Cơ cấu lao động theo độ tuổi và giới tính.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ LAO ĐỘNG VÀ VIỆC SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG KHÁCH SẠN (Trang 26 - 30)

Khi một đối tượng muốn quan tâm tới sự tồn tại và phát triển của một khách sạn thì tiêu thức về độ tuổi và kết cấu độ tuổi, giới tính lao động trong khách sạn cũng là một tiêu thức hết sức quan trọng. Đặc biệt là những người lãnh đạo trong khách sạn là người chỉ đạo chủ chốt, chính vì vậy độ tuổi và giới tính cũng rất quan trọng. Những người lãnh đạo không nên có độ tuổi quá trẻ vì ở độ tuối này người lãnh đạo sẽ thiếu tự tin, thiếu kinh nghiệm cả trong công việc cũng như trong cuộc sống nên dễ đưa ra những quyết định thiếu chính xác gây ra hậu quả nghiêm trọng cho khách sạn.

Người lãnh đạo phải là người có kinh nghiệm, đã từng đối mặt với những khó khăn và thách thức trong kinh doanh, linh hoạt trong quá trình giải quyết các vấn đề phát sinh phức tạp. Hơn thế nữa người lãnh đạo khách sạn phải là người làm việc chí công vô tư, là người có đạo đức và xem xét mọi vấn đề theo các chiều hướng khác nhau để tìm ra được nguyên nhân sâu xa cũng như các biện pháp hữu hiệu nhất để giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến con người cũng như công việc kinh doanh của khách sạn.

Là một khách sạn kinh doanh dịch vụ du lịch thì đối tượng lao động trong khách sạn không nên có kết cấu độ tuổi cao mà phải là đội ngũ lao động trẻ. Bởi vì yêu cầu và đặc điểm của công việc đòi hỏi người lao động phải có sức khoẻ, dẻo dai bền bỉ, linh hoạt, sáng tạo trong công việc. Vì vậy kết cấu lao động treo giới tính và độ tuổi cũng ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh của khách sạn.

Ngoài ra việc đánh giá lao động theo độ tuổi và giới tính còn có ý nghĩa quan trọng, qua đó để xác định phân công công việc cho phù hợp với từng độ tuổi. Dựa vào việc đánh giá sẽ có một tư liệu cung cấp cho người quản lý khách sạn biết được thực trạng về độ tuổi lao động toàn khách sạn để từ đó có biện pháp tăng, giảm hay thay đổi cho phù hợp nhằm sử dụng lao động có hiệu quả và tạo điều kiện cho khách sạn hoạt động tốt hơn.

Bảng 2.7: Bảng cơ cấu lao động theo giới tính và độ tuổi năm 2007 -2008

STT Năm Năm Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Số lượng (người) % Số lượng (người) % 1 Tổng số lao động 34 100 44 100 2 Giới tính Nam 12 35,3 20 45,45 Nữ 22 64,7 24 54,55 3 Độ tuổi Từ 18 -35 tuổi 22 64,7 32 72,73 Từ 36 -45 tuổi 9 26,47 9 20,45 Trên 45 tuổi 3 8,83 3 6,82

(Nguồn: Phòng hành chính -Tổng hợp)

Qua bảng đánh giá lao động theo độ tuổi và giới tính ở trên ta thấy rằng số lao động nữ cả năm 2007 và năm 2008 đều chiếm tỉ trọng lớn hơn số lao động nam. Cụ thể là trong năm 2007, số lao động nữ chiếm 64.7% tương ứng với 22 người, số lao động nam chiếm 35.3% tương ứng với 12 người. Năm 2008 số lao động nữ là 24 người chiếm 54.55% trong tổng số lao động, số lao động nam là 20 người chiếm 45.45% trong 44 người. Như vậy hiện nay số lao động nữ hơn số lao động nam là 9,1%. Đây là một tỉ lệ tương đối phù hợp với tỉ lệ phổ biến chung tại các khách sạn.

Trong các khách sạn ở nước ta thì tỉ lệ nữ cao hơn so với nam giới, họ phục vụ trong hầu hết các bộ phận khác nhau của khách sạn, nhưng chủ yếu tập trung ở bộ phận lễ tân, bàn, buồng. Mật độ nam giới tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực kỹ thuật, quản trị gia, bộ phận bar, bảo vệ. Điều đó chứng tỏ hiện nay khách sạn bố trí cán bộ công nhân viên như vậy là hợp lý, phù hợp với đặc điểm sinh lý, khả năng lao động của mọi người và phù hợp với loại hình kinh doanh của khách sạn. Nhưng do sự biến động không ngừng của thị trường đòi hỏi khách sạn phải tìm ra giải pháp tối ưu hơn nữa đối với vấn đề lao động cho khách sạn để tìm được hiệu quả cao hơn trong kinh doanh. Ví dụ như nhân viên kế toán, nhân viên bàn.. không nhất thiết phải là nữ giới mà cả nam giới cũng đảm nhận được công việc này nếu họ có kiến thức chung tốt, có chuyên môn nghiệp vụ cao, linh hoạt, năng động và sáng tạo.

