Tổng quan về thị trường xuất khẩu nông sản của ViệtNam

Một phần của tài liệu Đặc điểm thị trường nông sản EU – Thực trạng xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường EU (Trang 27)

- Người dân tại các nước EU lại có sở thích và thói quen tiêu dùng tương đối khác nhau Hiện nay, người tiêu dùng EU đang có xu hướng quốc tế hóa về khẩu vị

Chương 2: Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang EU

2.2, Tổng quan về thị trường xuất khẩu nông sản của ViệtNam

Các sản phẩm nông sản xuất khẩu chính có thể kể đến như: gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu, hạt điều và các loại rau quả. Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, ngành nông nghiệp Việt Nam cho đến nay đã có được những bước phát triển vượt bậc. GDP ngành nông nghiệp năm 2000 tăng 5,3 lần so với năm 1990 ( tính theo giá cố định năm 1994).

Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp đạt 16,237 tỷ USD (trong đó nông sản: 8,42 tỷ; thủy sản: 4,052 tỷ; lâm sản: 2,996 tỷ).

Năm 2009, giá trị sản lượng nông nghiệp đạt 71,473 nghìn tỷ đồng (tính theo giá so sánh năm 1994) tăng 1,32% so với năm 2008 và chiếm 13,85% GDP.

Năm 2010, theo báo cáo của Bộ NN- PTNT, tổng kim ngạch xuất khẩu các loại nông lâm thủy sản đạt 19,53 tỷ USD (tăng gần 22,6% so năm 2009) vượt 81% so với mục tiêu Đại hội Đảng X đề ra. Xuất khẩu hàng nông sản chính vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất đạt 9,95 tỷ USD , tăng 24,22%; thủy sản đạt 4,94 tỷ USD , tăng 16,3%; lâm sản và đồ gỗ đạt 3,63% tỷ USD, tăng 29,8% so năm 2009.

Theo số liệu của Viện nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2011, kim ngạch nông sản xuất khẩu đạt kim ngạch ấn tượng lên đến 12 tỷ USD , tăng 45% so với cùng kỳ năm trước. Với thủy sản, mặt hàng có kim ngạch cao nhất trong nhóm hàng nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo giá trị xuất khẩu cả năm 2011 sẽ giữ ở mức hơn 6,108 tỷ USD; xuất khẩu gạo khoảng 7,4 tỷ USD; xuất khẩu cà phê vào khoảng 1,2 triệu tấn; xuất khẩu hồ tiêu có thể đạt mức hơn 800 triệu USD; theo Hiệp hội sản xuất cao su thiên nhiên lượng cao su xuất khẩu trong năm 2011 vào khoảng 9,96 triệu tấn. Nhiều hàng nông sản xuất khẩu đạt mức tăng cao hơn so cùng kì năm 2010 như thủy sản, hạt tiêu, gạo, cao su, cà phê… Ngược lại một số hàng chủ lực khác lại giảm sút như chè… Về giá cả hàng xuất khẩu, các mặt hàng nông sản như: cao su, hạt tiêu, cà phê, hạt điều, sắn,.. tăng mạnh đóng góp tích cực vào việc tăng kim ngạch xuất khẩu chung.

Trong khi đó, xét về cơ cấu thì tỷ trọng ngành nông nghiệp trong nền kinh tế đang có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây, trong khi các lĩnh vực kinh tế khác gia tăng. Nhìn vào tỷ trọng cơ cấu GDP của Việt Nam, ngành nông nghiệp tuy có xu hướng giảm dần nhưng hiện nay vẫn đang đóng góp một tỷ lệ lớn trong cơ cấu của GDP. Năm 2008, đóng góp của nông, lâm nghiệp thủy sản là 21.99%, tỷ lệ này cao hơn nhiều so với các nước phát triển và đang phát triển. Chẳng hạn, năm 2007, Mỹ ngành nông nghiệp chỉ chiếm 1.2% GDP, Hàn Quốc 3.3%, Thái Lan khoảng 10%...

Năm 2010, các sản phẩm nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam ra các thị trường có sức cạnh tranh cao, chiếm được vị thế quan trọng trên thị trường thế giới như: hạt điều, hạt tiêu có giá trị xuất khẩu cao nhất thế giới và được đánh giá cao về chất lượng; gạo, cà phê đứng thứ hai, cao su đứng thứ 4, thủy sản đứng thứ 5, chè đứng thứ 7,... Đã có 5 mặt hàng kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên là gạo, thủy sản, đồ gỗ, cà phê và cao su.

Cho đến nay, hàng nông sản vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm thủy hải sản của Việt Nam.

Thị trường xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam cũng ngày càng mở rộng và thay đổi về cơ cấu thị trường. Trong số các nước Châu Á thì Nhật Bản và các nước ASEAN vẫn đóng vai trò lớn, tuy nhiên tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của ta sang ngày càng giảm dần và tăng ở các nước khối EU và Châu Mỹ.

Lâu nay, nông sản luôn chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, nhiều loại nông sản đã khẳng định được vị thế của mình trên thị trường khu vực và thế giới như: gạo, cà phê, hồ tiêu, cao su, hạt điều, chè, trái cây, rau quả… Hiện tại, nông sản của Việt Nam đã có mặt trên thị trường của 150 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhiều mặt hàng đã vượt qua kim ngạch xuất khẩu 1 tỷ USD như gạo, cà phê…

Tuy nhiên, nông sản hàng hóa chất lương cao chưa nhiều, sản phẩm xuất khẩu chủ yếu ở dạng thô, giá trị thấp. Tính cạnh tranh nông sản hàng hóa của ta trong khu vực và thị trường thế giới còn yếu, thị trường nông lâm sản tổ chức chưa chặt chẽ, tính ổn định không cao. Cơ sở thương mại phục vụ tiêu thụ còn hạn chế, các hệ thống thông kênh thị trường hoạt động còn chưa thông suốt, hiệu quả thương mại chưa cao cũng như sự mất cân đối trong phân phối hiệu quả và lợi nhuận giữa các bên tham gia thị trường trong từng loại nông lâm sản và từng thị

trường khu vực. Đặc biệt là xuất khẩu vào thị trường EU với các rào cản kĩ thuật được áp dụng hết sức chặt chẽ.

Một phần của tài liệu Đặc điểm thị trường nông sản EU – Thực trạng xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường EU (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w