Những mặt đạt được trong xuất khẩu hàng nông sản ViệtNam sang EU

Một phần của tài liệu Đặc điểm thị trường nông sản EU – Thực trạng xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường EU (Trang 30)

- Người dân tại các nước EU lại có sở thích và thói quen tiêu dùng tương đối khác nhau Hiện nay, người tiêu dùng EU đang có xu hướng quốc tế hóa về khẩu vị

Chương 2: Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang EU

2.3, Những mặt đạt được trong xuất khẩu hàng nông sản ViệtNam sang EU

EU là một trong những khu vực thị trường tiêu thụ nhóm sản phẩm cà phê, ca cao, chè, đồ gia vị (chủ yếu là hạt tiêu) hàng đầu thế giới. Ngay cả trong giai đoạn suy thoái kinh tế nặng nề, nhập khẩu các mặt hàng này của khu vực EU vẫn có xu hướng tăng trong khi hầu hết các sản phẩm thực phẩm đều giảm như thịt gia súc, gia cầm, thủy hải sản, trứng, ngũ cốc, rau quả, đường... Theo thống kê sơ bộ thì nửa đầu năm 2010 khu vực EU nhập khẩu trên 5,5 tỷ euro nhóm các mặt hàng cà phê, ca cao, chè, gia vị. Các mặt hàng trên cũng là những mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam.

Những nhóm hàng nông sản của Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu vào thị trường EU ổn định và liên tục tăng từ năm 2000 đến nay như: điều nhân 32%/năm, chè 35,8%/năm, cao su sơ chế 44,7%/năm, rau quả 35,5%/năm. Theo thống kê 8 tháng đầu năm 2010 Việt Nam xuất khẩu cà phê sang EU đạt trên 500 triệu USD, chiếm 40,8% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Tiếp đến là hạt điều, kim ngạch 8 tháng đạt gần 240 triệu USD, chiếm tỷ trọng 35,8%. Các nông sản khác cũng có nhiều triển vọng xuất khẩu sang EU như hoa quả tỷ trọng 15,4%.

Bảng 2.1: Thị phần hàng nông sản Việt Nam tại một số nước EU năm 2010

Đức Anh Pháp

Cà phê, ca cao, chè, hạt tiêu

8,32% 4,20% 3,97%

Nguồn: tính toán theo số liệu hải quan

Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản đang khai thác tốt và có thị phần tương đối lớn ở khu vực này: Tại Bỉ chiếm 10,1% thị trường nhập khẩu, Pháp chiếm 48,5%, Đức chiếm 57%, Italy chiếm 49,6%, Tây Ban Nha chiếm 53,9%, Anh chiếm 64,2%... Có những mặt hàng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của nước ta, sản phẩm chè năm 2003 mới chỉ chiếm khoảng 1,8% thị phần nhập khẩu của EU, gỗ chiếm khoảng 1%, rau quả không đáng kể.

Năm 2007, thị trường EU mới chỉ chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam.

Xuất khẩu cà phê sang EU:

Hiện nay Việt Nam đang là quốc gia lớn trong lĩnh vực cung ứng cà phê cho thị trường thế giới. Các thị trường chính cho cà phê xuất khẩu của Việt Nam gồm Hoa Kì, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc. Trong đó EU là thị trường giàu tiềm năng nhất với số dân lớn và nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh trong những năm gần đây.

Trong vòng 20 năm cuối thế kỷ 20 ngành cà phê Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ cả về diện tích, năng suất, tổng sản lượng và lượng cà phê xuất khẩu. Nếu năm 1980, cả nước chỉ có 22.500 ha, trong đó diện tích ở thời kỳ sản xuất có 10.800 ha, sản lượng chỉ đạt 8.400 tấn (năng suất 0,78 tấn/ha) thì năm 2000, cả nước đã có 533.000 ha, trong đó diện tích sản xuất có 385.000 ha với sản lượng 720.000 tấn (năng suất 1,87 tấn/ha) và xuất khẩu được 705.300 tấn.

Niên vụ 2008 – 2009, Việt Nam xuất khẩu hơn một triệu tấn cà-phê, đạt kim ngạch 1,8 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu cà phê năm 2009 sang các thị trường hầu hết đều giảm so năm 2008. Cả năm 2009, Việt Nam xuất khẩu 1,18 triệu tấn, đạt kim ngạch 1,73 tỷ USD (tăng 11,71% sản lượng nhưng giảm 18,03% về trị giá so

với năm 2008). Nguyên nhân giá cà-phê xuất khẩu giảm do giá cà-phê xuống thấp, lượng cà-phê xuất khẩu của các quốc gia lại tăng thêm khoảng 3% so với năm trước.

