Khái quát chung tình hình sản xuất nông nghiệp của ViệtNam

Một phần của tài liệu Đặc điểm thị trường nông sản EU – Thực trạng xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường EU (Trang 25)

- Người dân tại các nước EU lại có sở thích và thói quen tiêu dùng tương đối khác nhau Hiện nay, người tiêu dùng EU đang có xu hướng quốc tế hóa về khẩu vị

Chương 2: Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang EU

2.1, Khái quát chung tình hình sản xuất nông nghiệp của ViệtNam

Việt Nam vẫn đang là một nước nông nghiệp, các sản phẩm nông nghiệp hiện đang là mặt hàng xuất khẩu chủ lực và có đóng góp đáng kể vào GDP của quốc gia. Do khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, chủ yếu 2 mùa mưa và nắng. nông sản chủ yếu là các sản phẩm của vùng nhiêt đới.Việt Nam cũng có một loạt các sản phẩm đa dạng và mang đặc trưng của nền sản xuất trong nước.

Năm 2009, giá trị sản lượng của nông nghiệp đạt 71,473 nghìn tỷ đồng (giá so sánh với năm 1994), tăng 1,32% so với năm 2008 và chiếm 13,85% tổng sản phẩm trong nước.Tỷ trọng của nông nghiệp trong nền kinh tế bị sụt giảm trong những năm gần đây, trong khi các các lĩnh vực kinh tế khác gia tăng. Đóng góp của nông nghiệp vào tạo việc làm còn lớn hơn cả đóng góp của ngành này vào GDP. Trong năm 2005, có khoảng 60% lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, và thuỷ sản. Sản lượng nông nghiệp xuất khẩu chiếm khoảng 30% trong năm 2005.Việc tự do hóa sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa gạo, đã giúp Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo. Những nông sản quan trọng khác là cà phê, sợi bông, đậu phộng, cao su, đường, và trà.

Theo Tổng Cục Thống kê, năm 2009 giá trị tăng thêm của ngành đạt 1,9%, giá trị sản lượng tăng 2,8% so năm 2008, nông nghiệp tăng 2,17%. Bộ NN và PTNT cho biết năm 2009 là năm được mùa, sản lượng thóc đạt 38,9 triệu tấn, tăng

167 nghìn tấn so năm 2008, đẩy mạnh xuất khẩu đạt mức kỷ lục 6 triệu tấn với kim ngạch gần 2,7 tỷ USD, an ninh lương thực được đảm bảo, giá cả trong nước ổn định. Trong chăn nuôi, trừ đàn trâu bò bị giảm do ảnh hưởng của đợt rét năm trước và dịch lở mồm long móng, đàn lợn tăng 3,47%, đàn gia cầm tăng 12,8% nên sản lượng thịt hơi các loại ước đạt 3,767 triệu tấn, tăng so với năm 2008 khoảng 6%.

Tất cả các lĩnh vực sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ sản đều có bước phát triển rất mạnh mẽ: năng suất lúa liên tục tăng qua các năm. Cùng với việc đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia, nước ta đã tham gia xuất khẩu gạo với số lượng và giá trị ngày càng tăng. Nhiều vùng sản xuất hàng hoá tập trung đã được hình thành và phát triển; tạo ra khối lượng hàng hoá lớn làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu như gạo, cà phê, cao su, chè, điều, hồ tiêu, thủy sản, các loại lâm sản. Nhiều mặt hàng nông, lâm, thủy sản có sức cạnh tranh cao, chiếm được vị thế quan trọng trên thị trường thế giới như: hạt điều, hạt tiêu có giá trị xuất khẩu cao nhất thế giới và được đánh giá cao về chất lượng; gạo, cà phê đứng thứ hai, cao su đứng thứ 4, thủy sản đứng thứ 5, chè đứng thứ 7,... Đã có 5 mặt hàng kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên là gạo, thủy sản, đồ gỗ, cà phê và cao su.

Con số ấn tượng nhất là giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2010, theo giá so sánh 1994, ước đạt trên 232,65 nghìn tỷ đồng, tăng tới 4,7 % so với năm trước, cao hơn năm 2009 (3%), nhưng thấp hơn năm 2008 (5,6%), và tương đương năm 2007 (4,6%).

Trong con số kể trên, giá trị sản xuất nông nghiệp ước đạt gần 168,39 nghìn tỷ đồng, tăng 4,2%; thuỷ sản ước đạt 56,9 nghìn tỷ đồng tăng 6,1%; và lâm nghiệp đạt 7,37 nghìn tỷ đồng, tăng 4,6%.

Lượng lương thực có hạt đã qua một năm bội thu, sản lượng ước đạt 44,6 triệu tấn, tăng 2,9% so với năm 2009, tương đương tăng 1,27 triệu tấn, trong đó

sản lượng lúa đạt xấp xỉ 40,0 triệu tấn, tăng 1,04 triệu tấn; sản lượng ngô đạt 4,6 triệu tấn, tăng 235,1 nghìn tấn so với năm 2009.

Cũng theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chăn nuôi gia cầm tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất qui mô lớn. Tại thời điểm điều tra ngày 1/10, đàn gia cầm phát triển nhanh với số lượng tổng đàn đạt 300,5 triệu con, tăng 7,25% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, Bộ cũng lưu ý, tổng đàn lợn và đàn bò có giảm, bò có gần 5,92 triệu con, bằng 96,9 % so với cùng kỳ; lợn có 27,35 triệu con, bằng 99% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên do đặc điểm sản xuất nhỏ lẻ và manh mún nên cùng một loại sản phẩm thì chưa chắc đã sự đồng bộ về mặt chất lượng và hàm lượng dinh dưỡng. Các sản phẩm từ thực vật chiếm ưu thế đặc biệt là gạo, các sản phẩm nhiệt đới mang đậm lợi thế tuyệt đối: hành, tỏi, nghệ… Các sản phẩm từ động vật còn ít, nhu cầu dùng sữa sản xuất trong nước không đủ cầu, ngoài ra còn có các loại thịt bò, gà, lợn… Hầu hết làm nguyên liệu xuát khẩu thô, giá trị thấp, có làm nguyên liệu đầu vào cho các ngành sản xuất khác nhưng không nhiều.

Một phần của tài liệu Đặc điểm thị trường nông sản EU – Thực trạng xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường EU (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w