- Người dân tại các nước EU lại có sở thích và thói quen tiêu dùng tương đối khác nhau Hiện nay, người tiêu dùng EU đang có xu hướng quốc tế hóa về khẩu vị
Chương 2: Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang EU
2.4.1, Nguyên nhân khách quan
Trên thực tế, sau khi nghiên cứu về thị trường tiêu thụ nông sản EU chúng ta thấy rằng EU là một thị trường tương đối khó tính, đòi hỏi nhiều cách tiếp cận; có sự cạnh tranh gay gắt nên đòi hỏi hàng hóa phải có chất lượng cao, mẫu mã bao bì bắt mắt; đảm bảo các tiêu chuẩn sức khỏe và an toàn cho người sử dụng; áp dụng Tiêu chuẩn môi trường chung CAP cho mọi loại sản phẩm tươi về chất lượng, bao bì và nhãn mác; các tiêu chuẩn về VSATTP cần phải tuân thủ để giảm tối đa các chất dư lượng cho phép như thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật… hoặc việc EU áp dụng các biện pháp SPS áp dụng cho các hàng hóa nhập khẩu vào EU, các yêu cầu về kiểm dịch thực vật, trong đó có hàng nông sản Việt Nam vào EU.
Việt Nam là nước xuất khẩu lớn của điều, cà phê, hạt tiêu, chè. Các mặt hàng này tuy rằng không gặp nhiều rào cản về tiêu chuẩn kĩ thuật chặt chẽ dưới hình thức các biện pháp vệ sinh dịch tễ mặc dù nước nhập khẩu có thể áp dụng quy định bắt buộc không có dư lượng bảo vệ thực vật hay mức độ nhiễm khuẩn quá mức cho phép. Ngược lại thì đối với các mặt hàng rau quả tươi, cá và thủy sản có vỏ lại là đối tượng bị
Hằng năm, EU nhập khẩu rau quả nhiều nhất từ khu vực Nam Mỹ, chiếm khoảng 28% tổng giá trị hàng nhập khẩu rau quả chung. Với ưu thế thuận lợi về mặt địa lý, Thổ Nhĩ Kì cũng là thị trường cung cấp rau quả thường xuyên cho các quốc gia ở Châu Âu. Tiếp đến là Hoa Kì và Trung Quốc. Việt Nam cũng xuất khẩu nhiều loại trái cây sang EU tuy nhiên thị phần còn khiêm tốn, chỉ khoảng 0,3%.
Bảng 2.7: Thị phần nhập khẩu rau quả các nước vào EU
Ngoài ra, xuất khẩu hoa quả vào thị trường EU còn khó khăn do các nước Đông Âu trở thành thành viên của EU và cung ứng mạnh rau quả. Riêng về mặt tiêu chuẩn kĩ thuật, Luật Thực phẩm tổng hợp của EU yêu cầu tất cả rau quả nhập khẩu vào EU phải tuân thủ tiêu chuẩn chất lượng EU và phải có chứng chỉ đạt yêu cầu, cùng các quy định cao về dư lượng bảo vệ thực vật, vệ sinh thực vật nhằm ngăn chặn rau quả Châu Âu tiếp xúc với vi sinh vật có hại trong lô hàng nhập khẩu.
Sự xuất hiện của các nước Đông Âu này là một bất lợi lớn cho Việt Nam do có một số ngành hàng khá tương đồng với nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam trong khi lại được hưởng một số cơ chế ưu đãi thương mại nội khối từ phía EU.
Hơn nữa do Việt Nam chưa được EU công nhận là nền kinh tế thị trường nên chưa thực sự nhận được những ưu đãi ngang bằng với các nước khác trong ASEAN khi xuất khẩu sang EU như Singapore, Thái Lan, Indonexia, Malaysia và Philippine.