Việt Nam xuất khẩu cà phê đến 88 quốc gia và vùng lãnh thổ, đứng thứ 2 thế giới. Nếu như năm 2008, Hoa Kỳ - thị trường giữ vị trí quán quân về thị trường xuất khẩu cà phê của ViệtNam, thì sang năm 2009 đã nhường vị trí này cho thị trường Đức và đứng thứ 2 về thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Các nước thuộc Liên minh Châu Âu là thị trường tiêu thụ cà phê chính của Việt Nam bao gồm Đức, Bỉ, Italia, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh, Pháp…

Dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu cà phê năm 2009 là thị trường Đức với 201,77triệu USD, chiếm 11,66% tổng kim ngạch; thứ 2 là thị trường Hoa Kỳ với 196,67triệu USD,chiếm 11,36%; tiêp là thị trường Bỉ 190,5 triệu USD, chiếm 11%. Năm 2010, Việt Nam đã xuất khẩu được 1,1 triệu tấn cà phê, thu về kim ngạch gần 1,7 tỷ USD. Giá cà phê xuất khẩu năm 2010 đạt bình quân 1.503 USD/tấn, so với 1.462 USD/tấn của năm 2009.

Bảng 2.2: Những thị trường xuất khẩu cà phê năm 2009 đạt kim ngạch trên 10 triệu USD

Thị trường Lượng (Tấn) Trị giá (USD)

Đức 136.248 201.768.433

Hoa Kỳ 128.050 196.674.152

Bỉ 132.283 190.495.368

Italia 96.190 142.365.709

Tây Ban Nha 81.617 118.020.895

Nhật Bản 57.450 90.312.416 Hà Lan 32.608 46.795.583 Hàn Quốc 31.684 46.399.869 Anh 30.918 44.162.090 Thuỵ Sĩ 28.478 41.017.518 Pháp 25.886 37.827.448

Philippin 21.547 29.851.371 Malaysia 19.245 28.571.952 Trung Quốc 17.396 24.885.623 Ấn Độ 16.438 22.505.252 Nga 15.561 22.003.706 Singapore 13.467 19.768.665 Indonesia 12.431 17.190.384 Ôxtrâylia 11.281 16.424.338 Ba Lan 10.965 15.535.621 CH Nam Phi 8.976 12.843.856 Mêhicô 9.266 12.724.469 Nguồn: vnx.com

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy Châu Âu vẫn là thị trường nhập khẩu cà phê lớn của Việt Nam cho dù những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế trong thời gian qua và đặc biệt là những vấn đề nội bộ EU như vấn đề nợ công.

Nhìn chung, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn khai thác tốt việc xuất khẩu cà phê sang thị trường EU với các sản phẩm cà phê có thương hiệu được các nước EU chấp nhận.

Xuất khẩu hồ tiêu:

Việt Nam đang là nước xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất thế giới, chiếm hơn 50% thị phần mặt hàng này trên thế giới, sau đó là Brazil và Indonexia.

Từ năm 2001 đến nay, Việt Nam luôn giữ vững được vị trí đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu. Sản lượng thu hoạch hồ tiêu của Việt Nam đã dần đi vào thế ổn định, ít tăng giảm về sản lượng trong những năm gần đây: năm 2007 đạt 91.000 tấn; năm 2008 đạt 98.500 tấn; năm 2009 đạt 105.600 tấn. Ba thị trường tiêu thụ tiêu lớn nhất của Việt Nam đều có sự tăng trưởng mạnh: thị trường Đức tăng gấp 3 lần; Ấn Độ tăng gấp 2 lần; Mỹ tăng 39,82%. Xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam trong năm 2009 đạt 128.000 tấn, kim ngạch 328 triệu USD.

Năm 2010, sản lượng hồ tiêu xuất khẩu đạt 110.000 tấn, kim ngạch 390 triệu USD, giảm 18% về sản lượng nhưng lại tăng 17% giá trị so với năm 2009; kim ngạch xuất khẩu đạt cao nhất trong vòng 15 năm qua.

Chín tháng đầu năm 2010 cả nước xuất khẩu 97.814 tấn hạt tiêu, thu về 331,44 triệu USD (giảm 9,4% về lượng nhưng tăng 25,4% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2009); trong đó riêng tháng 9/2010 xuất khẩu 5.983 tấn, đạt 26,38 triệu USD (giảm 24,6% về lượng và giảm 19,3% về kim ngạch so với tháng 8/2010).