Về độ tuổi, số lao động từ 18 đến 35 của khách sạn năm 2007 chiếm một tỉ lệ tương đối cao, 64.7% tương ứng với 22 người trong tổng số 34 người. Số lao động ở độ tuổi 35 đến 45 là 9 người tương ứng với 26.47%. Còn số lao động có độ tuổi cao, trên 45 tuổi chỉ chiếm 8.83%. Như vậy về số lượng thì số lao động trẻ tại khách sạn năm 2007 gần gấp đôi số lao động lớn tuổi. Tuy nhiên số lao động sắp bước vào độ tuổi 35 cũng tương đối nhiều. Điều này cho thấy vào thời điểm đó thì đội ngũ lao động của khách sạn còn sung sức, nhưng trong những năm sau đó lại là sự báo động, có khả năng hẫng hụt khoảng cách khá xa

về lứa tuổi, trình độ chuyên môn, bản lĩnh kinh doanh của đội ngũ nhân viên sẽ tuyển mới sau này.

Nhưng đến năm 2008 thì cơ cấu lao động theo độ tuổi có những thay đổi tích cực hơn. Số lượng lao động trong độ tuổi từ 18 đến 35 tuổi chiếm 72.73% tương ứng với 32 người trong tổng số 44 nhân viên của khách sạn. Đây là lao động trẻ có sức khoẻ dẻo dai, có tinh thần nhiệt tình với công việc nhưng kinh nghiệm công tác còn hạn chế. Vì vậy khách sạn cần hết sức chú ý đến độ tuổi lao động này, tạo cơ hội cho họ phát huy những năng lực, hiểu biết và khả năng sáng tạo trong công việc. Đồng thời đây là nguồn nhân lực nòng cốt, là hy vọng trong tương lai của khách sạn đối với các lao động.

Khách sạn cần phải có những chính sách nhằm khuyến khích, động viên như tạo điều kiện để họ nâng cao trình độ, tay nghề đóng góp trong quá trình kinh doanh của khách sạn. Lao động trong độ tuổi này tập trung chủ yếu ở bộ phận bàn, lễ tân, buồng, kỹ thuật. Đây cũng chính là những bộ phận cần đến những nhân viên trẻ, do họ được thừa hưởng những bài học kinh nghiệm của lớp người đi trước, lại được tiếp thu với khoa học tiên tiến, hiện đại do đó trong công việc họ có sự chuyển biến hết sức nhanh nhẹn, linh hoạt. Hơn thế nữa, kinh doanh du lịch là nhằm bán cho khách hàng những sản phẩm du lịch tốt nhất, những sản phẩm đó có tạo cho khách hàng sự hài lòng hay không không chỉ phụ thuộc vào bản thân sản phẩm, cơ sở vật chất của khách sạn mà còn phụ thuộc một phần rất lớn vào quá trình phục vụ cũng như thái độ, cung cách phục vụ của đội ngũ nhân viên. Nếu đội ngũ nhân viên của khách sạn có nhiều nhân viên trẻ, ưa nhìn và có trình độ chuyên môn cũng như tay nghề tốt thì sự gây được thiện cảm với khách.

Năm 2008 số lao động ở độ tuổi từ 35 dến 45 tuổi chiếm tỉ lệ thấp hơn so với năm 2007, chỉ tiêu này chiếm tỉ trọng ít là 20.45% tương ứng vơi 9 người trong tổng số 44 nhân viên của khách sạn. Còn số lao động trên 45 tuổi vẫn giữ ở mức 3 người giống như năm trước đó. Tuy hai đối tượng lao động này có độ tuổi tương đối cao trong độ tuổi nhân viên làm trong ngành khách sạn nhưng họ

là người có khả năng trung thành với công việc cao, họ không thích thay đổi, sẽ là đối tượng có ý tưởng gắn bó và gắn bó suốt đời với khách sạn, do vậy họ luôn tận tâm, tận lực vì sự phồn vinh và thịnh vượng của khách sạn.

Hơn nữa những lao động trong độ tuổi 35 đến 45 tuổi và trên 45 tuổi cũng là người từng làm nhiều công việc trong những bộ phận khác nhau của khách sạn hoặc của doanh nghiệp khác, họ là những người có vốn sống và vốn kinh nghiệm tương đối dồi dào, đã trải qua nhiều thăng trầm, biến động của doanh nghiệp. Do đó họ hiểu biết được nhiều các tình huống và biện pháp giải quyết các khó khăn của doanh nghiệp. Trong độ tuổi này phần lớn người lao động làm việc với tinh thần trách nhiệm cao hơn, cũng chính vì vậy hiệu quả lao động của họ cũng cao hơn so với so với độ tuổi từ 18 đến 35 tuổi. Họ luôn sẵn sàng đi học thêm các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao trình độ chuyên môn và tay nghề. Bên cạnh đó thì tại khách sạn một số bộ phận đòi hỏi sự khéo léo, kiên nhẫn, cẩn thận cần sự chính xác cao như công việc ở phòng tổ chức hành chính, kế toán, phòng kinh doanh nghiệp vụ…lại phù hợp với đối tượng lao động này. Vì lớp trẻ tuy năng động, nhiệt tình trong công việc nhưng lại bồng bột, thích những công việc có sự di chuyển và nhất thời. Vì vậy với ngành khách sạn tuy không cần nhiều nhưng nhất thiết phải có đội ngũ lao động trong lứa tuổi từ 35 đến 45 tuổi và khách sạn cần quan tâm đến độ tuổi lao động này, tạo cơ hội cho họ có cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp của mình.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ LAO ĐỘNG VÀ VIỆC SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG KHÁCH SẠN (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w