Hoàn thiện khung pháp lý về hoạt động BHTG tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong điều kiện Việt Nam hội nhập Kinh tế quốc tế Thực trạng và một số khuyến nghị ( Hoàng, Thị Hồng Quyên ) (Trang 90)

Như trên đã đề cập, luật BHTGVN đã ra đời, đang trong quá trình xây dựng thông tư hướng dẫn dưới luật, tuy nhiên luật BHTGVN chưa thật sự cụ thể hóa, để luật BHTG làm cơ sở pháp lý vững chắc cho các hoạt động BHTG VN cần quy định các điều luật phù hợp với điều kiện Việt nam, đáp ứng thông lệ quốc tế như sau:

- BHTGVN là một tổ chức tài chính độc lập, đặc biệt trong công tác quản trị điều hành, hoạt động theo mô hình giảm thiểu rủi ro.

- BHTGVN có các chức năng giám sát, kiểm tra, tiếp nhận xử lý, triển khai hệ thống phí điều chỉnh theo mức độ rủi ro

- Luật cần quy định cụ thể cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan

trong Mạng lưới an toàn tài chính, bao gồm: NHNN, Bộ Tài chính, Ủy ban chứng khoán, đồng thời quy định trách nhiệm chia sẻ hợp tác thông tin, phối hợp xử lý đổ vỡ đối giữa các cớ quan cso thấm ruqyeenf của các quốc gia khi một tổ chức ngân hàng xuyên biên giới đổ vỡ.

- Luật cần quy định Quy mô quỹ bảo hiểm tiền gửi, tỷ lệ “nguồn vốn, quỹ /tổng số dư tiền gửi được bảo hiểm” cần đạt được, và quy định cụ thể các giải pháp BHTGVN có thể thực hiện nhằm đạt được quỹ mục tiêu trong trường hợp nguồn vốn của BHTGVN bị thiếu hụt

- Luật cần quy định quyền áp dụng chế tài của BHTGVN đối với các trường hợp vi phạm các quy định của Luật BHTG, đảm bảo BHTGVN có thể triển khai hiệu quả các mảng nghiệp vụ.

- Đề nghị đưa điều khoản “Miễn trách” vào Luật BHTG. Điều khoản miễn trách quy định cho phép miễn trừ trách nhiệm của cán bộ BHTGVN trong trường hợp thực hiện các hoạt động với thiện ý.

Một phần của tài liệu Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong điều kiện Việt Nam hội nhập Kinh tế quốc tế Thực trạng và một số khuyến nghị ( Hoàng, Thị Hồng Quyên ) (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)