Các thị trường lớn về xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam 9 tháng đầu năm 2010 là: Hoa Kỳ 46,71 triệu USD, chiếm 14,1% tổng kim ngạch; Đức 42,92 triệu USD, chiếm 13% tổng kim ngạch; Tiểu vương quốcẢ Rập thống nhất 31,13 triệu USD, chiếm 9,4%; Hà Lan 24,66 triệu USD, chiếm 7,4%; Ấn Độ 17,25 triệu USD; Pakistan 11,14 triệu USD; Nga 11 triệu USD; Anh 10,04 triệu USD.

Kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu sang đa số các thị trường 9tháng đầu năm 2010 đều tăng so với cùng kỳ; trong đó kim ngạch xuất sang Anh đứng đầu về mức tăng trưởng với trên 92,3%, đạt 10,04 triệu USD; đứng thứ 2 là thị trường Hàn Quốc tăng 77,7%, đạt 6,7 triệu USD; tiếp theo là Đức tăng54,2%; Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất tăng51,4%; còn lại các thị trường khác đều tăng ở mức 2 con số từ 13% đến gần 50%. Ngược lại, kim ngạch xuất khẩu sang một số thị trường lại giảm mạnh so với cùng kỳ là: Singapore giảm 36,5%, đạt 5,6 triệu USD; Tây Ban Nha giảm 28%, đạt 6,3 triệu USD; Ai Cập giảm 26,1%, đạt 9,52 triệu USD; Thổ Nhĩ Kỳ giảm 22,6%; Italia giảm 20,3%.

Bảng 2.3: Số liệu xuất khẩu tiêu sang các thị trường thuộc EU (đợn vị tấn)

Nước 2007 2008 2009 2010

Đức 8,509 6,067 14,012 14,997

Tây Ban Nha 2,032 2,841 2,434 3,191

Ý 1,176 1,219 1,012 1,131

Nguồn: Tổng cục thống kê

Theo kế hoạch của Bộ Công Thương, năm 2011, Việt Nam sẽ phấn đấu xuất khẩu 120.000 tấn tiêu các loại, trị giá 470 triệu đô la. So với năm 2010, chỉ tiêu này chỉ tăng 3% về lượng nhưng tăng tới 12,1% về giá trị. Kế hoạch này hoàn toàn có thể thực hiện được bởi theo số liệu của Hiệp hội hồ tiêu quốc tế (IPC), dự báo sản lượng hạt tiêu của Việt Nam năm 2011 sẽ đạt khoảng 100.000 tấn, tăng khoảng 5,3% so với năm 2010.

Từ đầu năm 2011 đến nay, xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường Đức tăng giảm thất thường về kim ngạch, tháng 7 sụt giảm 42,16%, đạt 4,32 triệu USD; tính chung cả 7 tháng đạt 46,15 triệu USD, chiếm 10.17% kim ngạch, tăng 27,64% so với cùng kỳ.

Tháng 7.2011, xuất khẩu mặt hàng này sang phần lớn các thị trường đều bị sụt giảm so với tháng trước đó, đáng chú ý là xuất khẩu sang các thị trường lớn cũng bị giảm kim ngạch: Hoa Kỳ giảm 13,19%; Đức giảm 42,16%; Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất giảm 19%. Các thị trường giảm mạnh so với tháng 6 là: Thái Lan (-73,89%); Italia (-65,79%); Australia (-57,22%). Ngược lại, kim ngạch xuất sang Thổ Nhĩ Kỳ và Philipines tuy không lớn nhưng lại tăng trưởng mạnh so với tháng trước đó với mức tăng lần lượt là 263% và 139%.

Bảng 2.4: Xuất khẩu hạt tiêu sang các thị trường 7 tháng đầu năm 2011

Đơn vị: USD Thị trường T7/2011 7T/2011 % tăng giảm KN T7/2011 so với T6/2011 % tăng giảm KN T7/2011 so với T7/2010 % tăng giảm KN 7T/2011 so với 7T/2010

