Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về Bảo hiểm tiền gửi, tích cực trao

Một phần của tài liệu Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong điều kiện Việt Nam hội nhập Kinh tế quốc tế Thực trạng và một số khuyến nghị ( Hoàng, Thị Hồng Quyên ) (Trang 97)

kinh nghiệm, hỗ trợ xử lý các vấn đề tài chính ngân hàng xuyên quốc gia

3.2.4.1 Tăng cường hoạt động hợp tác quốc tế về Bảo hiểm tiền gửi.

Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập quốc tế mạnh mẽ, trong đó, vấn đề nghiệp vụ ngân hàng xuyên biên giới đã và đang phát triển, đòi hỏi các thành viên tham gia Mạng an toàn tài chính quốc gia có giải pháp quản lý hữu hiệu. Tính đến thời điểm hiện tại, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ký thỏa thuận hợp tác chia sẻ thông tin giám sát với 6 quốc gia, đang đàm phán ký với 03 quốc gia khác và dự kiến sẽ ký với khoảng 20 quốc gia.

Đối với BHTGVN, mục tiêu và định hướng đặt ra là xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ với các tổ chức BHTG, cơ quan giám sát trên thế giới nhằm hỗ trợ có hiệu quả cho hệ thống tổ chức tham gia BHTG và người gửi tiền trong nước.

Với mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động góp phần đảm bảo an toàn an toàn hệ thống tài chính, Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác với BHTG Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan. Đáng chú ý, đây là những Biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tiên được ký kết giữa các Tổ chức BHTG, thể hiện nhận thức nghiêm túc và bước đi chủ động của BHTGVN. Mặc dù thỏa thuận hợp tác bước đầu là cam kết hỗ trợ đào tạo và trao đổi kinh nghiệm nhưng đây là cơ sở cho việc triển khai hợp tác sâu rộng hơn, đặc biệt trong công tác giám sát trong thời gian tới. Thông qua các biên bản ghi nhớ hợp tác giữa các nước, BHTGVN cần thảo luận cơ chế chia sẻ thông tin hiệu quả về tình hình hoạt động của các chi nhánh ngân hàng của hai nước để có thể phát hiện sớm những hoạt động rủi ro của các chi nhánh ngân hàng, gây ảnh hưởng tới hệ thống, vấn đề chia sẻ thông tin cần thực hiện trên nguyên tắc bảo mật nghiêm ngặt và tuân theo những tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời quy định tiếp nhận thông tin cần phải nghiêm ngặt hơn quy định về trao đổi thông tin trong nước. Từ đó, cơ quan BHTG giữa hai quốc gia có thể cùng thảo luận đề ra các giải pháp sớm nhằm điều chỉnh các tổ chức tài chính xuyên biên giới gặp khó khăn, tránh gây ra đổ vỡ hệ thống, biện pháp này có ưu diểm là làm giảm thiểu đáng kể những xung đột về vấn đề xử lý và chi trả bảo hiểm khi tổ chức tài chính thực sự đổ vỡ.

Định hướng của BHTGVN trong thời gian tới cần tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được trong việc phát triển các thỏa thuận hợp tác nói trên và tăng cường mở rộng hơn nữa hợp tác quốc tế về BHTG. Dần trở thành một thành viên tích cực trong hệ thống BHTG quốc tế. Hiện tại, BHTGVN là thành viên của Hiệp hội BHTG thế giới - IADI với hơn 100 thành viên, đây là một kênh trung gian hiệu quả để BHTGVN tham gia trao đổi kinh nghiệm, xử lý các vấn đề hoạt động ngân hàng xuyên quốc gia. Đồng thời, thông qua IADI tăng cường ký kết các thỏa thuận đa phương.

Để làm được những điều trên, BHTGVN cần nâng cao chất lượng nghiệp vụ, tài chính, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực…tiến tới đạt chuển quốc tế. Cần tận dụng những cơ hội mà hội nhập kinh tế quốc tế mang lại để phát triển hệ thống BHTGVN, thực hiện tốt nhiệm vụ trong nước và có quan hệ mật thiết với các tổ chức BHTG khác trên thế giới.

3.2.4.2 Tăng cường nghiệp vụ xử lý các vấn đề xuyên quốc gia

- Đối với hoạt động bảo hiểm tiền gửi (BHTG), trong năm 2010, hệ thống BHTG trên thế giới đã có những cải cách mạnh mẽ với các nội dung đáng chú ý: i) luật điều chỉnh hoạt động BHTG tại nhiều quốc gia được chỉnh sửa nhằm phù hợp với thực tiễn xử lý khủng hoảng, nâng cao vai trò của Hệ thống BHTG trong Mạng an toàn tài chính quốc gia; ii) chuẩn bị và từng bước chuyển từ cơ chế BHTG đặc thù áp dụng trong khủng hoảng sang cơ chế BHTG hậu khủng hoảng, đặc biệt là vấn đề hạn mức BHTG. Người gửi tiền đã được bảo vệ tốt hơn, không xảy ra hiện tượng hoảng loạn, mất niềm tin và rút tiền hàng loạt. Trên cơ sở đó, BHTGVN cần hoàn thiện các biện pháp nghiệp vụ cụ thể như sau:

- Phòng nghiên cứu tổng hợp cần nghiên cứu quy định BHTG của các nước trong khu vực, các nước chủ nhà của các tổ chức tài chính xuyên biên giới để đánh giá chính xác phạm vi và mức độ chi trả, năng lực xử lý đổ vỡ của các hệ thống BHTG các nước, từ đó đề xuất biện pháp xử lý phù hợp khi các tổ chức này lâm vào khó khăn.

- Áp dụng cơ chế chi trả toàn bộ tạm thời khi nền kinh tế có dấu hiệu rơi vào khủng hoảng, biện pháp này đã chứng minh tính hiệu quả của nó đối với các nước trên thế giới, hạn chế sự lây lan mạnh của khủng hoảng sang các nước trong khu vực và trên thế giới thong qua trung gian là các tổ chức tài chính đa quốc gia.

* Áp dụng bốn nguyên tắc “Ngay lập tức” đối với các tổ chức tài chính

- Đóng cửa pháp lý ngay lập tức khi vốn chủ sở hữu của Ngân hàng giảm tới một mức được quy định trước và giá trị vốn tối thiểu dương được công bố tới công chúng lớn hơn không.

- Ước lượng ngay lập tức giá trị thu hồi và xác định số tiền bị mất đối với người gửi tiền không được bảo hiểm hợp pháp khi vốn chủ sở hữu âm để tránh bảo vệ những người gửi tiền không được bảo hiểm hợp pháp.

- Mở cửa lại ngay lập tức( có thể là trong những ngày làm việc tiếp theo) cho những ngân hàng lớn, cho phép Người gửi tiền được bảo vệ tiếp cận với tài khoản của họ vào ngày đến hạn với số tiền được bảo hiểm hoặc số tiền ước tính thu được, Người đi vay tiếp cận với số vốn tín dụng xác định cho vay.

- Tái tư nhân hóa ngay lập tức toàn bộ hoặc một phần vốn.

Việc thông qua bốn nguyên tắc cơ bản nói trên và cùng với cớ sở hạ tầng pháp lý cần thiết sẽ loại trừ hầu hết các vấn đề đại lý, hiệu ứng tiêu cức, sự mất mát về quỹ bảo hiểm và vấn đề hợp tác quốc tế.

Một phần của tài liệu Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong điều kiện Việt Nam hội nhập Kinh tế quốc tế Thực trạng và một số khuyến nghị ( Hoàng, Thị Hồng Quyên ) (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)