Giải pháp từ phía doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Đặc điểm thị trường nông sản EU – Thực trạng xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường EU (Trang 53)

- Người dân tại các nước EU lại có sở thích và thói quen tiêu dùng tương đối khác nhau Hiện nay, người tiêu dùng EU đang có xu hướng quốc tế hóa về khẩu vị

Chương 2: Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang EU

2.5.2, Giải pháp từ phía doanh nghiệp

Muốn hàng nông sản Việt Nam có khả năng cạnh tranh tại thị trường EU, các doanh nghiệp cần tăng cường đầu tư cho việc xây dựng thương hiệu hàng nông sản, coi trọng đăng ký thương hiệu, thiết kế nhãn mác và mẫu mã, bao bì cho sản phẩm, liên kết với người sản xuất nguyên liệu đăng ký xuất xứ hàng hóa, đảm bảo các chứng chỉ

cần thiết khi xuất khẩu vào thị trường EU. Thương hiệu không chỉ là của doanh nghiệp mà còn là của cả nhà nông. Cần liên kết với nông dân, trong đó nông dân có trách nhiệm đảm bảo chất lượng và được chung chia lợi nhuận từ doanh nghiệp. Đối với rau quả, đây là giải pháp có tính quyết định đến việc tiêu thụ và xuất khẩu trái cây tươi.

Đối với cà phê nhân, việc liên kết giữa cơ sở chế biến với nông dân sẽ tăng thêm thu nhập cho cả hai, nhờ tăng sản lượng và chất lượng cà phê, đồng thời còn đảm bảo sự phát triển hợp với tự nhiên và bền vững hơn của cây cà phê. Sự liên kết các doanh nghiệp để điều tiết giá mua, giá bán hợp lý, chia sẻ thông tin thị trường sẽ đảm bảo hiệu quả ổn định cho cả nông dân và doanh nghiệp. Trong đó các nhà máy, các công ty lớn có thể sử dụng thương hiệu của mình để tiêu thụ sản phẩm cho các đơn vị nhỏ trên cơ sở kiểm soát công nghệ, chất lượng sản phẩm, đào tạo và hướng dẫn họ sản xuất để tạo ra nguồn hàng hóa đồng nhất, ổn định.

Tiếp tục thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp gắn với chương trình công tác của ngành để tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá nông sản trên thị trường trong nước cũng như xuất khẩu. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu theo hướng sản xuất hàng hoá đa dạng và có hiệu quả, phát huy thế mạnh của từng vùng, tăng năng suất và thu nhập trên một đơn vị diện tích, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng và đáp ứng yêu cầu thị trường.

Đối với cây lương thực: thực hiện chương trình sản xuất 1 triệu tấn gạo chất lượng cao, tập trung thâm canh, sử dụng giống mới để tăng năng suất, chất lượng lúa gạo, tăng sản lượng ngô; mở rộng diện tích sắn, trồng các giống mới ở những vùng đất dốc, gắn với cơ sở chế biến.

Đối với các mặt hàng đang thuận lợi về thị trường (cao su, chè, hạt điều): tập trung chăm sóc các vườn cây hiện có, thay thế dần các giống cũ bằng các giống mới chất lượng cao; mở rộng diện tích tại những vùng thích hợp, có tính đến yêu cầu của thị trường.

Đối với các loại nông sản thị trường còn nhiều biến động (cà phê, hạt tiêu): duy trì diện tích hiện có, chú trọng thâm canh tăng năng suất, thay đổi cơ cấu sản phẩm, cải thiện chất lượng canh tác cũng như chế biến.

Rau quả: đẩy mạnh thâm canh, phát triển sản xuất dứa, các loại rau vụ đông và các loại rau chất lượng cao, mở rộng diện tích nhãn, xoài, bưởi, cam, quýt…

Chăn nuôi: tiếp tục sản xuất theo hướng công nghiệp, nhất là chăn nuôi lợn hướng nạc, chăn nuôi bò sữa, gà thả vườn…, nâng cao tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp. Kiểm soát dịch bệnh để nâng cao hiệu quả chăn nuôi, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Tiếp tục thực hiện các dự án về giống cây trồng, vật nuôi. Triển khai xây dựng một số khu nông lâm nghiệp công nghệ cao, trước hết tập trung vào các loại cây con hàng hoá lúa, mía, dứa, lạc, một số cây ăn quả, cây lâm nghiệp, chăn nuôi…

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống khuyến nông đến tận cấp xã, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật canh tác, bảo quản cho nông dân; phổ biến rộng rãi chƣơng trình an toàn vệ sinh thực phẩm và tạo ra sản phẩm sạch để nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.

Các doanh nghiệp nên nâng cao năng lực cán bộ, đào tạo đội ngũ cán bộ có chuyên môn cao về lĩnh vực xuất nhập khẩu, có kiến thức sâu về văn hoá xã hội của các bạn hàng thuộc khối EU. Đây sẽ là một lợi thế khi bắt tay ký kết các hợp đồng thương mại với các đối tác nước ngoài. Việc sử dụng đội ngũ cán bộ đã từng du học tại các nước EU sẽ là lợi thế lớn vì đây là đội ngũ làm “cầu nối” cho doanh nghiệp khi bước vào làm ăn với các bạn hàng EU.

Lập kế hoạch tham gia các hội chợ giới thiệu sản phẩm tại các nước EU cũng là một phương cách hữu hiệu cho các doanh nghiệp muốn xuất khẩu hàng hoá sang thị trường này. Ngoài phần hỗ trợ của nhà nước, doanh nghiệp cũng cần phải đầu tư cho công tác chuẩn bị và tham gia các hội chợ như thiết kế các tờ rơi giới thiệu công ty, sản phẩm tại hội chợ, trưng bày các mặt hàng và có cán bộ giới thiệu sản phẩm tại hội chợ,

tìm kiếm bạn hàng và ký kết hợp đồng ngay tại hội chợ. Thái độ của cán bộ và cách trình bày giới thiệu về công ty cũng góp phần quan trọng tạo ấn tượng ban đầu đối với các đối tác nước ngoài khi muốn làm ăn với doanh nghiệp Việt nam.

Tóm lại, các doanh nghiệp Việt nam muốn xuất khẩu hàng hoá sang EU nên tìm hiểu kỹ nhu cầu thị trường và nhanh nhạy nắm bắt thông tin liên quan để có thể xuất khẩu hàng của mình sang thị trường EU một cách có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Đặc điểm thị trường nông sản EU – Thực trạng xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường EU (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(58 trang)
w