Tổng cộng 78.465.728 453.998.339 -10,53 +64,64 +66,66 Hoa Kỳ 19.781.548 88.071.078 -13,19 +269,15 +128,88 Đức 4.317.665 46.149.273 -42,16 -33,97 +27,64 Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất 5.681.016 33.985.234 -19,02 -29,58 +40,65 Hà Lan 4.102.513 30.017.335 +34,26 -0,76 +60,57 Ấn Độ 5.974.360 27.241.614 -2,30 +188,78 +74,35 Ai Cập 4.260.143 20.535.858 +72,21 +203,13 +135,13 Pakistan 2.840.840 17.220.298 -19,16 -20,93 +56,94 Nga 2.293.773 15.377.128 -34,08 +31,52 +65,53

Tây Ban Nha 3.072.725 15.201.063 +39,17 +293,92 +160,49

Singapore 1.450.086 12.824.411 -18,80 +201,17 +155,76 Anh 1.927.983 11.369.727 -8,73 +55,49 +49,27 Hàn Quốc 927.237 9.133.907 -44,60 +19,78 +82,82 Ba Lan 1.566.930 8.473.539 -4,34 +57,21 +45,58 Pháp 1.671.422 7.746.709 +0,25 +314,91 +76,30 Nhật Bản 877.581 7.249.578 -46,34 +7,77 +56,12 Ucraina 546.819 6.959.073 -32,52 -58,58 +39,83 Indonesia 2.207.840 6.215.312 +4,72 * * Thái Lan 127.745 5.431.791 -73,89 * * Philippines 1.844.478 5.005.768 +138,73 +53,10 +5,91 Nam Phi 918.361 4.646.362 +30,13 +138,66 +130,42 Italia 454.320 3.998.363 -65,79 +88,35 +58,79 Thổ Nhĩ Kỳ 542.673 3.728.155 +263,19 +1108,84 +30,56 Malaysia 732.380 3.123.731 +16,01 +22,05 -39,06 Canada 694.435 3.033.504 +1,03 +105,97 +45,98 Bỉ 437.715 2.782.683 -22,55 +54,81 +47,60 Australia 224.785 2.596.369 -57,22 -6,34 +31,06

Cô Oét 96.750 1.144.540 * * *

Nguồn: Tổng cục thống kê

Đức, Italia, Hà lan, Anh, Bỉ.. là một trong số những thị trường tiêu thụ hạt tiêu chủ yếu của Việt Nam (sau Hoa Kì) và là những thị trường đầy tiềm năng mà Việt Nam cần có các biện pháp đẩy mạnh khai thác.

Xuất khẩu hạt điều:

Năm 2007, bằng việc vượt qua cường quốc điều Ấn Độ, Việt Nam đã vươn lên chiếm ngôi vị số một thế giới về xuất khẩu hạt điều. Xuất khẩu điều của Việt Nam tiếp tục gia tăng cả về số lượng và kim ngạch. Trong 4 năm liên tục từ năm 2006-2010, Việt Nam đã trở thành nước có số lượng và kim ngạch xuất khẩu nhân điều số 1 thế giới. Theo số liệu Tổng cục thống kê, Hạt điều Việt Nam đã có mặt tại trên 40 nước và vùng lãnh thổ, trong đó thị trường Hoa Kỳ đứng đầu với khoảng 40%, Trung Quốc 20%, các nước châu Âu 20%, 10% còn lại được xuất sang Nga, Nhật Bản và khu vực Trung Đông.

Mục tiêu xuất khẩu của toàn ngành điều Việt Nam năm 2011 là 190.000 tấn điều nhân với kim ngạch 1,4-1,5 tỉ đô la, tăng khoảng 32% so với năm 2010.

Theo thống kê của Tổng Cục Hải quan, tháng 7/2011 cả nước xuất khẩu 19.178 tấn hạt điều, thu về 168,95 triệu USD (tăng 25,1% về lượng và tăng 33,33% về kim ngạch so với tháng trước đó); đưa tổng lượng hạt tiêu cả 7 tháng lên 88.113 tấn, trị giá 694,56 triệu USD, chiếm 1,32% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của cả nước (giảm 12,7% về lượng nhưng tăng 28,27% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái và đạt 44,1% kế hoạch xuất khẩu năm 2011).

