3. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 147,85 1,83 4. Các khoản phải trả phải nộp ngắn hạn khác 2.098,23 25,94

5. Qũy khen thưởng phúc lợi 221,73 2,74

6. Phải trả dài hạn khác 175,04 2,16 Tổng cộng sử dụng vốn 8.090,18 100 Nguồn vốn Số tiền(trđ) Tỷ trọng(%) I.Giảm tài sản 5.413,94 66,92 1.Tiền 1.493,14 18,46 2. Hàng tồn kho 1.575,70 19,48 3. Tài sản ngắn hạn khác 973,36 12,03 4.Tài sản cố định 566,38 7,00 5.Tài sản dài hạn khác 805,36 9,95 II.Tăng nguồn vốn 2.676,24 33,08

1.Người mua trả tiền trước 1.182,20 14,61

2. Phải trả người lao động 398,41 4,92

3. Vốn đầu tư của CSH 935,02 11,56

4. Qũy đầu tư phát triển 24,41 0,30

5. Qũy dự phòng tài chính 136,20 1,68

Tổng cộng nguồn vốn 8.090,18 100

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán giai đoạn 2012-2013)

Nhận xét:

Năm 2013 công ty cổ phần xây lắp điện Quảng Nam đã sử dụng vốn cho các mục đích chủ yếu sau:

Trả nợ vay ngắn hạn 3.489,23 triệu đồng, chiếm 43,13% tổng vốn sử dụng trong kỳ, trả nợ cho người bán 1.763,62 triệu đồng chiếm 21,80% tổng vốn sử dụng trong kỳ, trả các khoản phải trả phải nộp ngắn hạn khác trong kỳ 2.098,23 triệu đồng (25,94%),...Bên cạnh đó công ty còn sử dụng vốn vào việc tăng các khoản phải thu ngắn hạn với số tiền 194,48 triệu đồng chiếm 2,4% tổng nhu cầu sử dụng vốn, bên cạnh đó công ty còn sử dụng vốn vào

việc trả nợ thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước, trả các khoản nợ dài hạn,…Các khoản này chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng nhu cầu sử dụng vốn của công ty.

Để tài trợ cho các mục đích sử dụng vốn trên công ty đã sử dụng các nguồn vốn sau: sử dụng tiền tại quỹ của công ty là 1.493,14 triệu đồng, tài trợ được 18,46% tổng mức sử dụng vốn, giảm hàng tồn kho 1.575,7 triệu đồng(19,48), giảm tài sản ngắn hạn khác 973,36 triệu đồng tài trợ được 12,03% tổng nhu cầu sử dụng vốn, sử dụng nguồn vốn do người mua trả tiền trước chiếm 14,61%, sử dụng nguồn tiền do thanh lý tài sản cố định 566,38 triệu đồng tài trợ được 7% tổng mức sử dụng vốn...Ngoài ra để tài trợ cho nhu cầu sử dụng vốn thì công ty còn sử dụng quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính,…

Như vậy có thể thấy trong năm 2013 công ty đã sử dụng vốn cho các nhu cầu trả các khoản nợ của công ty đặc biệt là các khoản vay và nợ ngắn hạn, các khoản còn nợ người bán,...Việc giải quyết các khoản nợ đến hạn của công ty là một việc làm cần thiết đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay, làm tăng uy tín của công ty đối với các đối tác làm ăn, nhờ vậy tạo điều kiện thuận lợi cho công ty nếu muốn vay nợ thêm, hoặc muốn được cung cấp chính sách tín dụng thương mại từ người bán.

Tình hình biến động nguồn vốn và sử dụng vốn giai đoạn 2013-2014

Bảng 2.3. Bảng kê nguồn vốn và sử dụng vốn năm 2014 Sử dụng vốn Số tiền (Trđ) Tỷ trọng (%) I. Tăng tài sản 10.721,73 89,67 1.Tiền 3.642,28 30,46 2. Hàng tồn kho 5.153,87 43,10 3. Tài sản cố định 162,07 1,36 4. Tài sản dài hạn khác 1.763,51 14,75 II.Giảm nguồn vốn 1.234,94 10,33

2. Qũy đầu tư phát triển 263,45 2,20

3. Qũy dự phòng tài chính 252,53 2,11

Tổng cộng sử dụng vốn 11.956,67 100

Nguồn vốn Số tiền(trđ) Tỷ trọng(%)

