Năng lực tài chính và cơ chế hoạt động của BHTGVN

Một phần của tài liệu Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong điều kiện Việt Nam hội nhập Kinh tế quốc tế Thực trạng và một số khuyến nghị ( Hoàng, Thị Hồng Quyên ) (Trang 53)

a- Năng lực tài chính

Vốn hoạt động của BHTG Việt Nam được quy định trong Quyết định số 19/2008/QĐ-TTg bao gồm các loại vốn sau:

1. Vốn điều lệ là 5.000 tỷ đồng, do Ngân sách Nhà nước cấp; 2. Nguồn thu phí bảo hiểm tiền gửi (Quỹ dự phòng nghiệp vụ).

3. Vốn vay khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép.

4. Vốn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước (nếu có).

5. Các khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản.

6. Các loại quỹ: quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi.

7. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản cố định do Nhà nước cấp (nếu có).

8. Vốn khác.

b- Cơ chế hoạt động của BHTGVN căn cứ vào điều khoản tại Nghị định

89/1999/NĐ-CP và sau đó là nghị định 109/2005/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 89 về BHTG quy định như sau:

Cơ chế thành viên: Bắt buộc tất cả các tổ chức tín dụng hoặc không phải

là tổ chức tín dụng nhưng được phép thực hiện một số hoạt động ngân hàng phải theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng nhận tiền gửi đều phải tham gia BHTG

Đối tượng được BHTG: Là các cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh

nghiệp tư nhân và công ty hợp danh có tiền gửi tại các tổ chức nhận tiền gửi.

Tiền gửi được bảo hiểm: Tiền gửi bằng VNĐ của các nhân tại tổ chức

tham gia BHTG

Hạn mức chi trả tiền gửi được bảo hiểm: Bao gồm cả gốc lẫn lãi tối đa là

50 triệu VNĐ

Phí bảo hiểm tiền gửi do tổ chức tham gia BHTG nộp được quy định

0.15%/năm tính trên số dư tiền gửi bình quân.

Một phần của tài liệu Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong điều kiện Việt Nam hội nhập Kinh tế quốc tế Thực trạng và một số khuyến nghị ( Hoàng, Thị Hồng Quyên ) (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)