Thị trường lớn thứ 3 là Hà Lan (sau Hoa Kì và Trung Quốc) đạt kim ngạch 104,59 triệu USD trong 7 tháng đầu năm, chiếm 15,06%, tăng 27,35% so với cùng kỳ; trong đó riêng tháng 7 đạt 29,33 triệu USD, tăng trên 43% so với tháng trước đó. Trong tháng 7, xuất khẩu hạt điều sang phần lớn các thị trường đều tăng trưởng

dương về kim ngạch so với tháng 6, trong đó thị trường được đặc biệt chú ý về mức tăng trưởng là thị trường Singapore tăng cực mạnh tới 2.523% về kim ngạch so với tháng trước; tiếp đến một số thị trường cũng tăng trưởng mạnh trên 100% về kim ngạch như: Ucraina tăng 355,4%; Pakistan (+278,4%); U.A.E (+160,4%); Đức (+149%); Hồng Kông (+141%); Tây Ban Nha (+113,6%); Hy Lạp (+109%); Ấn Độ (+107,4%). Tuy nhiên xuất khẩu giảm mạnh ở thị trường Đài Loan, Philippines và Na Uy với mức giảm lần lượt là: 65,5%; 55,6% và 45,1%.

Theo hiệp hội Điều Việt Nam cho biết, tính đến đến nửa đầu năm 2011, hạt điều Việt Nam xuất khẩu sang 52 quốc gia trên thế giới. Mục tiêu xuất sang thị trường Mỹ (35%), Trung Quốc (20%), EU (25%) trong cả năm 2011.

Xuất khẩu rau quả:

Nhìn chung kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong những năm qua vào thị trường EU vẫn còn rất khiêm tốn, theo kết quả tính toán dựa trên số liệu của Eurostat và tổng cục Hải quan Việt Nam, thị phần rau quả Việt Nam xuất khẩu sang EU (năm 2009) chỉ chiếm khoảng 0,3% trên tổng kim ngạch nhập khẩu rau quả từ bên ngoài của khu vực này. Bởi lẽ đây là một thị trường khó tính, yêu cầu cao về chất lượng trong khi Việt Nam chưa đáp ứng được đầy đủ về vấn đề an toàn thực phẩm… Hơn nữa, các quy định với các sản phẩm nhập khẩu của các nước thuộc khối EU liên tục thay đổi khiến cho các sản phẩm của Việt Nam không kịp thời đáp ứng, ảnh hưởng không nhỏ đến lượng và kim ngạch nhập khẩu.

Thanh long là một trong những mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng triển vọng nhất; ngô bao tử, ớt và nấm cũng có triển vọng tăng trưởng xuất khẩu lớn trong tương lai. Nhìn chung, việc xuất khẩu các sản phẩm đóng hộp, sấy khô, nước ép, đông lạnh, ngâm dấm hoặc chế biến khác ít gặp phải rào cản SPS hơn các sản phẩm tươi sống.

Từ đầu năm 2010, tình hình xuất khẩu rau quả sang thị trường EU được đánh giá khá ổn định, ít có biến động lớn. Ngoại trừ hai tháng đầu năm kim ngạch

chỉ đạt trung bình 4 triệu USD (tháng 1 đạt 4,3 triệu USD, tháng 2 đạt 3,8 triệu USD), các tháng còn lại đều đạt kim ngạch trên 5 triệu USD, cao hơn so vơi mặt bằng chung năm 2009.

Biểu đồ 2.1: Kim ngạch xuất khẩu rau quả sang thị trường EU năm 2010

Nguồn: Tính toán dựa trên số liệu Hải quan

Theo số liệu thống kê tháng 9 năm 2010, xuất khẩu rau quả sang thị trường EU đạt trị giá 5,3 triệu USD, giảm 5,3% so với tháng 8 năm 2010. Về mặt cơ cấu xuất khẩu rau quả thì xuất khẩu rau và trái cây chiếm tỷ trọng chủ yếu, còn xuất khẩu hoa thì gần như không đáng kể, chủ yếu xuất khẩu sang Hà Lan với số lượng hạn chế.

Bảng 2.5: Tỷ trọng về kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng rau quả sang EU 9 tháng đầu năm 2010

Nguồn: Tính toán dựa trên số liệu Hải quan

Về thị trường, Hà lan vẫn dẫn đầu về nhập khẩu rau quả từ Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2010, với trị giá đạt 23,6 triệu USD, vượt trội so với các nước phía sau như Pháp, Đức, Italia (4,8 triệu USD), Pháp (4,55 triệu USD).

Biểu đồ 2.2: Kim ngạch xuất khẩu rau quả sang một số nước EU

Đơn vị: triệu USD

Nguồn: Tổng cục hải quan

Giá xuất khẩu một số loại rau quả sang EU trong 2 tháng đầu năm 2011 tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2010. Đơn giá xuất khẩu Chôm chôm sang Pháp là 6,1

Một phần của tài liệu Đặc điểm thị trường nông sản EU – Thực trạng xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường EU (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w