I.Giảm tài sản 1.404,22 11,74

1.Các khoản phải thu ngắn hạn 405,30 3,39

2. Tài sản ngắn hạn khác 998,92 8,35

II.Tăng nguồn vốn 10.552,48 88,26

1.Vay và nợ ngắn hạn 2.079,97 17,40

2. Phải trả người bán 2.828,38 23,66

3. Người mua trả tiền trước 2.393,52 20,02

4. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 831,73 6,96

5. Các khoản phải trả phải nộp ngắn hạn khác 1.804,40 15,09

6. Qũy khen thưởng phúc lợi 193,75 1,63

7. Phải trả dài hạn khác 264,76 2,21

8. Vốn đầu tư của CSH 155,97 1,30

Tổng cộng nguồn vốn 11.956,67 100

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán giai đoạn 2013-2014)

Nhận xét:

Trong năm 2014 công ty sử dụng vốn vào các mục đích chủ yếu sau: tăng thêm tiền với 3.642,28 triệu đồng chiếm 30,46% tổng nhu cầu sử dụng vốn, đặc biệt trong năm này công ty đã dự trữ thêm rất nhiều hàng tồn kho chiếm đến 43,10% tổng nhu cầu sử dụng vốn của công ty, với số tiền lên đến 5.153,87 triệu đồng. Ngoài ra trong năm 2014 công ty còn sử dụng vốn cho các mục đích sau: trả tiền công cho người lao động chiếm trên 6% tổng nhu cầu sử dụng vốn, tăng thêm tài sản dài hạn khác chiếm gần 15% tổng nhu cầu sử dụng vốn,...

Để có thể tài trợ cho các mục đích sử dụng vốn trên công ty đã sử dụng vốn từ các nguồn sau: Thu hồi các khoản phải thu ngắn hạn và từ các tài sản ngắn hạn khác, từ hai nguồn này tài trợ được gần 12% tổng mức sử dụng vốn,

ngoài ra công ty đã tiến hành vay nợ ngắn hạn thêm 2.079,97 triệu đồng tài trợ được 17,4 % tổng nhu cầu sử dụng vốn của công ty, nhờ giải quyết được các khoản nợ đến hạn năm 2013, do đó công ty đã được người bán cung cấp chính sách tín dụng thương mại, nhờ đó công ty đã chiếm dụng được 2.828,38 triệu đồng (23,66%) đây là một khoản tài trợ lớn cho nhu cầu sử dụng vốn của công ty trong năm này. Không những chiếm dụng được vốn của người bán công ty đã sử dụng một số tiền rất lớn từ khoản ứng trước của người mua, số tiền này tài trợ được đến 20% tổng nhu cầu sử dụng vốn của công ty. Ngoài những nguồn trên công ty đã sử dụng thêm vốn từ các nguồn sau: vốn đầu tư của chủ sở hữu, phải trả dài hạn khác, phải trả phải nộp khác,..

Như vậy có thể thấy trong năm 2014, công ty rất chú trọng đầu tư vào tài sản của công ty, cụ thể ở đây là công ty đã dự trữ thêm rất nhiều tiền và hàng tồn kho, đặc biệt mức dự trữ hàng tồn kho là rất lớn. Một mức dự trữ hàng tồn kho và tiền lớn có thể đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của công ty được diễn ra suôn sẻ, tuy nhiên dự trữ nhiều tiền sẽ làm mất đi chi phí cơ hội mà công ty có thể có được, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của công ty.

2.2.1.2. Phân tích cơ cấu vốn của công ty CP xây lắp điện Quảng Nam

Phân tích cơ cấu nguồn vốn

Bảng 2.4. Cơ cấu nguồn vốn của công ty giai đoạn 2012-2014 Chỉ Tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Giá trị

(triệu đồng) % (triệu đồng)Giá trị % (triệu đồng)Giá trị %

Vốn CSH 38.302 52,68 39.392 58,38 39.032 50,83

Nợ phải trả 34.400 47,32 28.080 41,62 37.758 49,17

Tổng nguồn vốn 72.702 100 67.472 100 76.790 100

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của công ty 2012-2014) )

Nhìn chung công ty có tỷ trọng vốn chủ sở hữu lớn hơn so với nợ phải trả trong tổng nguồn vốn của công ty, cụ thể, trong năm 2012 tổng nguồn vốn của công ty là 72.702 triệu đồng trong đó vốn chủ sở hữu chiếm 52,68% và nợ phải trả chiếm 47,32%. Qua năm 2013 tổng vốn của công ty giảm so với

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ sử DỤNG vốn tại CÔNG TY cổ PHẦN xây lắp điện QUẢNG NAM (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w